Threaded View
-
12-07-2011 08:26 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Vì lẽ gì đi “thâu tóm” một ngân hàng?
Vì lẽ gì đi “thâu tóm” một ngân hàng?
(Vietstock) – Đặt một chân vào Hội đồng quản trị hay Ban điều hành có thể giúp nắm được các thông tin điều hành, chiến lược kinh doanh và từng “đường đi nước bước” của ngân hàng.
* Chủ tịch Đặng Văn Thành lên tiếng trước đồn đại Sacombank bị “thâu tóm”
Đã có những thông tin chính thức từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (HOSE: STB) về những thảo luận liên quan đến việc mua lượng lớn cổ phiếu/thâu tóm. Trong đó, đáng chú ý là Ngân hàng này cho rằng “nếu có nhà đầu tư mua vào và nắm giữ khối lượng lớn cổ phần thì chứng tỏ họ tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng”.
Ngoài lý do “tin tưởng vào triển vọng kinh doanh”, đâu là những động cơ để giới đầu tư đi mua lượng lớn cổ phần/chi phối một ngân hàng thương mại?
Một cách tương đối, có thể phân chia đối tượng đi mua cổ phần ngân hàng nói riêng và cổ phiếu nói chung thành hai dạng: đầu tư tài chính và đầu tư nhằm phục vụ chiến lược kinh doanh.
Mục đích của nhà đầu tư tài chính thì dễ hiểu, họ đi tìm lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán và nhận cổ tức. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm và cổ phiếu ngân hàng đang bị “ngoảnh mặt” thì trường hợp này có vẻ không thuyết phục và chỉ phù hợp với giới đầu tư trường vốn hay chấp nhận độ rủi ro cao.
Trong khi đó, có nhiều lý do để giải thích cho việc đi mua lượng lớn cổ phần/chi phối hay thâu tóm một ngân hàng thương mại, khi đối tượng đi mua chủ yếu nhắm vào lý do chiến lược kinh doanh.
(1) Đặt một chân vào Hội đồng quản trị hay Ban điều hành: Đây có lẽ là một trong những đích nhắm lớn nhất. Những vị trí này có thể giúp thu thập được các thông tin điều hành, chiến lược kinh doanh và từng “đường đi nước bước” của ngân hàng. Trong trường hợp người đi mua còn sở hữu cả đối thủ cạnh tranh trong ngành thì rõ ràng những thông tin như vậy sẽ rất có giá trị.
Để có thể ứng cử/đề cử vào Hội đồng quản trị, cổ đông hoặc nhóm cổ đông thường phải nắm đủ số lượng lớn cổ phiếu cần thiết (trường hợp STB là nắm giữ trên 10% trong ít nhất 6 tháng liên tục).
(2) Tiếp cận “nguồn tiền”: Là một định chế tài chính trung gian, ngân hàng thường có nguồn vốn huy động lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Đây là “bầu sữa” cung cấp vốn không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn các ngân hàng khi có nhu cầu. Khả năng ảnh hưởng lớn hơn sẽ giúp “lái” được nguồn tiền này, phục vụ cho các chiến lược kinh doanh mong muốn.
(3) Thương hiệu: Không dễ để xây dựng một thương hiệu lớn trong ngành ngân hàng. Và việc làm chủ được thương hiệu mạnh sẽ giúp việc huy động vốn, tiếp cận khách hàng, hoạt động đầu tư, hợp tác… trở nên thuận lợi hơn.
(4) Mạng lưới, hệ thống các công ty “chân rết”: Điều này đặc biệt đúng nếu người đi mua cũng là một ngân hàng và thường được ngân hàng ngoại áp dụng. Sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực để có thể hình thành mạng lưới giao dịch rộng khắp – là vấn đề cốt lõi của ngành ngân hàng Việt Nam hiện này. Đây cũng là cơ hội để hình thành các liên kết theo chiều ngang hay chiều dọc.
Tuy vậy, nếu cấu trúc quá phức tạp và chất lượng quản trị yếu kém thì điều này có thể sẽ trở thành một gánh nặng.
(5) Nhân lực và công nghệ: Đây là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quản trị ngân hàng và phải mất nhiều thời gian và công sức để phát triển. Nếu người mua cũng sở hữu ngân hàng thì sẽ là một cơ hội để rút kinh nghiệm, và áp dụng đào tạo cho ngân hàng trong hệ thống.
(6) Giá cả: Triển vọng chưa sáng sủa của nền kinh tế và thị trường chứng khoán đã đẩy hầu hết cổ phiếu về mức gần bằng mệnh giá. Đây là mức chi phí quá rẻ so với việc gầy dựng một ngân hàng tương tự từ khởi điểm.
Có thể người mua phải trả mức chênh lệch cao hơn giá thị trường (premium) để đổi lại các cổ đông lớn chấp nhận bán, nhưng sẽ vẫn còn rẻ so với chi phí thành lập và các lợi ích nêu trên.
(7) Xây dựng “đế chế”: Thông qua ảnh hưởng quản lý, thị phần, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng lên thị trường, đây cũng là cách để xây dựng “đế chế” và gia tăng quyền lực cho người đi mua.
Phòng Nghiên cứu Vietstock
Xem bài viết: Vì lẽ gì đi “thâu tóm” một ngân hàng?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Chủ tịch Đặng Văn Thành lên tiếng trước đồn đại Sacombank bị “thâu tóm”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 12-07-2011, 01:37 PM -
Thêm một ngân hàng tăng lãi suất huy động USD
By thienchien in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 19-01-2011, 11:10 AM -
Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị thâu tóm
By 123 in forum M&ATrả lời: 3Bài viết cuối: 27-12-2010, 11:12 PM -
Thau tom cty alt
By Wastrel 1 in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-09-2010, 02:44 PM -
SGH đang bị thâu tóm?
By Redbull in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 30-03-2006, 11:11 AM
Bookmarks