Ủy quyền công chứng
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      105
      Được cám ơn 57 lần trong 30 bài gởi

      Mặc định Ủy quyền công chứng

      Blogger: hoangthachlan

      Thời gian đăng: 27/07/2011
      Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/


      --------------------------------------------------

      Nghề mình mà 241 - Năm phát đạt của Cty công chứng

      Yêu cầu thực hiện lại việc ủy quyền theo chuẩn mực, tức là ủy quyền phải có công chứng hay chứng thực của chính quyền địa phương mà UBCK đang soạn thảo văn bản hướng dẫn có lẽ sẽ là chuyện nóng nhất trong tuần này, bởi vì kể từ tuần sau, tức là từ 01/08 các giấy ủy quyền cũ thiếu mộc công chứng sẽ bị coi là hết hiệu lực và khách hàng của nhiều cty CK sẽ gặp khó (chủ yếu ở khoản rút tiền/chuyển tiền). Theo tui biết thì đã có nhiều ý kiến phản hồi trực tiếp lẫn qua báo chí, tựu trung đây là (theo truyền thống) chủ trương đúng đắn nhưng vẫn còn 1 số bất cập, hay nói nôm na là chúng em luôn tuân theo tay chèo mát mái của bác chính quyền, nhưng trong lòng vẫn còn hơi … lăn tăn.

      Theo quan điểm của bên Pháp chế cty tui, ủy quyền công chứng là chủ trương rất chi là chuẩn, vì nó giúp NĐT ý thức đúng trách nhiệm của mình khi cho người khác mượn tài khoản để chơi chứng. Từ trước đến giờ, rất nhiều NĐT không nghĩ đến cái rủi ro nhỡ ra người được ủy quyền chơi chứng thua lỗ, mắc nợ hay làm bậy thì chính họ (chủ tài khoản = người đi ủy quyền) cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới, cũng phải trả nợ “giùm” cho kẻ kia. Trên chứng trường đang lùm xùm mấy vụ kẻ ăn ốc người đổ vỏ, quýt làm cam chịu… cũng chỉ vì 2 chữ ủy quyền này.

      Từ hơn 1 tháng cho đến hôm nay, thực tình thì vụ ủy quyền này không được những kẻ làm chứng như tụi tui góp ý nhiều như vụ GD ký quỹ, đơn giản vì tụi tui cũng không nghĩ xa được như bên Pháp chế. Tui cứ nghĩ là trước giờ 2 ông ngồi viết giấy ủy quyền cho nhau, bây giờ giữa hai ông đó xuất hiện thêm 1 ông thứ ba (công chứng viên) ngồi ngó chằm chằm xem hai ông đó có ký tá thật không, hay ông này phải ký do bị ông kia cầm súng gí vào lưng. Tưởng chỉ có vậy mà hóa ra không phải vậy. Đã có ông công chứng viên, thì hợp đồng công chứng phải theo… Luật công chứng (trước giờ có lẽ trong chứng trường chả mấy ai biết cái luật này), mà theo… Luật công chứng thì tùy từng trường hợp mà hai ông đó có thể phải dẫn theo 1 số bà con.

      Ví dụ: tui đang được ủy quyền chơi chứng trên tài khoản của bà cụ ở nhà, bây giờ nếu làm công chứng lại hợp đồng ủy quyền, tui phải đưa cụ bà đi gặp công chứng viên, và khi đi cụ bà phải… mời cả cụ ông đi cùng, vì theo Luật công chứng thì tài sản là chứng được hình thành trong thời gian hai cụ “chung chăn gối”, tức là tài sản chung nên cả hai cụ phải cùng ký trên hợp đồng ủy quyền. Trời ơi, cụ ông tui bây giờ chỉ ở nhà làm thơ vui thú điền viên, làm sao chịu nghe giảng thế nào là chứng với khoán, để rồi đồng ý đi ký cái quái quỷ gì cho con cháu? Ở trường hợp khác, giả sử tui được ủy quyền từ 1 chị vốn trước đây đẹp đôi với ai đó nhưng giờ người ấy lại biến đâu mất, thì bây giờ chị đó khi ủy quyền lại cho tui phải đi tìm thằng chả đến cùng ký trên hợp đồng. Cứ tạm nói vui rằng nhờ vụ này mà tình cũ không rủ cũng tới. Còn vài ví dụ nữa có thể kể ra nhưng tui dám chắc nếu bạn nghe thì sẽ lè lưỡi, lắc đầu bởi sao mà nó phức tạp thế.

      Nếu hiểu đúng và đủ như Luật công chứng thì tui cũng phải thừa nhận rằng vụ ủy quyền lại này là 1 bước tiến giúp thị trường minh bạch hóa và an toàn hơn cho cả NĐT lẫn … cty CK. Tuy nhiên, phải chăng do thói quen, do “hoàn cảnh xô đẩy” mà tính từ hôm qua, tức là ngày đầu tiên cty tui thông báo và tỏ ý giúp khách hàng tìm ông công chứng viên thì giúp được mỗi 2 trường hợp, còn ngoài ra thì theo như nhân viên báo cáo lại là khách hàng cứ nghe đến chuyện phải dẫn vợ đi cùng là né hết?

