Tìm hiểu về sản phẩm phái sinh
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 2 3 4
    Kết quả 61 đến 64 của 64
    1. #61
      Ngày tham gia
      Jan 2011
      Bài viết
      83
      Được cám ơn 13 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi K9Blaze Xem bài viết
      em nghĩ là mình chơi chứng khoán hay cái nào thì cũng do luật quản lý hết chứ bác nhỉ, ý bác là sao nói rõ cho anh em nghe với
      Vậy có bác nào biết gì về điều luật quản lý không. Share tí kiến thức cho em biết với. Sao mà em cảm thấy mù tịt về thằng này quá

    2. #62
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      178
      Được cám ơn 9 lần trong 9 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi cuongtt2109 Xem bài viết
      Vậy có bác nào biết gì về điều luật quản lý không. Share tí kiến thức cho em biết với. Sao mà em cảm thấy mù tịt về thằng này quá
      em tìm được mấy thằng này, bác xem sao nhé:

      1. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP:
      • Mô tả: Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
      • Download: Click vào đây để download
      2. Thông tư 03/2009/TT-BCT:
      • Mô tả: Thông tư 03/2009/TT-BCT ngày 10 tháng 2 năm 2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP.
      • Download: Click vào đây để download
      Trong cuộc hội thảo cuối tuần qua, UBCKNN đưa ra lộ trình xây dựng thị trường các sản phẩm phái sinh, mở ra sân chơi mới với những “món hàng” cao cấp hơn chứng khoán.

      Thời gian qua, những giao dịch tương tự sản phẩm phái sinh đã tồn tại một cách tự phát. Đó là các dạng mua bán “quyền” khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, thậm chí có cả “quyền” đối với các doanh nghiệp chưa thành lập, hoặc hợp đồng mua bán cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng… Như vậy, nhu cầu về chứng khoán phái sinh thực sự đã trở thành cần thiết trong một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế đã có khá nhiều tranh chấp xảy ra do chưa có chế tài xử lý rõ ràng.
      Những diễn biến mua bán tự phát đối với các sản phẩm tương tự sản phẩm phái sinh như trong thời gian qua, bất chấp việc chưa có chế tài pháp lý, đã cho thấy, nhà đầu tư Việt Nam nói chung khá ưa mạo hiểm. Do đó, khi thị trường phái sinh được phép hoạt động, đây có thể sẽ là một sân chơi lý tưởng cho nhiều nhà đầu tư.

    3. #63
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 2 lần trong [ARG:2 UNDEFINED] bài gởi

      Mặc định Thống nhất từ ngữ sử dụng trong thị trường sản phẩm phái sinh

      Chào các bác, em mới mò mẫm về thị trường sản phẩm phái sinh, cộng thêm ngâm cứu ngành cà phê VN và "lụm" được vài tài liệu, cũng chịu khó ngồi tổng hợp lại. Các bác thấy em nó sai chỗ nào thì nhào dzô chỉnh sửa cho em nó sáng ra

      Thống nhất từ ngữ sử dụng

      Về tên gọi hợp đồng:

      Hiện nay, futures contract cũng như forward contract được chuyển ngữ sang tiếng Việt với rất nhiều tên gọi.

      Theo sách Quản trị rủi ro tài chính (TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), NXB Thống Kê) thì forward contract là hợp đồng kỳ hạn và futures contract là hợp đồng giao sau.

      Theo sách Sàn giao dịch Nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả (PGS. TS. Nguyễn Văn Nam (2005), NXB Thống Kê) và luận văn tiến sĩ của Bảo Trung (trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2) thì lại có tên gọi khác, forward contract được hiểu là hợp đồng triển hạn và futures contract là hợp đồng kỳ hạn.

      Theo Luật Thương mại (2005), điều 64 quy định: “Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng”. Xét thấy “hợp đồng kỳ hạn” được quy định ở đây mang ý nghĩa forward nhiều hơn là futures, do đó, có thể sẽ gây nhầm lẫn vì theo thông lệ quốc tế, forward không giao dịch qua sàn giao dịch (exchange), chỉ có futures mới giao dịch qua sàn. Nếu xét đến mục đích của Luật Thương mại thì có lẽ Luật này muốn đề cập đến futures hơn là forward.

      Theo các văn bản pháp luật liên quan đến chứng khoán và ngân hàng, futures contract được gọi là hợp đồng tương lai, có lẽ là do từ futures dễ gây liên tưởng đến future (không có “s”), mà theo tiếng Anh, future có nghĩa là “tương lai”. Tuy nhiên, cần lưu ý futures contract lúc nào cũng có “s” cả.

      Về tên gọi thị trường:

      Nếu xét theo nghĩa của từ, ngày nay người ta thường dùng futures cho futures market nhưng lấy từ gốc xưa là terminal market/marche' terminal hay marche' à termes. Theo từ điển của Trần Bá Tước, ông ta dùng thị trường triển kỳ nhưng cho đến nay chỉ có dùng trong các lớp ông dạy.

      Terminal market có nghĩa là thị trường cho các sản phẩm giao sau trong một giai đoạn hẹn ước mang tính bắt buộc nên dùng từ “thị trường kỳ hạn” cho futures market là rất hợp lý, nó vừa khớp cách dịch và khớp với thực tế qui ước xã hội hiện hành. Futures market quy định hợp đồng rất rõ, chẳng hạn, futures contract của cà phê Robusta giao dịch tại LIFFE hiện nay được quy định số lượng là 10 tấn, thời gian giao hàng là các tháng F/H/K/N/U và X tức tháng 1/3/5/7/9 và 11 trong năm.

      Forward market nên được gọi là “thị trường giao sau”. Bởi vì đây là thị trường dựa trên giá chuẩn của futures với các cam kết riêng giữa bên mua và bên bán cho việc giao hàng và chất lượng hàng (do vậy mới có “giá trừ lùi” – tập quán kinh doanh trong ngành cà phê Việt Nam hiện nay). Tuy dựa trên giá của thị trường kỳ hạn nhưng chất lượng có thể khác, cao hơn hay thấp hơn, giao hàng lỏng lẻo hơn như các tháng nào trong năm cũng được kể cả trễ một vài tháng cũng không sao, hai bên có thể bàn bạc (thị trường kỳ hạn không thể làm như thế này), giá cả tùy theo biến động của xăng dầu, thuyền bè, cung cầu...cho nên có giá cộng/trừ so với LIFFE chẳng hạn nên ta hay gọi là trừ lùi, thực chất giá trừ lùi chính là giá của các hợp đồng thuộc thị trường giao sau. Khi hai bên mua bán bàn bạc giá cả, có hay không có futures market nhưng khi chốt giá, phải dựa trên futures.

      Tóm lại, người viết sử dụng thống nhất các thuật ngữ như sau (trừ trường hợp người viết trích dẫn từ các tài liệu khác), futures contract là hợp đồng kỳ hạn và forward contract là hợp đồng giao sau, option contract là hợp đồng quyền chọn; swap contract là hợp đồng hoán đổi. Tương ứng với thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau, thị trường quyền chọn và thị trường hoán đổi. Tất cả những hợp đồng trên được gọi là hợp đồng sản phẩm phái sinh (derivative contract) và được giao dịch trên thị trường sản phẩm phái sinh (derivative market).

    4. Có 2 thành viên đã cám ơn menfuong :
      kieudiemvje (20-10-2011), lesino (08-10-2011)

    5. #64
      Ngày tham gia
      Jan 2012
      Bài viết
      124
      Được cám ơn 9 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định

      em mới phát hiện ra trang web này
      http://commodity.vietinbank.vn/

      Ở VN hiện nay đã có bn NH triển khai dịch vụ phái sinh hả các bác

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. SPM- Dược phẩm S.P.M: Sản Phẩm Mới
      By vietkieuCK in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 31
      Bài viết cuối: 04-09-2008, 01:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình