Threaded View
-
01-07-2011 10:09 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Vietstock Weekly 04 – 08/07: Giao dịch tiếp tục chờ đợi tín hiệu chính sách vĩ mô
Vietstock Weekly 04 – 08/07: Giao dịch tiếp tục chờ đợi tín hiệu chính sách vĩ mô
(Vietstock) – Xu hướng của thị trường sẽ phụ thuộc rất lớn vào những tín hiệu từ Chính phủ và các chính sách của NHNN trong thời gian tới; chứ không phải là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều e ngại nhất lúc này là tâm lý giới đầu tư đang rất yếu ớt. Một khi thị trường tiếp tục đi ngang trong một vài phiên, thì khả năng sau đó giảm sâu là rất lớn.
I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
Các thông tin vĩ mô đáng chú ý trong tuần qua là Bộ Xây dựng đã có đề xuất gửi tới Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực này; chỉ tiêu lạm phát được điều chỉnh lên 15-17%; trong khi bội chi ngân sách giảm là tín hiệu tích cực trong điều hành kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm.
Đề xuất “giải cứu” thị trường bất động sản
Nhấn mạnh tầm quan trọng và tính chất cầu kéo của ngành bất động sản đối với nền kinh tế, Bộ Xây dựng đã có đề xuất gửi Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực này để “giải cứu” thị trường.
Theo đề xuất trên, tỷ trọng tín dụng cho bất động sản phải được phân biệt thành từng khoản mục rõ ràng và cơ cấu lại cho phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển.
Cụ thể, tỷ trọng cho vay đối với dự án khu đô thị, văn phòng cho thuê, mua quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng… sẽ bị giảm, trong khi đó tỷ trọng vay đối với việc xây nhà xưởng phục vụ sản xuất, vay mua nhà để ở…sẽ được nâng lên. Còn tỷ trọng tín dụng cho các dự án dở dang cần vốn sẽ vẫn giữ nguyên. Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh rằng không đề xuất nới lỏng tín dụng mà chỉ chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản.
Nếu đề xuất này được thông qua, việc phân loại các khoản mục cho vay theo tỷ trọng là một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà Nước; và doanh nghiệp địa ốc là đối tượng được hưởng lợi khi tiếp cận được nguồn vốn trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Nới lỏng chính sách tiền tệ?
Trong báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã nêu mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15-17%. Như vậy,đây là lần thứ 2 trong năm, “chỉ tiêu” lạm phát được điều chỉnh để theo kịp những biến động của nền kinh tế.
Lý do của lần điều chỉnh này có thể đến từ những diễn biến phức tạp của giá cả hàng hóa, và thông tin “đã có kế hoạch thả giá một số mặt bằng thiết yếu theo thị trường. Có thể giá điện sẽ phải điều chỉnh tăng trong thời gian tới, vì giá bán vẫn đang thấp so với giá thành và khiến EVN lỗ nặng.
Ngoài ra, cũng có ý kiến từ Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng Chính phủ nên giữ mức tăng trưởng tín dụng khoảng 23% như dự kiến đầu năm để giảm sốc cho nền kinh tế.
Liệu đây có phải là thông tin mở đường cho động thái nới lỏng chính sách tiền tệ? Chính sách tiền tệ đang đứng ở “ngã ba đường” khi phải lựa chọn giữa việc kiềm chế lạm phát và “nới lỏng” tiền tệ để giúp doanh nghiệp vượt bão.
Dự báo NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ “linh hoạt” hơn để cứu nguy cho các doanh nghiệp trước gánh nặng lãi suất và sự khan hiếm nguồn vốn. Tuy nhiên, sư “linh hoạt” này sẽ được đặt trong mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Tín hiệu tốt từ bội chi ngân sách 6 tháng đầu năm
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/06/2011, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 301.3 nghìn tỷ đồng, bằng 50.6% dự toán năm, còn tổng chi ngân sách ước tính đạt 331.5 nghìn tỷ đồng, bằng 45.7% dự toán năm.
Như vậy, so với dự toán, tốc độ chi đã chậm hơn tốc độ thu ngân sách. Đây là tín hiệu khả quan trong nỗ lực phấn đấu giảm bội chi của Chính phủ.
II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giao dịch buồn chán, thanh khoản èo uột là những gì có thể nhận thấy trong suốt những phiên giao dịch trong tuần.
Kết thúc tuần, VN-Index mất 1.87% về 425.29 điểm, trong khi đó HNX-Index sụt giảm đến 3.99% về 72.76 điểm. Trên HOSE, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 530 tỷ đồng, giảm 2%; còn trên HNX, giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt 327 tỷ đồng, giảm đến 21% so với tuần trước.
Những điểm đáng lưu ý trong tuần
(1) Thanh khoản sụt giảm mạnh trên cả 2 sàn. Mặc dù trung bình giá trị giao dịch một phiên trên HOSE chính thức chỉ giảm nhẹ 2% so với tuần trước, nhưng nếu loại 740 tỷ đồng giao dịch của VNM trong phiên giao dịch đầu tuần thì thanh khoản sàn HOSE đã sụt giảm tới 29%. Trên HSX, giá trị giao dịch trung bình cũng sụt giảm tới 21% so với thanh khoản tuần trước.
Giao dịch òe uột cho thấy tâm lý thận trọng quan sát của giới đầu tư trước những biến động và phản ứng chính sách vĩ mô cho nửa cuối năm 2011.
(2) Khối ngoại có tuần mua ròng mạnh trên HOSE với tổng giá trị mua ròng trong tuần lên tới 752,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong giá trị này có đến lượng mua ròngcủa VNM lên tới 789.6 tỷ đồng, sau khi cổ phiếu này hở room. Nếu loại bỏ giao dịch ”không thường xuyên” này thì khối ngoại đã có phiên bán ròng trên HOSE. Khối ngoại cũng bán ròng trên HNX với tổng giá trị bán ròng 6.6 tỷ đồng.
(3) Ngoài VNM, VIC là cổ phiếu được khối ngoại gom vào mạnh mẽ trong 8 phiên liên tiếp gần đây với tổng giá trị mua ròng 33.3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, PVD bị bán ròng mạnh với tổng giá trị bán ròng trong tuần là 12.6 tỷ đồng. PVD bị khối ngoại bán ròng liên tục từ đầu tháng 6 đến nay.
(4) Nhóm chỉ số VS-Market Cap có một tuần giảm điểm mạnh mẽ. VS-Mid Cap rớt mất 4.84%, tiếp theo là VS-Small Cap giảm 3.42%, VS-Micro Cap giảm 3.32% và VS-Large Cap giảm điểm nhẹ nhất với 0.92%.
III. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 04 – 08/07/2011
Giao dịch thị trường diễn biến ảm đạm cho đến tận phiên cuối tuần. Trong tuần giao dịch tới, kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2011 của nhiều doanh nghiệp sẽ được ”hé lộ”. Không ai có thể kỳ vọng về một kết quả lạc quan, đặc biệt là đối với nhóm chứng khoán, bất động sản. Hơn nữa, mọi chú ý của giới đầu tư đều đang đổ dồn về phản ứng chính sách vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2011.
Thông tin từ cuộc họp thường kỳ Chính phủ cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát sẽ vẫn được duy trì cho đến cuối năm. Có thể thấy, Chính phủ đang thể hiện quyết tâm rất cao trên ”mặt trận” này.
Điểm nổi cộm nhất trong tuần có lẽ là việc thay đổi mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15-17% của Chính phủ, khi đây là lần thứ 2 kể từ tháng 5 mục tiêu này được nới rộng.
Bên cạnh áp lực tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu (rất có thể là giá điện), câu hỏi đặt ra là đây có phải là chỉ dấu cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ ở mức độ nhẹ trong thời gian tới. Chúng tôi cho rằng khả năng này là khá cao, khi áp lực ”giải cứu” doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất cao và nguồn vốn bị chặn đứng là rất lớn. Chúng tôi cũng đang chờ đợi ý kiến cuối cùng về đề xuất về tín dụng bất động sản của Bộ Xây dựng. Việc ”nới lỏng” này có thể tạo ra cơ hôi cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong nhóm bất động sản và ngân hàng.
Trong tuần sau, thị trường sẽ tiếp tục rằng co khi tâm lý thận trọng chưa được giải tỏa. Về mặt cơ bản, xu hướng của thị trường sẽ phụ thuộc rất lớn vào những tín hiệu từ Chính phủ và các chính sách của NHNN trong thời gian tới; chứ không phải là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều e ngại nhất lúc này là tâm lý giới đầu tư đang rất yếu ớt. Một khi thị trường tiếp tục đi ngang trong một vài phiên, thì khả năng sau đó giảm sâu là rất lớn.
Phân tích kỹ thuật: VN-Index – Vẫn có nhiều lý do để đi xuống hơn là đi lên. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì mức thấp chưa cho thấy VN-Index có sự thay đổi đủ mạnh để phá xu hướng giảm theo trung hạn. Kênh giá hiện tại của VN-Index vẫn là 420 – 450 bên dưới đường downtrend trung hạn.
Ở góc độ khác, theo trường phái mẫu hình thì khả năng VN-Index tiếp tục điều chỉnh rất lớn và có khả năng xuyên thủng vùng hỗ trợ 420 khi hội tụ đủ các yếu tố hoành thành mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống (hình):
• Mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống được hình thành sau 6 phiên dead-cat-bounce.