      Có lẽ cũng hợp lý thôi, từ trước đến giờ việc ủy quyền không hẳn là chuyện nhờ vả đầu tư, mà đơn giản là mượn CMND để mở nhiều tài khoản, để lách cái quy định cấm mua bán cùng phiên, cấm mở nhiều TK… khi lướt sóng. Nay thì Ủy ban đã cho mở tài khoản nhiều nơi, cho mua bán cùng phiên nên sẽ có nhiều NĐT chuyển sang đánh chứng trên chính tài khoản đứng tên mình mà không cần mượn danh kẻ khác, nhưng đối với những ai đang kẹt nợ cùng lúc trên nhiều tài khoản thì sẽ còn gặp khó khi muốn chuyển tiền/rút tiền và thu xếp nợ. Đối với cty CK cũng sẽ có rắc rối, không chặn quyền thì bị coi vi phạm quy định của UB, mà chặn quyền thì e là còn to chuyện hơn với khách hàng, thậm chí khách hàng còn có thể dùng cớ “chặn” đó mà phủi nợ margin. Chi nên tui nghĩ ủy quyền mới thì cứ theo TT74, còn làm lại ủy quyền cũ thì cũng cần có thời gian.

      Tui không biết các bác UB có lường trước sự phức tạp của việc lập hợp đồng ủy quyền qua công chứng nói trên hay không, chứ đối với nhiều cty CK, tui tin rằng không lường trước được. Do đó 1/8 là thời hạn tưởng xa (so với 1/6) nhưng lại thành quá gần, quá gấp rồi.

      5 tháng cuối năm nay có lẽ nhiều cty công chứng tư sẽ còn làm ăn phát đạt lắm. Cty tui mới ký với 1 cty, họ lấy hơn 100 ngàn 1 hợp đồng, nhưng nghe nói có nơi khác đang lấy 400, ngoài HN có cty chém hơn 1 triệu. Khiếp! Kiểu này có lẽ các cty công chứng sẽ còn sớm tăng giá nếu không có… quỹ bình ổn giá công chứng

    2. #2
      Ngày tham gia
      May 2009
      Bài viết
      1,760
      Được cám ơn 14 lần trong 13 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi So in love Xem bài viết
      Blogger: hoangthachlan

      Thời gian đăng: 27/07/2011
      Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/


      --------------------------------------------------

      Nghề mình mà 241 - Năm phát đạt của Cty công chứng

      Yêu cầu thực hiện lại việc ủy quyền theo chuẩn mực, tức là ủy quyền phải có công chứng hay chứng thực của chính quyền địa phương mà UBCK đang soạn thảo văn bản hướng dẫn có lẽ sẽ là chuyện nóng nhất trong tuần này, bởi vì kể từ tuần sau, tức là từ 01/08 các giấy ủy quyền cũ thiếu mộc công chứng sẽ bị coi là hết hiệu lực và khách hàng của nhiều cty CK sẽ gặp khó (chủ yếu ở khoản rút tiền/chuyển tiền). Theo tui biết thì đã có nhiều ý kiến phản hồi trực tiếp lẫn qua báo chí, tựu trung đây là (theo truyền thống) chủ trương đúng đắn nhưng vẫn còn 1 số bất cập, hay nói nôm na là chúng em luôn tuân theo tay chèo mát mái của bác chính quyền, nhưng trong lòng vẫn còn hơi … lăn tăn.

      Theo quan điểm của bên Pháp chế cty tui, ủy quyền công chứng là chủ trương rất chi là chuẩn, vì nó giúp NĐT ý thức đúng trách nhiệm của mình khi cho người khác mượn tài khoản để chơi chứng. Từ trước đến giờ, rất nhiều NĐT không nghĩ đến cái rủi ro nhỡ ra người được ủy quyền chơi chứng thua lỗ, mắc nợ hay làm bậy thì chính họ (chủ tài khoản = người đi ủy quyền) cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới, cũng phải trả nợ “giùm” cho kẻ kia. Trên chứng trường đang lùm xùm mấy vụ kẻ ăn ốc người đổ vỏ, quýt làm cam chịu… cũng chỉ vì 2 chữ ủy quyền này.

      Từ hơn 1 tháng cho đến hôm nay, thực tình thì vụ ủy quyền này không được những kẻ làm chứng như tụi tui góp ý nhiều như vụ GD ký quỹ, đơn giản vì tụi tui cũng không nghĩ xa được như bên Pháp chế. Tui cứ nghĩ là trước giờ 2 ông ngồi viết giấy ủy quyền cho nhau, bây giờ giữa hai ông đó xuất hiện thêm 1 ông thứ ba (công chứng viên) ngồi ngó chằm chằm xem hai ông đó có ký tá thật không, hay ông này phải ký do bị ông kia cầm súng gí vào lưng. Tưởng chỉ có vậy mà hóa ra không phải vậy. Đã có ông công chứng viên, thì hợp đồng công chứng phải theo… Luật công chứng (trước giờ có lẽ trong chứng trường chả mấy ai biết cái luật này), mà theo… Luật công chứng thì tùy từng trường hợp mà hai ông đó có thể phải dẫn theo 1 số bà con.

      Ví dụ: tui đang được ủy quyền chơi chứng trên tài khoản của bà cụ ở nhà, bây giờ nếu làm công chứng lại hợp đồng ủy quyền, tui phải đưa cụ bà đi gặp công chứng viên, và khi đi cụ bà phải… mời cả cụ ông đi cùng, vì theo Luật công chứng thì tài sản là chứng được hình thành trong thời gian hai cụ “chung chăn gối”, tức là tài sản chung nên cả hai cụ phải cùng ký trên hợp đồng ủy quyền. Trời ơi, cụ ông tui bây giờ chỉ ở nhà làm thơ vui thú điền viên, làm sao chịu nghe giảng thế nào là chứng với khoán, để rồi đồng ý đi ký cái quái quỷ gì cho con cháu? Ở trường hợp khác, giả sử tui được ủy quyền từ 1 chị vốn trước đây đẹp đôi với ai đó nhưng giờ người ấy lại biến đâu mất, thì bây giờ chị đó khi ủy quyền lại cho tui phải đi tìm thằng chả đến cùng ký trên hợp đồng. Cứ tạm nói vui rằng nhờ vụ này mà tình cũ không rủ cũng tới. Còn vài ví dụ nữa có thể kể ra nhưng tui dám chắc nếu bạn nghe thì sẽ lè lưỡi, lắc đầu bởi sao mà nó phức tạp thế.

      Nếu hiểu đúng và đủ như Luật công chứng thì tui cũng phải thừa nhận rằng vụ ủy quyền lại này là 1 bước tiến giúp thị trường minh bạch hóa và an toàn hơn cho cả NĐT lẫn … cty CK. Tuy nhiên, phải chăng do thói quen, do “hoàn cảnh xô đẩy” mà tính từ hôm qua, tức là ngày đầu tiên cty tui thông báo và tỏ ý giúp khách hàng tìm ông công chứng viên thì giúp được mỗi 2 trường hợp, còn ngoài ra thì theo như nhân viên báo cáo lại là khách hàng cứ nghe đến chuyện phải dẫn vợ đi cùng là né hết?

      Có lẽ cũng hợp lý thôi, từ trước đến giờ việc ủy quyền không hẳn là chuyện nhờ vả đầu tư, mà đơn giản là mượn CMND để mở nhiều tài khoản, để lách cái quy định cấm mua bán cùng phiên, cấm mở nhiều TK… khi lướt sóng. Nay thì Ủy ban đã cho mở tài khoản nhiều nơi, cho mua bán cùng phiên nên sẽ có nhiều NĐT chuyển sang đánh chứng trên chính tài khoản đứng tên mình mà không cần mượn danh kẻ khác, nhưng đối với những ai đang kẹt nợ cùng lúc trên nhiều tài khoản thì sẽ còn gặp khó khi muốn chuyển tiền/rút tiền và thu xếp nợ. Đối với cty CK cũng sẽ có rắc rối, không chặn quyền thì bị coi vi phạm quy định của UB, mà chặn quyền thì e là còn to chuyện hơn với khách hàng, thậm chí khách hàng còn có thể dùng cớ “chặn” đó mà phủi nợ margin. Chi nên tui nghĩ ủy quyền mới thì cứ theo TT74, còn làm lại ủy quyền cũ thì cũng cần có thời gian.

      Tui không biết các bác UB có lường trước sự phức tạp của việc lập hợp đồng ủy quyền qua công chứng nói trên hay không, chứ đối với nhiều cty CK, tui tin rằng không lường trước được. Do đó 1/8 là thời hạn tưởng xa (so với 1/6) nhưng lại thành quá gần, quá gấp rồi.

      5 tháng cuối năm nay có lẽ nhiều cty công chứng tư sẽ còn làm ăn phát đạt lắm. Cty tui mới ký với 1 cty, họ lấy hơn 100 ngàn 1 hợp đồng, nhưng nghe nói có nơi khác đang lấy 400, ngoài HN có cty chém hơn 1 triệu. Khiếp! Kiểu này có lẽ các cty công chứng sẽ còn sớm tăng giá nếu không có… quỹ bình ổn giá công chứng



      Lỡm ! công với chả chứng , ngồi ko chẳng biết làm gì thì vẽ chuyện , giờ toàn GD online , chuyển tiền cũng online , ủy quyền như lúc trước nó còn ko cần , có thêm cái ủy quyền thì càng dễ bị sờ gáy , làm làm đách gì nhỉ ???
      Hãy biết cách mỉm cười khi buồn bã !

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 3 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 3 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình