Khi thị trường chứng khoán suy giảm, mọi người vẫn đang rất kỳ vọng cho sự phục hồi về giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên điều đó không thành hiện thực khi yếu tố niềm tin vào thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Đó như là điều tất yếu khi vấn đề cốt lõi Kinh tế vĩ mô đang trở thành thách thức nghiêm trọng, hướng giải quyết như thế nào vẫn chưa rõ.


Căn bệnh thứ nhất


Hiểm họa bấy lâu nay chính là sự dung dưỡng đầu tư công. Đầu tư công không hiệu quả, thất thoát và không đúng nơi tạo ra hàng hóa chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, chỉ số ICOR cao hàng dầu thế giới khiến lạm phát trở nên căng thẳng trong nhiều năm quaMặc dù nghị quyết 11 đưa ra kèm theo việc cắt giảm đầu tư công tuy nhiên theo những báo cáo gần đây, đầu tư công chưa giảm như mục tiêu ? Đầu tư 6 tháng đầu năm 2011 vẫn ở mức cao trên dưới 40% GDP. Đầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng lớn và mới chỉ giảm 3%. Chính sách tài khóa vẫn chưa được triển khai quyết liệt để kiềm chế lạm phát.


Bất động sản giá cao


Có thể nói, một điều mà khiến cho thị trường bất động sản VN khác hẵn với các nền kinh tế khác trên thế giới đó là các chính sách ủng hộ bất động sản giá cao đã trở thành một vấn nạn lớn cho nền kinh tế. Minh chứng chính là Thử hình dung đa số các doanh nghiệp lớn trên sàn chính là các đại gia bất động sản hoặc liên quan đến bất động sản. Thật nguy hiểm khi toàn bộ nguồn lực nền kinh tế lại tập trung vào bất động sản và những nơi không tạo ra hàng hóa hoặc lưu thông hàng hóa chậm. Vậy còn đâu vốn để phát triển nâng cao sản suất, năng lực sản xuất không được phát triển tương xứng khiến VN vốn là nơi xuất khẩu lương thực, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu luôn phải đối phó với giá cả hàng hóa tăng cao, lạm phát hoành hành. Và theo quy luật, bất động sản củng phải đến lúc thoái trào, đó là lúc hệ lụy của nó tác động lớn đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán.


Phụ thuộc quá lớn vào tín dụng


Sự ổn định kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào khả năng kiềm chế đà tăng trưởng tín dụng của chính phủ, và còn quá sớm để khẳng định tình hình kinh tế Việt Nam đã được cải thiện. Hiện nay, trên các mặt báo, đâu đâu củng thấy doanh nghiệp kêu than thiếu vốn, lãi suất quá cao liệu điều này có làm chính phủ lung lay mất kiên định trong việc điều hành chính sách.
Trong nền kinh tế mà một hệ thống đã quen với tín dụng tăng mạnh, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả lại ít, chính sách tiền tệ lúc thắt lúc mỡ liên tục đễ đối phó với lạm phát lúc nào củng có nguy cơ bùng phát thì thị trường chứng khoán chưa biết bao giờ mới thực sự phát triển ổn định. Hiện lạm phát đang tăng quá nhanh, So với đầu năm chỉ số lạm phát đã tăng 14,46% và còn khã năng tăng cao hơn nữa nếu như tín dụng được mở nút. Nếu không có nhiều đổi mới, chắc chắn trong vòng 3 – 4 năm nữa thị trường chứng khoán VN củng sẽ tiếp tục diễn biến giống như trong vòng hai năm lại đây, không có sự ổn định mà chỉ nhích lên rồi lại sụt xuống.



Do vậy, nếu cứ tiếp tục với thị trường chứng khoán chỉ bằng niềm tin, nó có thể nó sẻ tiếp tục bào mòn túi tiền của chúng ta. Thay vào đó đầu tư chứng khoán lúc này chỉ có thể là một kiểu đầu tư lướt sóng, và chỉ thích hợp với một nhóm người vừa nhạy bén vừa nắm thông tin.