Threaded View
-
01-07-2011 03:34 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Kinh tế 6 tháng cuối năm: Lạc quan và lo ngại
Kinh tế 6 tháng cuối năm: Lạc quan và lo ngại
Kết thúc 6 tháng đầu năm, cũng là chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới vào cuối tháng này, những lạc quan và cả lo ngại về những bước đi tiếp theo của nền kinh tế đang được “cân đong” trên nhiều diễn đàn.
Buổi họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng qua và giải pháp trong 6 tháng tới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra có mặt người đứng đầu của cả ba ngành trọng yếu của nền kinh tế: kế hoạch đầu tư, tài chính và ngân hàng.
Không quá lạc quan với kết quả kinh tế 6 tháng, khi GDP tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước, trong khi lạm phát đã gần gấp đôi kế hoạch, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Việt Nam có thể có thêm nhiều cơ hội, nhất là hoạt động xuất khẩu từ những dấu hiệu phục hồi tích cực của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đặc biệt là liên minh châu Âu.
Ở trong nước, với xu hướng công nghiệp tiếp tục tăng trưởng nhanh, sản xuất nông lâm nghiệp đạt kết quả khá, du lịch, dịch vụ có triển vọng, Bộ trưởng Phúc đưa ra dự báo GDP 6 tháng cuối năm có thể cao hơn 6 tháng qua và cả năm có thể tăng khoảng 6% (thấp hơn chỉ tiêu 7 - 7,5% đã được Quốc hội thông qua).
Nhận định nền kinh tế từ nay đến cuối năm “đứng trước nhiều khó khăn thách thức”, người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư lo ngại: lãi suất còn cao, nhập siêu tiềm ẩn xu hướng tăng, trong khi tỷ giá và giá cả hàng hóa nhập khẩu diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến khả năng cải thiện cán cân thanh toán, gây khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường cũng như phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trình bày báo cáo về ngân sách Nhà nước ngay sau Bộ trưởng Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh còn đề cập đến yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm và việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ gây khó khăn nhất định cho sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, áp lực lạm phát, theo vị “tư lệnh” ngành tài chính, đang rất lớn. Đáng lo ngại nhất là nhóm hàng hóa nguyên nhiên vật liệu, nhất là xăng dầu. Nhiều tháng nay dầu thô giữ mức giá cao, trên 100 USD/thùng, gần đây có hạ, nhưng lại có nghịch lý là tuy dầu thô hạ, nhưng giá dầu tinh vẫn đắt đỏ.
“Nếu giá dầu thô tiếp tục ở vào khoảng 97 - 100 USD/ thùng thì chúng ta sẽ phải tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu. Trong khi đó, ngành điện cũng đang lỗ lớn. Phải đến năm 2013 giá điện mới có thể đi theo giá thị trường”, ông Ninh giải thích trong quan ngại.
Ghi nhận “kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực”, song Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng có chung lo ngại về không ít khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của nền kinh tế. Nhất là ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt đến sản xuất, kinh doanh.
Cũng liên quan đến yếu tố này, theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì mặt trái của chính sách tiền tệ bắt đầu bộc lộ. Biểu hiện là thị trường bất động sản, chứng khoán sụt giảm mạnh, lạm phát và lãi suất tăng cao làm chi phí đầu vào bị đẩy lên.
“Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư phát triển giảm đã tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh trong nước, từ đó ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội”, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển lo lắng.
Nhấn mạnh “nền kinh tế mới thu được kết quả bước đầu về ổn định kinh tế vĩ mô”, trong thời gian còn lại của năm, Chính phủ vẫn đặt giải pháp tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu trong.
“Chính phủ sẽ có bước đi thận trọng, xem xét kỹ các tác động đến giá cả trong trường hợp cần điều chỉnh tỷ giá VND/USD và giá cả một số đầu vào thiết yếu”, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ giải pháp quán triệt các ngân hàng thương mại tạo sự đồng thuận, tiết kiệm chi phí hoạt động để bảo đảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý, từng bước giảm lãi suất cho vay phục vụ sản xuất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ thấp chi phí.
Sẽ theo dõi sát diễn biến giá thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời có biện pháp điều tiết, bình ổn giá thị trường, không để xảy ra đột biến giá các mặt hàng thiết yếu, liên quan đến đời sống, Bộ trưởng Ninh khẳng định.
Cũng theo ông Ninh thì Chính phủ kiên trì và nhất quán trong điều hành giá điện, xăng dầu, than theo cơ chế thị trường, trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Nguyên Thảo
tbktvn
Xem bài viết: Kinh tế 6 tháng cuối năm: Lạc quan và lo ngại
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Hai tháng cuối năm - kiếm 200% lợi nhuận - dễ.
By Constantin0910 in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 455Bài viết cuối: 25-01-2011, 04:34 PM -
RCL gom nhanh đi các pác. RCL bị lãng quên hơn 3 tháng nay. thăng dư cuối năm đủ 1:2
By thanhnguyenBMC in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 1664Bài viết cuối: 08-07-2010, 10:16 AM -
Cơ hội từ VN-Index trong các tháng cuối năm (tiếp theo)
By nguyenquangminh in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-09-2009, 02:29 PM -
Cơ hội từ VN-Index trong các tháng cuối năm
By nguyenquangminh in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-09-2009, 02:29 PM
Bookmarks