Threaded View
-
22-07-2011 11:46 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Phân loại tín dụng: Kết quả và hiệu quả!
Phân loại tín dụng: Kết quả và hiệu quả!
Chặng đầu của hành trình “siết” tín dụng phi sản xuất theo Chỉ thị 01/CT-NHNN đã khép. Các tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn còn hơn nửa đường phía trước để hoàn tất lộ trình này theo yêu cầu đề ra. Kết quả bước đầu đã có. Nhưng kết quả có song hành cùng hiệu quả?
Hơn nửa tháng kể từ 30/6, thời điểm đợt đầu các TCTD phải báo cáo kết quả về cân đối dư nợ phi sản xuất đã trôi qua. Ngày 1/7, khi các TCTD có tỉ trọng vượt “khung” sẽ chính thức bị áp chế tài tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc và các biện pháp hạn chế kinh doanh khác, cũng gần kề. Nhưng danh tính 9 TCTD dự kiến bị áp chế tài này vẫn chưa được công khai. Trên website của NHNN, không có bất kỳ công văn, văn bản nào đề cập đến tên các TCTD đó. Mặc dù, báo giới vẫn thông tin Thống đốc NHNN sẽ không khoan nhượng.
Công khai danh tính, chuyện có dễ?
Có vẻ công khai danh tính các TCTD bị NHNN áp tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc không phải là chuyện “muốn mà làm ngay”. Một nguồn tin cho biết hiện các nhà quản lý đang cân nhắc vấn đề này. Cân nhắc là cần, bởi dư luận chưa quên sự việc gây nhiều tranh cãi, phản ứng khi Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bạc Liêu công khai danh tính các DN có nợ vay tại các NH từ 10 tỉ đồng trở lên hồi đầu năm 2011, mặc dù việc công khai của ông giám đốc kia được cho là đúng luật. Và việc công khai danh tính các TCTD bị áp chế tài, không chỉ đúng luật, đúng thẩm quyền của NHNN, mà còn thể hiện uy tín “nói được làm được” của người đứng đầu hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, là để tránh tình trạng không công khai, minh bạch trong hoạt động của một hệ thống lại cần nhất là sự công khai và minh bạch.
Nhưng, nói như một chuyên gia tài chính, thời điểm hiện nay, đối với bất kỳ mong muốn công khai danh tính của các tổ chức có liên quan, hay dính líu đến các cụm từ như “nợ vay”, “sắp phá sản”, “tín dụng không minh bạch”, “thiếu quản trị rủi ro”, “bị tăng dự trữ bắt buộc gấp đôi”... là bao gồm những chủ đề hết sức nhạy cảm với sinh mệnh của DN, tổ chức đó, thì sự việc Bạc Liêu nói trên hẳn vẫn còn “nóng hổi”.
“Riêng với các NH, theo vị chuyên gia, việc công khai danh tính các tổ chức bị áp chế tài cũng tương tự như một “thông cáo” hay “yết thị” chung đến “bàn dân thiên hạ” về mức độ khó khăn thanh khoản của NH đó. Chẳng NH nào mong khách hàng nhận biết điều này. Mặt khác, khó khăn của NH này cũng sẽ dắt dây đến khó khăn của NH kia, như một đám cháy bắt đầu từ một ngôi nhà nhưng chưa hẳn nhà hàng xóm sẽ bình yêu vô sự”. Những TCTD vượt “khung” về tỉ lệ tín dụng phi sản xuất thường là tổ chức nhỏ, vốn yếu về thanh khoản nên khi bị áp dự trữ bắt buộc gấp đôi, họ sẽ càng gặp khó khăn hơn và sẽ đối phó bằng cách tăng lãi suất cho vay lên cao hoặc tiếp tục huy động vượt trần.
Kết quả song hành hiệu quả?
Câu hỏi đặt ra là liệu 9 TCTD này sẵn sàng khởi động một cuộc đua lãi suất huy động mới để giải quyết thanh khoản ? Cần lưu ý là trong quý 2/2011, đỉnh điểm của lãi suất huy động vượt trần lên tới 20-22%, có thể thấy không ít NH lớn tuy dư thanh khoản nhưng cũng không khước từ chạy đua huy động vốn. Và khi danh tính của 9 TCTD bị chế tài vẫn còn trong vòng “nội bộ”, thì nếu một cuộc đua lãi suất tái bùng phát, khó hi vọng người có tiền biết tự chọn địa chỉ gửi tiết kiệm ngân hàng. Cơ sở để giảm thiểu nguy cơ chạy đua mang tính hệ thống, phải chăng, lại sẽ là những biện pháp can thiệp hành chính mạnh tay khác ?
Những TCTD vượt “khung” về tỉ lệ tín dụng phi sản xuất thường là tổ chức nhỏ, vốn yếu về thanh khoản. Nên khi bị áp dự trữ bắt buộc gấp đôi, họ sẽ càng gặp khó khăn hơn.
Tính đến ngày 10/6, theo số liệu thống kê của NHNN, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,05% so với cuối năm 2010, trong đó, tín dụng VND tăng 2,72%; tín dụng bằng ngoại tệ tăng 22,21%; tín dụng ngắn hạn tăng 6,17%, tín dụng trung và dài hạn tăng 7,66%. Đáng chú ý là dư nợ tín dụng lĩnh vực sản xuất tăng 10,97% so với cuối năm 2010 chiếm tỉ trọng 83% tổng dư nợ, còn dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46% chiếm tỉ trọng 16,92% tổng dư nợ. Trên thực tế, mấy ai dám chắc với mức tăng 10,97%, có bao nhiêu phần trăm dư địa đã thực sự rót vào sản xuất, khi tình trạng đảo nợ, chuyển đổi mục đích sử dụng tín dụng để ký kết lại hợp đồng vay vốn mới... không còn là chuyện mới ?
Trong một cuộc hội thảo, nhiều hội viên của Hội DN TP HCM đều bức xúc nói với DĐDN, nguy cơ thường trực của họ là rơi vào hai trường hợp chịu những tác động từ tín dụng NH, như: Được NH ký kết hợp đồng bảo lãnh tín dụng, khởi công dự án xong xuôi, NH rút vốn và DN “chết”; hoặc hợp đồng tín dụng ký kết theo hình thức thả nổi lãi suất, nhưng “thả nổi” đến mức độ liên tục điều chỉnh tăng, DN không trả được cả gốc lẫn lãi đúng hạn, chịu phạt. Cũng “chết”. Trong khi đó thì NH vẫn báo lãi, mà lại lãi cao.
Dường như bức xúc của DN không chỉ vấn đề phân phối lợi nhuận hay sự đi ngược với quy luật tiền – hàng trong nền kinh tế nói chung. Cũng theo Hiệp hội DN TP HCM, ngoài 30% DN đã báo cáo phá sản thông qua cơ quan thuế trong 6 tháng đầu năm, đến nay, vẫn chưa thể xác định được có bao nhiêu phần trăm DN nữa đã “rút vào im lặng”. Và chừng nào chưa có sự thống kê được những con số thực tiễn đó, thì mọi kết quả phân loại tín dụng cũng chưa thể nói lên điều gì.
Lê Mỹ
diễn đàn doanh nghiệp
Xem bài viết: Phân loại tín dụng: Kết quả và hiệu quả!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Sử dụng đường phân kỳ, đường xu hướng TREND LINE và FIBONACCI trong xây dựng hệ thống trading hiệu quả
By BantinForex in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 15Bài viết cuối: 12-08-2015, 12:31 AM
Bookmarks