Threaded View
-
14-08-2009 10:54 AM #11
Member- Ngày tham gia
- Sep 2008
- Bài viết
- 437
- Được cám ơn 10 lần trong 9 bài gởi
Re: HNG MÙA XÂY DỰNG
Thợ hồ “mùa xây dựng” - Bài 2: Mánh mung đời thợ
[table]
[/table]
13/08/2009 18:59
[table]
Ốp đá hoàn thiện mặt tiền - Ảnh: H.Nam
[/table]
“Cò” báo
Chưa tin rằng vào thời điểm này kiếm thợ hồ khó như vậy, chúng tôi tự tách ra đi tìm chứ không dựa vào những hiểu biết và quan hệ của những người thợ đã gặp. Mua một tờ báo có chuyên trang quảng cáo mảng xây dựng, sửa chữa. Hóa ra, thợ hồ cũng tự đăng quảng cáo nhan nhản, nội dung rất hấp dẫn, đọc xong bảo đảm ai kẹt thợ sẽ mê liền.
Chúng tôi quan tâm đến nhiều mẩu quảng cáo hấp dẫn như “có thợ miền Trung, giỏi nghề, trung thực” hay như “bảo hành dài hạn, không ứng tiền trong thời gian thi công” hay như “không ngại xa, ít cũng nhận”... Rất tha thiết, tận tình. Bốc điện thoại, gọi một số cảm thấy quảng cáo “dễ thương” nhất, nhận ra người chủ đang ở công trường, tiếng đập phá, cưa xẻ ầm ầm... “Đang kẹt rồi, không đi được”. Người chủ dập máy ngay, không cho tôi nói thêm câu thứ hai. Gọi đến số thứ hai, thứ ba, đều nhận được những câu trả lời tương tự. Và họ trả lời rất lạnh nhạt, khác với những nội dung dễ thương, mời gọi.
Nhưng kiên nhẫn gọi, chúng tôi đã gặp được một nhóm khác - không kẹt việc, ăn nói thật sự dễ thương. Trong số này, ai nấy đều nhiệt tình xin địa chỉ nhà, hẹn tới khảo sát, báo giá ngay... Trước khi chia tay còn “thòng” lại “anh là chủ nhà hay bên công ty xây dựng vậy”. Được biết, người gọi là chủ nhà, họ hào hứng hơn, hẹn gặp liền. Anh bạn tên Khanh là dân thầu xây dựng đi cùng cười khẩy “cứ thử đi” một cách rất khó hiểu khiến tôi chột dạ.
Những tay “buôn” công trình
Chúng tôi hẹn gặp để “thảo luận trước” với một người đăng quảng cáo tên Bình. Anh này cầm bản vẽ dúi vô tay người đi cùng rồi chốc chốc lại chạy ra ngoài, nghe điện thoại của ai đó nhờ sửa nhà, sửa cửa... Ngắm nghía một hồi cái bản vẽ dày cả chục trang, có vẻ quá sức hiểu biết của mình, “ông anh” đi cùng này trả lại cho Bình: “Cái này phải qua coi thực tế mới được”. Bình thì liên hồi phân bua: “Ông anh này làm cùng, mai là có thợ xuống, đảm bảo anh làm đẹp, thợ giỏi...”. Khanh khều tôi: “Nó không có người, không biết làm đâu, dẹp đi!”. Có vẻ như đã bị “bắt bài”, anh em Bình leo lên xe máy, bình thản chạy thẳng, coi như không chuyện gì xảy ra.
Đến người thứ hai, chúng tôi gặp một tay “nổ” vung trời: “Nhà gì anh cũng xây được tuốt, cái này (bản vẽ) làm khỏe re, hai tháng bao xong, thợ thuyền mai làm anh kéo xuống chục đứa, đánh tốc hành cho em...”. Khi Khanh hỏi thử vài câu về kết cấu móng, cột, quy cách xây dựng căn bản, tay này gạt phắt đi: “Quan trọng gì em, miễn xây đẹp, chắc cho em là được. Làm sai anh sửa không tính phát sinh...”. Tay thợ này già sọm, má hóp môi thâm, mắt đen sì, có kinh nghiệm một chút sẽ phát hiện hắn xì-ke bởi mình mẩy phát ra cái mùi rất đặc trưng của dân nghiện.
Khanh lắc đầu chán nản: “Đã nói rồi, đừng tốn công, thợ thuyền gì bọn này mà kêu, hên là nó chưa biết nhà đó”. Ông bạn phân tích: “Nên nhớ, thợ giỏi, thợ đàng hoàng giờ làm không hết việc, cần chi quảng cáo. Tụi này là “cò”, nhận hợp đồng về khoán lại, ông ký với nó là chết...”. Theo Khanh thì đó là một thực tế của cả ngành xây dựng chứ chẳng riêng gì mấy tay “cò” tầm thấp này: “Tụi nó có chút đầu óc kinh doanh, biết chút nghề, muốn làm “cai”, làm giàu trên mồ hôi nước mắt thợ, thế thôi”.
“Cai” và luật im lặng
Không giống như những công ty, cơ sở hay những nhóm thợ có chức năng pháp nhân, giấy phép hành nghề rõ ràng - thợ hồ làm chui có những luật lệ và quy tắc hoạt động riêng, chỉ trong nghề mới hiểu. Về mặt tổ chức, người đứng đầu nhóm thợ được gọi là “cai”. “Cai” là người có quyền lực nhất trong nhóm, “cai” là cha là mẹ, nói gì thợ - phụ phải nghe, “cai” làm gì có lỡ sai cũng không được nói, càng tuyệt đối không được nói ra những sai phạm trong quá trình thi công cho nhà thầu hoặc chủ nhà biết. Đó là điều cấm kỵ.
Vì không tìm qua các công ty đàng hoàng, cũng không chịu nghe lời anh em - anh Tiến ở Thủ Đức (TP.HCM) tự mình tìm thợ hồ qua báo. Một tay “cai” tìm tới tận nhà anh, ký hợp đồng viết tay, lúc đầu rất nhẹ nhàng, lịch sự. Sau giai đoạn này, “cai” cho người mang đồ nghề đến để trong nhà, đưa người xuống thi công nhỏ giọt. Hằng tuần, hằng tuần, anh Tiến đều hối “sao có ít người làm vậy” thì “cai” tìm mọi cớ để thoái thác, câu giờ, hỏi đám thợ, ai cũng nín thinh. Sau này, anh Tiến mới biết ngay từ đầu, hợp đồng của mình đã bị bán cho một nhóm thợ khác. Trước khi làm tại đây, nhóm thợ này đã bị “bịt mồm” không được nói ra chuyện làm ăn này.
Trong quá trình thi công thì nảy ra đủ thứ việc: thợ đói, thợ khát, thợ mè nheo đòi tiền cà phê... thì đều đến tai anh Tiến, anh Tiến lo. Nhưng hễ có kêu chỉnh sửa, góp ý xây lại chỗ này chỗ kia... thì đám thợ đều lặng thinh không làm theo, “có gì hỏi “cai”, tôi chỉ làm thuê, không biết”... Càng nhịn thì càng bức xúc. Đến mức không thể chịu nổi, anh Tiến nghe theo lời giám sát, cho “cai” này nghỉ. Tiền công vẫn phải trả đủ dù cho những sai phạm trong quá trình thi công nhóm thợ này không hề khắc phục hay trừ lại tiền công cho anh Tiến.
Câu giờ, chạy “show”
Buộc lòng cắt hợp đồng với nhóm thợ này, anh Tiến còn gặp khó khăn hơn khi kêu tiếp nhóm thợ khác: Khi nhắc đến công trình đang làm dang dở, hoặc đã đến tận nơi khảo sát... các nhóm thợ sau đều tìm cách thoái thác một cách tế nhị. Chỉ đến khi nhờ tới một công ty xây dựng đàng hoàng, anh Tiến mới vỡ lẽ ra được một điều: Thợ hồ rất ngại, thậm chí kiêng cữ trong việc nhận lại công trình dang dở. Thứ nhất, họ sợ nhóm thợ trước quay lại đánh lộn vì tội... cướp công trình. Sau đó là sợ, nghi ngờ những cái “dớp” trước đây như công trình đã từng xảy ra tai nạn, đánh lộn, xung đột về tiền nong... nên thợ cũ mới bỏ đi.
Có một ám hiệu, có thể coi như là một lời cảnh cáo: Nếu công trình dang dở, nhóm trước đã bỏ đi nhưng còn để lại một số đồ nghề, nhóm sau đến, thấy như vậy chắc chắn chột dạ, không thể nhận công trình, đề phòng bất trắc.
***
Không hẳn tất cả những thợ hồ làm ăn riêng lẻ đều nằm trong những trường hợp trên. Và không phải thợ hồ nào cũng mắc phải những thói xấu, mánh lới như vậy. Theo những người có kinh nghiệm trong nghề thì tốt nhất vẫn nên chọn những công ty, cơ sở có chức năng xây dựng, có đội thi công đàng hoàng để đặt niềm tin. Tiền công có thể mắc hơn tìm thợ riêng lẻ bên ngoài nhưng lại đem đến sự đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình... Trường hợp xây dựng, sửa chữa nhỏ lẻ, nếu tìm thợ ngoài thì chủ đầu tư cũng nên thận trọng xem xét, tìm hiểu xuất xứ, tay nghề, đạo đức của thợ trước, đồng ý rồi mới ký hợp đồng chặt chẽ, đàng hoàng.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
TLT - Lợi nhuận cao, sắp chia thưởng cổ phiếu
By giahuy in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 3081Bài viết cuối: 24-07-2009, 07:25 AM -
CJC - Cổ phiếu siêu hiếm, Lợi nhuận khủng bị lãng quên
By beartrap68 in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 22Bài viết cuối: 19-06-2009, 06:31 AM -
CMC lợi nhuận khủng từ Quy II.Lên tàu mau keo hêt hàng!
By traikinhbac in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 4Bài viết cuối: 04-06-2009, 07:53 AM
Bookmarks