Tìm lời giải cho bài toán "thừa điện vẫn phải đi mua"
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Tìm lời giải cho bài toán "thừa điện vẫn phải đi mua"

      Tìm lời giải cho bài toán "thừa điện vẫn phải đi mua"
      Hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng các nhà máy có nguy cơ "đắp chiếu", trong khi Chính phủ vẫn kêu gọi thêm đầu tư vào điện, Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn rập rình tăng giá. Điện trong nước không được tiêu thụ, trong khi chúng ta vẫn phải đi mua điện.

      Hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng các nhà máy có nguy cơ "đắp chiếu", trong khi Chính phủ vẫn kêu gọi thêm đầu tư vào điện, Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn rập rình tăng giá. Điện trong nước làm ra không được tiêu thụ, trong khi đó, chúng ta vẫn phải đi mua điện trong các năm tới.
      Có phải lỗi của cơ chế?
      Cần phải khẳng định rằng, tình trạng điện chạy ngược sang Trung Quốc không phải lần đầu tiên xảy ra. Trước đó, từ năm 2008, khi số nhà máy thủy điện nhỏ tham gia phát điện chưa nhiều, nguy cơ thiếu lưới điện truyền tải đã được gióng lên. Đến năm 2010, tình trạng phát ngược công suất đã diễn ra, và cũng chính ông Dư Cao Minh đã tổ chức một cuộc họp tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để giải quyết vấn đề này. Thực trạng đã tồn tại nhiều năm, nhưng biện pháp để giải quyết vẫn không có gì tốt hơn.
      Được biết, hiện tỉnh Lào Cai có 2 lưới 110kV, một ở khu vực TP Lào Cai và 1 ở Tằng Loỏng, trong khi đó phụ tải lớn chủ yếu tập trung tại khu vực Tằng Loỏng. Bởi vậy, khi đường dây 110kV từ Lào Cai về Tằng Loỏng bị sự cố, thì toàn tỉnh Lào Cai mất đi hơn 80% công suất phụ tải (khoảng 100 MW), trong khi đó các nhà máy thủy điện lớn đều đi vào nhánh này như Mường Hum, Nậm Khóa 3... nên hầu như công suất bị đẩy sang Trung Quốc.
      Hiện trạm 220kV khu vực Lào Cai theo quy hoạch vẫn chưa được hoàn thiện, chính là nguyên nhân khiến tình trạng này càng thêm trầm trọng. Việc xây dựng đường dây và trạm 220kV thuộc trách nhiệm của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia.
      Theo những thông tin mà chúng tôi có được, trạm biến áp 220kV đã được xây xong từ lâu, nhưng chưa đưa vào vận hành được, do chưa kéo được dây vì chậm giải phóng mặt bằng. Mua điện thì là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đầu tư lưới truyền tải lại là Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, còn giải phóng mặt bằng lại là trách nhiệm của UBND tỉnh... Cứ nhùng nhằng như vậy, mọi việc trở nên chậm trễ, gây nhiều hệ lụy, nhưng trách nhiệm cuối cùng lại chẳng biết quy về ai?
      Cần một giải pháp đồng bộ
      Cho đến thời điểm này, vấn đề trước mắt đã được giải quyết, khi Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết một đường dây mới được hoàn thành sẽ giải tỏa, tiêu thụ phần lớn lượng phát điện của các nhà máy. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Theo một cán bộ kỹ thuật của Tổng Công ty này, kể cả khi lưới điện này được đưa vào sử dụng, thì máy biến áp cũng chỉ có 125 MVA, tức là, nhiều nhất lưới điện cũng chỉ chuyển tải được 100 MW.
      "Với công suất hiện có của các nhà máy, phát tối đa là khoảng 98 MW, nghĩa là mới phát 80% mà đã thừa. Tôi còn lo vào tháng 7, tháng 8, khi mưa xuống, các nhà máy thừa nước để phát hết công suất, thì còn chuyển ngược sang Trung Quốc nữa" - một cán bộ trong ngành Điện lo ngại. Trước mắt đã khó khăn như vậy, về lâu dài lời giải cho bài toán còn khó khăn hơn rất nhiều.
      Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai, đến hết năm 2011, tổng công suất phát điện của các nhà máy trên địa bàn là 400 MW gấp hơn 3 lần công suất hiện nay. Đến hết 2013 tổng công suất phát sẽ trên 750 MW. Trong khi mức độ tiêu thụ điện trong khu vực nhỏ hơn rất nhiều lần so với khả năng cung ứng, nếu không có lưới truyền tải thì dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn. Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia để tìm hiểu tiến độ xây dựng các đường dây này và nguyên nhân chậm trễ, tuy nhiên phía Tổng Công ty đề nghị tiếp tục chờ đợi vì hiện các lãnh đạo đều đang bận việc.
      Lỗi đều là do ngành Điện?!
      Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai gửi UBND tỉnh vào ngày 19/4/2011, thì chủ đầu tư các nhà máy thủy điện đã chủ động triển khai đầu tư xây dựng trạm biến áp, đường dây để phục vụ đấu nối, phù hợp với quy hoạch và tiến độ của dự án. Tuy nhiên, phần việc do điện lực chịu trách nhiệm lại đang bị chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Về việc chậm trễ này, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia phải chịu trách nhiệm. Thứ nhất là trạm biến áp 110 kV - 40 MVA Lào Cai 2. Theo qui hoạch, trạm này sẽ do ngành Điện đầu tư, nhưng do ngành Điện "chưa có kế hoạch đầu tư", nên chủ đầu tư các nhà máy thủy điện trong khu vực đã phải góp vốn và ủy quyền cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đầu tư xây dựng. Dù vậy, quá trình triển khai gặp rất nhiều vướng mắc về hợp đồng ủy thác, lựa chọn mặt bằng, tiến độ góp vốn...
      Dù Sở Công Thương đã đứng ra dàn xếp, các bên đã thống nhất ngày 30/5 phải hoàn thành trạm cắt đưa vào khai thác để phục vụ đấu nối các nhà máy thủy điện khu vực Bát Xát, nhưng tiến độ triển khai vẫn rất chậm. Thứ 2 là đường dây trục chính 110kV Tằng Loỏng - Văn Bàn - Than Uyên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai đầu tư. UBND tỉnh Lào Cai đã trực tiếp làm việc với Tổng Công ty này đề nghị triển khai sớm, nhưng đến đầu tháng 5/2011, đơn vị này vẫn chưa có ý kiến trả lời. Thứ 3 là trạm biến áp 220kV Bảo Thắng và đường dây 220kV Bảo Thắng - Yên Bái. Theo quy hoạch đã phê duyệt thì hạng mục này thuộc trách nhiệm của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia. Kế hoạch đề ra, trong năm 2009, ngành Điện phải đưa vào vận hành mạch 1 của đường dây mạch kép 220kV Lào Cai. Năm 2010 phải đưa vào vận hành trạm biến áp 220kV Bảo Thắng. Năm 2011, toàn bộ hạng mục công trình này phải hoàn thành để phục vụ đấu nối các nhà máy thủy điện khu vực Bắc Hà và các nhà máy thủy điện khác, cũng như cấp điện cho các trạm 110kV trong khu vực. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng vẫn quá chậm so với nhu cầu.
      Trong suốt nhiều ngày, chúng tôi đã cố gắng liên hệ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phản ánh tình trạng trên với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Năng lượng và lãnh đạo Bộ Công Thương về nghịch lý trên, tuy nhiên đều bị từ chối làm việc và chưa nhận được câu trả lời nào thỏa đáng.

      công an nhân dân



      Xem bài viết: Tìm lời giải cho bài toán "thừa điện vẫn phải đi mua"

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Hoàng Bích Lan

      Bức xúc hành xử của ngành điện!
      Nhằm sửa đổi Luật điện lực phù hợp với thực tế, Bộ Công thương tổ chức hội thảo sửa đổi Luật điện lực. Trong hội thảo nhiều doanh nghiệp bức xúc cách hành xử của anh Điện lực, trong khi doanh nghiệp chính là người nuôi sống doanh nghiệp Điện lực.

      Doanh nghiệp phản ánh thiếu điện thì Điện lực yêu cầu cắt bớt sản lượng và hoạt động sản xuất vào giờ thấp điểm, nhưng khi thừa điện thì Điện lực hỏi sao sản lượng điện tháng này thấp thế và yêu cầu hoạt động sản xuất vào giờ cao điểm.

      Nhiều hiệp hội doanh nghiệp bức xúc việc khó khăn khi xin cung cấp điện. Doanh nghiệp xin cung cấp điện thì anh nhà đèn bảo không có vốn đề nghị doanh nghiệp đầu tư và đề nghị doanh nghiệp lắp đặt ít máy không dây của Điện lực. Khi lắp đặt công tơ 3 pha doanh nghiệp phải lắp thêm một máy không dây Điện lực. Tuy doanh nghiệp không có nhu cầu lắp đặt điện thoại nhưng cũng lắp đặt máy không dây Điện lực chỉ trả tiền thuê bao.

      Nhân viên Điện lực cho biết do chỉ tiêu giao nên nhân viên Điện lực ép khách hàng sử dụng điện sử dụng viễn thông điện lực, tuy biết phát triển khách hàng là thua lỗ. Một máy không dây điện lực có giá khoảng 1 triệu đồng nhưng chỉ bán với giá 300 000 đồng và Điện lực phải bù lỗ khoảng 300 000 đồng khi khách hàng chỉ sử dụng một năm với tiền thuê bao 20 000 đồng/tháng.

      Nhiều nhân viên Điện lực bức xúc đối với mảng điện thoại điện lực. Nhân viên Điện lực bị ép sử dụng dịch vụ di động CDMA viễn thông điện lực giống như bước tiến hoá thụt lùi quay về thời kỳ người vượn. Anh em, bạn bè sử dụng dịch vụ di động của các mạng khác có rất nhiều tiện ích, máy điện thoại của các mạng khác cũng có rất nhiều tiện ích còn nhân viên Điện lực bắt dùng cục gạch CDMA nhiều khi không giám nghe hoặc gọi ở chổ có người.

      Nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi Điện lực không có vốn đầu tư, viễn thông điện lực thua lỗ khủng nhưng hàng năm Điện lực vẫn đầu tư một số vốn không nhỏ vào viễn thông. Chẳng hạn dự án 3G giai đoạn 2 mỗi Công ty Điện lực đầu tư hàng chục tỷ nhưng bỏ không cả năm trời.

      Do vậy có thực sự EVN kinh doanh điện thua lỗ không có tiền trả nợ hay giành tiền kinh doanh ngoài ngành.


      Xem bài viết: Tìm lời giải cho bài toán "thừa điện vẫn phải đi mua"

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 27-04-2012, 09:46 AM
    2. Vận tải hàng hải nội địa đang thua trên "biển nhà"
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 24-06-2011, 03:59 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình