2/ Chức năng chính của SGDHH VN (VNX)

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) có 2 chức năng chính.

Thứ nhất là chức năng kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị sản phẩm. Từ người nông dân trồng cà phê, đến nhà chế biến rang xay, các đơn vị xuất khẩu và cuối cùng là người tiêu dùng. Kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau.
Chức năng thứ hai của Sở là đóng vai trò bảo hiểm giá. Khi giá được các thành viên Sở hàng hóa định giá thì giá hàng hóa của người nông dân sản xuất nhỏ, hay từ những nhà sản xuất lớn có chất lượng như nhau sẽ có giá như nhau.

Chúng ta đã nhiều lần chứng kiến bà con nông dân sản xuất ra nông sản bị thương lái ép giá, điệp khúc “được mùa mất giá” nhưng khi giao dịch qua Sở giá sẽ ổn định theo thị trường.
Điều này hết sức có ý nghĩa khi nước ta là nước xuất khẩu nông nghiệp lớn như cà phê Robusta đứng thứ nhất, cao su đứng thứ 2..nhưng giá thất thường. Người nông dân không được lợi khi giá tăng.
Ngoài ra với những người có nhu cầu hàng hóa, có thể sử dụng công cụ giao dịch tương lai để đảm bảo giá nguyên liệu ổn định. Ví dụ với giá thép, các công ty xây dựng có thể mua thép với giá xác định trong tương lai, biến động giá thị trường sẽ không ảnh hưởng đến giá thành xây dựng của công ty. Như vậy tránh được tình trạng giá nhà bán ra điều chỉnh theo giá thép, thiệt hại cho người mua nhà.
Ngoài ra sàn giao dịch hàng hóa còn mở ra cơ hội đầu tư mới. Nếu có ý định đầu tư thì hiện tại đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng.. thì nay có thêm kênh đầu tư hàng hóa. Khi các kênh đầu tư khác gặp khó khăn thì nhà đầu tư có thể lựa chọn kênh đầu tư hàng hóa.


3/ Khi có hiện tượng chênh lệch giá giữa giá hàng hóa ở VN và thế giới thì VNX có biện pháp gì để giải quyết bất cập đó?

Hiện tại sự bất hợp lý trong chênh lệch giá giữa giá thế giới và trong nước cũng đã được Sở nhìn nhận và có những phương án để giải quyết điều đó. Khó có thể trình bày cụ thể các biện pháp sẽ được sử dụng nhưng chắc chắn có sự điều tiết ở thị trường. Mục tiêu là giá trong nước phải tiệm cận với giá thế giới, và tránh thiệt hại cho các đối tượng tham gia.
Còn vấn đề chênh lệch giữa giá trên sàn giao dịch thứ cấp và giá giao dịch thị trường sơ cấp, một số nhà đầu tư có thể sử dụng khoảng chênh lệch đó để kiếm lời. Sở có quy định gì để giải quyết vấn đề này?
Khi có chênh lệch giá hàng hóa giữa giá trên sàn và giao dịch ngoài thị trường sơ cấp và nhà đầu tư muốn thực hiện giao hàng thực thì có những quy định khá ngặt nghèo. Điều này để tránh trường hợp tận dụng kiếm lời bằng chênh lệch bất hợp lý giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Ví dụ điều kiện về thời điểm giao hàng phải thông báo trước 45 ngày và nộp tiền với tỷ lệ xác định trước. Số tiền không phải là 100% hợp đồng nhưng phải cao hơn tỷ lệ ký quỹ.
Theo như quy chế giao dịch tại sở, người tham gia phải ký quỹ. Tuy nhiên mục đích của sở là những người sản xuất nông sản như bà con nông dân, các hợp tác xã sản xuất cũng có thể tham gia. Vậy ký quỹ là hàng hóa có được không? Hay chỉ ký quỹ bằng tiền?
Quan điểm về ký quỹ là cả tiền và hàng để phục vụ nhu cầu của những đối tương khác nhau. Tuy nhiên chưa có thống nhất cuối cùng mà mọi người đang tiếp tục bàn bác để lựa chọn phương án thích hợp nhất.
Việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa là mới mẻ ở Việt Nam, vì thế rất thận trọng trong từng bước triển khai. Quan điểm của Sở là hành xử đúng với quy định pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thành viên tham gia, an toàn cho hệ thống để đảm bảo uy tín của sở giao dịch.

Vì đây là Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được bộ Công thương cấp phép nên trước hết làm tốt vai trò trung gian cho người nông dân, thương lái và nhà sản xuất. Sau đó mới tính đến việc là trung gian giao dịch cho những nhà đầu tư, đầu cơ tài chính.


Tham khảo: http://ketoan.org