Bàn về CPI.

Vậy là không có chuyện hạ giá xăng dầu như tôi đã dự đoán, điều này có thể lý giải được.

Thứ nhất giá xăng dầu trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp theo chiều hướng tăng, trong khi các ngân hàng nước ngoài khuyên nhà đầu tư đầu cơ dầu.

Thứ 2 nếu giảm thì chẳng bao nhiêu và không gây hiệu ứng tốt là mấy nhưng có nguy cơ nhanh chóng tăng trở lại làm cho rối loạn điều hành, giá cả có cớ té nước theo mưa. BTC muốn giữ một khoảng đệm khá xa nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng, lúc đó giá xăng dầu trong nước vẫn có thể kiềm giá kg tăng.

Vậy còn ông điện thì sao? Chắc chính phủ đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, vì nếu giờ mà tăng thì không khác nào đổ dầu vào lửa, mà không tăng cũng không xong vì ngành điện tiếp tục lỗ lớn. Vậy khả năng dung hòa là nhà nước sẽ cho tăng mức vừa phải tại thời điểm CPI dịu lại, nhưng CPI tháng 7 tăng lại, tôi dự đoán khả năng là tháng 8 hoặc tháng 9. Như vậy tăng giá điện như đang chờ chực treo lơ lững nay mai thôi.

Còn câu chuyện lãi suất thì sao? NHNN đang có động thái nới lỏng tiền tệ nhẹ bằng giảm lãi suất OMO và bơm vốn ròng ra TT nhằm cứu nền kinh tế đang suy giảm do lãi suất cao, nhằm làm dịu cơn khát lãi suất.

Tuy nhiên, theo tôi lãi suất chỉ có thể hạ nhẹ chứ không thể mạnh và không bền vững. Căn nguyên vẫn nằm ở chất lượng tín dụng đầu ra đầu vào đang có vấn đề. Đầu vào đường cong lãi suất đang có vấn đề trầm trọng, kỳ hạn dài lãi suất thấp nên người dân chọn kỳ hạn đa số là 1 tuần đến một tháng để hưởng lãi suất cao và linh hoạt xử trí.

Cho nên nguồn vốn huy động rất không bền vững và có thể chuyển dịch bất cứ lúc nào, cho nên lãi suất tiền gửi không thể hạ nhiều vì các ngân hàng dễ rơi vào trạng thái mất thanh khoản và cuộc đua lãi suất lại khởi động, mặc dù NHNN có tăng thanh khoản bằng bơm vốn ròng nhưng rất giới hạn và nguồn này cũng rất ngắn hạn, NHNN có thể rút lại nhanh, cho nên tiết kiệm mới là nguồn sống còn của các ngân hàng, và nguồn này đang gặp vấn đề lớn như tôi đã nói.

Đầu vào không ổn thì đầu ra cũng bất ổn, các ngân hàng sẽ rất thận trọng khi cho vay và sẽ chọn đối tác tốt có khả năng chịu lãi suất cao, cho nên hạ lãi suất đầu ra càng nan giải hơn chưa nói là còn thắt chặt lại. Và một thực tế là dù thắt chặt nhưng dòng tiền không hoàn toàn vào sản xuất kinh doanh, vẫn có biến tướng chảy vào BĐS, chứng khoán, tiêu dùng...

Và điều hành chính sách lãi suất hiện tại cũng vào thế tiến thoái lưỡng nan, các quy luật kinh tế dường như không hiệu quả khi áp dụng vào VN. Dù tiền tệ đang thắt chặt ráo riết nhưng CPI cứ luôn trong tình trạng "không dây cương" và bộc phát bất cứ lúc nào. Đó chính là bất tương xứng quan hệ tiền- hàng, và bất tương xứng trong lưu thông tiền.

Thắt chặt tiền tệ làm hàng giảm, tức cung giảm nhưng không làm cầu giảm vì bất tương xứng phân bố tiền, có nghĩa tiền trong sản xuất thì thiếuu nhưng lưu thông tự do vẫn còn nhiều, nó nằm dưới dạng tiền mặt tự do, hoặc có thể dễ hiểu là dòng tiền đầu cơ dưới dạng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn, tiền trong các tài khoản cá nhân và doanh nghiệp, tiền nằm trong vàng, BĐS và đặc biệt không thể xem thường một lượng tiền mặt cực lớn lưu thông dạng tín dụng chợ đen...

Tất cả những lý do đó làm cho chính sách tiền tệ theo quy luật thông thường của thế giới không có hiệu quả tại Việt Nam mà lại còn có tác dụng phụ, có nghĩa lạm phát không giảm mà còn tăng vì nó đánh là cung mạnh hơn cầu.

Việt Nam còn là một nước chịu rất nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, dịch bệnh... nên nguồn cung hàng càng có nguy cơ thiếu hụt trầm trọng. Sắp vào mùa mưa nên CPI có thể lại bùng phát.

Một nguy cơ nữa là trên thế giới cũng đang đối mặt thiếu lương thực, giá cả đang tăng tới những mức cao kỷ lục, điều này sẽ cộng hưởng làm trầm trọng vấn đề. Việt Nam là một nước xuất khầu gạo, nhưng nếu kg có tầm nhìn thì vẫn có thể thiếu gạo ăn.

Thật sự ngỗn ngang như tơ vò, cho nên dại gì phải mua CP để chuốc lấy phiền não âu lo.


Xem bài viết: Vietstock Weekly 11 – 15/07: Thị trường tiếp tục “uể oải”