• Phiên giao dịch ngày 01/7/2011, giá giảm mạnh qua ngưỡng 430 và khối lượng giao dịch thấp (mẫu hình cờ đuôi nheo màu xanh).
• Giá mục tiêu đo theo mẫu hình là VN-Index 400.
Như đề cập trong báo cáo tuần trước, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm VN-Index sẽ biến động trong kênh giá 420 – 450. Tuy vậy, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp cùng với việc hoàn thành mẫu hình cờ đuôi nheo hướng xuống cho giá mục tiêu theo mẫu hình là 400, VN-Index vẫn có nhiều lý do để đi xuống hơn là đi lên.
HNX-Index – Kỳ vọng đà giảm kìm hãm tại ngưỡng hỗ trợ 71.70, tương ứng Fibo 61.8%. Chúng tôi có đề cập đến tầm quan trọng của mốc HNX-Index 74. Xuyên thủng ngưỡng 74 cho thấy HNX-Index đã re-test trendline thất bại nên nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu thế giảm.
Tuy vậy, theo lý thuyết Fibonacci, ngưỡng hỗ trợ 61.8% là ngưỡng hỗ trợ mạnh, trong trường hợp xuyên thủng ngưỡng 61.8%, khả năng về đáy 66 sẽ rất cao. Chính vì thế, ngưỡng 71.70 được chúng tôi kỳ vọng sẽ giảm bớt đà giảm của HNX-Index và việc “bắt dao rơi” sẽ rất rủi ro đối với những mã cổ phiếu có tính đầu cơ cao.
VIETSTOCK INDEX
VS 100: Cũng giống như các chỉ số HNX-Index và VN-Index, VS 100 cũng có sự sụt giảm đáng kể trong phiên giao dịch ngày 01/07/2011 (giảm 1.36%).
Tuy nhiên, sự sụt giảm này không quá lớn như các chỉ số chung nói lên rằng tình hình mặc dù xấu nhưng không thực sự quá bi quan.
Sự xuất hiện của mẫu hình nến spinning top và sự phục hồi khá mạnh vào cuối phiên cũng như sự gia tăng trong khối lượng cho thấy dù điều chỉnh nhưng khả năng phục hồi vẫn khá lớn. Vùng chống đỡ mạnh trong ngắn hạn là 58 – 59.5.
VS-Market Cap: VS-Large Cap tiếp tục dẫn đầu 3 tuần liên tiếp nhờ vào sự chống đỡ hết sức hiệu quả của EMA 20.
Các nhóm khác vẫn chưa thể thoát khỏi sự điều chỉnh mạnh do sức ép từ nhóm MA dài hạn. Nếu như trong các phiên đầu tuần sau, giá không có sự bứt phá lớn, khả năng test lại đáy cũ của VS-Small Cap, VS-Mid Cap và VS-Micro Cap là rất lớn.
(*) VS 100, VS-Sector Index, VS-Market Cap là các chỉ số thuộc hệ thống VS-Index do Vietstock phát triển với nhiều ưu điểm nổi trội.
VS 100 được tính toán dựa trên 100 cổ phiếu dẫn đầu trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Các cổ phiếu này được chọn lọc một cách kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cơ bản, vốn hóa thị trường và có tính đại diện cho từng ngành...
VS 100 có trọng số tính toán dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated), giúp khắc phục nhược điểm của hầu hết các bộ chỉ số trên thị trường hiện nay.
VS-Sector Index là hệ thống 24 Chỉ số Ngành do Vietstock xây dựng, cũng được dựa trên số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floated).
VS-Market Cap gồm VS-Large Cap, VS-Mid Cap, VS-Small Cap và VS-Micro Cap giúp phân tích hướng đi của dòng tiền và hạn chế tín hiệu nhiễu của các chỉ số thị trường VN-Index và HNX-Index.
IV. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 27/06 – 01/07/2011
Phòng Nghiên cứu Vietstock
Xem bài viết: Vietstock Weekly 04 – 08/07: Giao dịch tiếp tục chờ đợi tín hiệu chính sách vĩ mô
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Threads
-
TẤT CẢ SÁCH VIẾT VỀ CHỨNG KHÓAN ĐÃ BỊ VÉT SẠCH-MỘT TÍN HIỆU ĐẸP??
By WBUFFET in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 29-06-2016, 08:43 AM -
Vietstock Daily 24/06: Hỗ trợ từ tín hiệu “kích thích kinh tế” của Bộ Tài chính
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 5Bài viết cuối: 24-06-2011, 08:25 AM -
Vietstock Weekly 20 – 24/06: Thận trọng với xu hướng điều chỉnh
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 43Bài viết cuối: 20-06-2011, 08:51 AM -
Vietstock thay đổi địa chỉ văn phòng giao dịch
By teppy in forum Thông báo - Góp ýTrả lời: 0Bài viết cuối: 25-12-2009, 04:05 PM
Bookmarks