Tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2011
      Bài viết
      33
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán

      Tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán

      () - Thị trường đón nhận khác nhau về thông tin Sacombank – STB phòng thủ trước khả năng bị thâu tóm qua sàn. Phía DN, đó là sự cảnh báo về mối nguy bị “sóng ngầm” thâu tóm đánh úp. Phía các nhà đầu tư, đó lại là tín hiệu cho thấy dòng tiền ngoài thị trường vẫn còn rất dồi dào.
      Liên tục trong hơn một tháng qua, thanh khoản trên hai sàn chứng khoán VN đã về mức rất thấp. Có thể nói là dù áp lực cổ phiếu giải chấp không còn nặng nề như trước 30/6, nhưng thị trường cũng chưa vì thế mà sáng sủa hơn. Khi thị trường “khát”

      Dấu hỏi về cổ phiếu còn trong vòng giải chấp vẫn ở phía trước, bởi các tổ chức tín dụng đang phải kéo dư nợ tín dụng phi sản xuất về dưới 16% vào cuối năm nay. Theo một chuyên gia, 9 tổ chức tín dụng bị áp tăng dự trữ bắt buộc gấp đôi do không đáp ứng được lộ trình đề ra của yêu cầu này, cũng sẽ tăng... gấp đôi áp lực thu hồi các khoản nợ chứng khoán, bất động sản. Mặt khác, khi NHNN đã “mở” lối cho các tổ chức tín dụng được dỡ bỏ chế tài trở về nguyên trạng cũ vào bất cứ thời điểm nào nếu đạt tỉ lệ tín dụng dư nợ phi sản xuất ở mức yêu cầu, thì chắc chắn các tổ chức đó sẽ còn ráo riết hơn trong việc giải quyết nốt món nợ phi sản xuất.

      Về phía các tài khoản cá nhân, việc thêm tiền lúc này là rất hạn hẹp - trưởng phòng phân tích một Cty chứng khoán (CTCK) cho hay. Theo vị này, trong gần ba tháng qua, hơn 1/4 tài khoản tại nhiều CTCK có hội sở tại TP HCM đã “rơi rụng toàn phần”. Nhiều tài khoản là của các NĐT ủy thác cho CTCK đầu tư, hoặc của chính các môi giới, nhân viên thuộc các định chế trung gian. Đặc biệt, đợt tăng giá ngắn ngủi và bất ngờ của hai sàn vào đầu tháng 6 đã “tiêu nốt” những khoản tiền tích lũy hay vay mượn được của các NĐT muốn “vớt đáy”, khiến họ bị “kẹp hàng” sau đó. Ước vọng cải thiện thanh khoản càng lúc càng lùi xa.

      Trong một thị trường “khát nước” thì “nguồn nước” nào cũng quý. Huống gì “nguồn nước” đã rót vào gom mua STB, dựa trên con số “đồn đoán” lẫn ước tính của các chuyên gia, là không hề nhỏ. Ít nhất, nó cũng khuấy động khối lượng lớn giao dịch ở mã cổ phiếu này trong những phiên gần đây.

      DN tốt, cổ phiếu rẻ


      Nếu xét nguyên lý cơ bản là dòng tiền luôn vận động chảy về chỗ trũng, thì mặc nhiên thông tin có nhóm NĐT gom mua cổ phiếu STB khối lượng lớn được hiểu theo hai nghĩa: cổ phiếu STB đang được nhà đầu tư kỳ vọng cao; và với những DN có triển vọng tốt, thì dòng tiền không bao giờ khước từ. Nhưng, tại sao nhiều DN trên sàn, có triển vọng kinh doanh tốt, các chỉ số đầu tư đều hấp dẫn, mà thị giá vẫn rẻ ? Và, không mấy ai mua ?

      Để trả lời câu hỏi đó, có lẽ cần phải nhìn vào kỳ vọng của những... “ông chủ”, và nhìn vào bức tranh kinh tế vĩ mô – cơ sở của kỳ vọng.

      Last edited by KENDIZONE; 20-07-2011 at 11:19 AM. Lý do: Vui lòng không Spam quảng cáo

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. 10 phát ngôn bất hủ trên thị trường chứng khoán
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 16-06-2011, 09:41 AM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-11-2010, 02:26 PM
    3. Trả lời: 5
      Bài viết cuối: 14-12-2009, 11:13 AM
    4. Nhận diện các ẩn số trên thị trường chứng khoán
      By VFinance in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-10-2009, 04:41 PM
    5. Mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới
      By buiducminh2000 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 23-03-2006, 11:00 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình