Threaded View
-
21-07-2011 09:24 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Lạm phát 2011 trước áp lực tăng giá thực phẩm
Lạm phát 2011 trước áp lực tăng giá thực phẩm
(Vietstock) – Theo dự báo của FAO, tốc độ tăng trưởng sản lượng nông nghiệp toàn cầu chỉ vào khoảng 1.7%/năm trong những năm tới, giảm mạnh so với bình quân 2.6%/năm trong thập kỷ trước; và giá cả thực phẩm sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
Nhóm Thực phẩm kéo CPI tháng 7/2011 tăng mạnh
Sau hai tháng giảm tốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2011 tại những thành phố lớn đã tăng trở lại.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7 tại Hà Nội tăng 1.32% so với tháng 6; trong đó CPI của nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng lên tới hơn 2.6%. Trong nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, Thực phẩm tiếp tục tăng khá mạnh đến 3.74% trong tháng 7.
Tại TPHCM, CPI của tháng 7 cũng đã tăng tốc trở lại ở mức 1.07%. Đà tăng giá lần này chịu tác động mạnh từ các nhóm hàng hóa có trọng số lớn như Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, May mặc, mũ nón và giầy dép, Thiết bị và đồ dùng gia đình với mức tăng đều trên 1%.
Trong nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, CPI Thực phẩm đã tăng tới 1.92%, Ăn uống ngoài gia đình tăng 2.63% và Lương thực tăng 0.35%. Theo tính toán của chúng tôi, mức tăng giá của các nhóm này góp phần đưa CPI nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống của TPHCM tăng hơn 1.7%.
Có thể thấy với trọng số lớn nhất, đà tăng giá mạnh của nhóm Thực phẩm đã đóng góp đáng kể vào sự gia tăng của nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống nói riêng và chỉ số giá tiêu dùng nói chung tại hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM.
Ở một số tỉnh thành khác, sự tăng giá của nhóm thực phẩm cũng có dấu hiệu sẽ đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 duy trì ở mức cao.
Ước tính mới nhất của Vietstock cho thấy CPI tháng 7 của cả nước có thể sẽ tăng vào khoảng 1.2% so với tháng 6. Với số liệu này, CPI tháng 7 cả nước sẽ tăng 14.65% so với đầu năm 2011 và tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước.
Áp lực lạm phát từ giá thực phẩm thế giới tăng cao
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), giá thực phẩm thế giới thông qua chỉ số FFPI từ tháng 6/2010 đã có sự gia tăng đột biến sau hơn 1 năm tương đối ổn định và đạt đỉnh ở mức 237.7 điểm vào tháng 2/2011. Xu hướng tăng giá đã chững lại trong những tháng gần đây, nhưng vẫn đứng ở mức kỷ lục trên 230 điểm. Chỉ số giá thực phẩm thế giới tháng 6 đã lên 233.8 điểm, tăng hơn 1% so với tháng 5.
Thời tiết không thuận lợi là nguyên nhân chính gây ra sự thiếu hụt các nguồn cung ứng thực phẩm và kéo theo đó là sự tăng giá mạnh mẽ. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của giá cả thực phẩm như thảm họa thiên nhiên ở Nhật Bản, sự bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia, giá dầu tăng mạnh và tình trạng không ổn định kéo dài của hệ thống tài chính toàn cầu.
Theo dự báo của FAO, tốc độ tăng trưởng sản lượng nông nghiệp toàn cầu chỉ vào khoảng 1.7%/năm trong những năm tới, giảm mạnh so với bình quân 2.6%/năm trong thập kỷ trước; và giá cả thực phẩm sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
Trong khi đó, nhu cầu tăng cao của nhóm thực phẩm trên toàn thế giới trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đẩy giá cả hàng hóa này tăng cao. Với sự tương quan khá lớn (biểu đồ), điều này sẽ gây sức ép lên giá cả thực phẩm ở thị trường trong nước trong những tháng tới.
Các vấn đề nội tại của nền kinh tế trong nước như giá nguyên liệu đầu vào tăng, lãi suất cao cũng là những lý do khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Từ đó, nguồn cung thực phẩm bị sụt giảm và gây sức ép tăng giá lên nhóm hàng này.
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương “tăng cường công tác quản lý giá cả thị trường, chỉ đạo và tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, tăng cường quản lý việc xuất khẩu lương thực, thực phẩm…”
Có thể hiểu rằng, trước những diễn biến phức tạp của giá cả hàng hóa, mục tiêu kiềm chế lạm phát đã được Chính phủ đặt lên hàng đầu và chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục thắt chặt thận trọng để phục vụ mục tiêu này.
Theo tính toán của Vietstock, tính đến đến tháng 7 chỉ số giá tiêu dùng cả nước đã tăng khoảng 14.65% so với cuối năm 2010. Như vậy, với chỉ tiêu lạm phát cuối năm 2011 ở mức 17%, CPI trong 5 tháng còn lại chỉ được tăng hơn 2% - đây là một nhiệm vụ rất khó khăn.
Chúng tôi cho rằng trước diễn biến tiếp tục tăng cao của giá thực phẩm thế giới, CPI những tháng cuối năm có thể tăng trong khoảng 0.6 – 0.9% mỗi tháng. Như vậy, lạm phát cả năm 2011 sẽ dao động trong khoảng 18 – 20%.
Thân Hoàng Dung
Xem bài viết: Lạm phát 2011 trước áp lực tăng giá thực phẩm
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Giá thực phẩm tăng chóng mặt vì thương nhân Trung Quốc?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 13-07-2011, 10:31 AM -
Giá thực phẩm tăng mạnh, khó giữ CPI tháng 7 dưới 1%
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 5Bài viết cuối: 07-07-2011, 09:25 AM -
Lạm phát thực và ảo
By thienchien in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 24-12-2010, 08:31 AM -
Cty CP chế biến lâm sản và thực phẩm Yên Bái cơ hội ở phía trước
By manhthuong in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-12-2007, 01:58 PM
Bookmarks