Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 13 của 13
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

      Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"
      Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
      “Nền kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng lình xình thì thị trường chứng khoán làm sao khởi sắc được. Bây giờ mà cứ hò hét, thổi niềm tin về sự tươi rói của thị trường chứng khoán tức là chúng ta thúc đẩy những nhà đầu tư vốn đang khó khăn tiếp tục lao vào vực xoáy."
      Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trả lời phỏng vấn phóng viên Vietnam+ như vậy, khi được hỏi về xu hướng thị trường chứng khoán trong nửa cuối của năm 2011.
      Đo lại sức khỏe thực của doanh nghiệp đại chúng
      - Thị trường chứng khoán trượt dài trong thời gian qua, kéo theo đó giá của hàng loạt cổ phiếu lao dốc không phanh, ông có cho rằng thị trường đang đánh giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp?
      Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Đứng về mặt nguyên tắc thị trường chứng khoán một mặt là kênh dẫn vốn, mặt khác là hệ số chỉ báo sức khỏe của các doanh nghiệp trên đó.
      Tuy nhiên, chúng ta phải hỏi tại sao thời gian qua nó lại “lên bờ xuống ruộng” như vậy, là bởi trong quá trình chuyển đổi xuất hiện nhiều yếu tố làm cho thước đo thị trường trở nên méo mó.
      Trước đó, hệ thống doanh nghiệp vốn đã yếu, nhưng khi cổ phần hóa nhờ vào giá đất tăng và được tính vào tài sản công ty, tự nhiên doanh nghiệp trở nên khỏe quá, song thực tế vốn sản xuất thì vẫn thế.
      Ngoài ra, tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam là quá cao. Mọi thông tin đã được lăng xê quá mức để thu hút dòng tiền ồ ạt chảy về thị trường. Thị trường tạo ra một kênh tiền tệ ảo, cùng với sự giám sát chưa nghiêm và kinh nghiệm thị trường của ta thì rất có hạn so với trình độ lão luyện của các định chế tài chính quốc tế.
      Vì vậy, tôi cho rằng thị trường chứng khoán suy giảm là đương nhiên phải có, để bù cho những lúc tăng “thần kỳ” trước đó. Bởi, không có lý lẽ gì mà giá chứng khoán cứ lên ầm ầm như vậy.
      Vấn đề đáng chú ý ở đây là thị trường đã có sự phân bổ quyền lợi nó không công bằng. Trong khi một số ít người tài giỏi thực sự về mặt đầu cơ thì hưởng lợi lớn, còn lại là các nhà đầu tư “chết như rạ”.
      Câu chuyện thực ra không quá khủng khiếp như người ta dựng lên. Hiện nay, thị trường bất động sản còn có nhiều yếu tố đáng lo ngại hơn, đặc biệt là tình trạng đọng vốn, tôi cho là rất phải cảnh giác với thị trường bất động sản.
      Và nhìn chung, bây giờ cũng là lúc chúng ta đo lại sức khỏe thực chất của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
      Chính sách tiền tệ luôn có độ trễ
      - Thời gian qua, việc thực hiện kiên quyết Nghị quyết 11 của Chính phủ đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong quá trình kiềm chế lạm phát, vậy theo ông chúng ta đã có thể lạc quan với những tín hiệu quan này hay chưa?
      Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Hiện nay các giải pháp của Chính phủ nói chung là đang đi đúng hướng.
      Nhưng tôi xin nhắc lại rằng, đây chỉ những giải pháp mang tính ngắn hạn, có tính chất giải quyết tình thế. Cho nên kết quả có thể khôi phục lại, nhưng nó có giới hạn trong ngắn hạn.
      Tuy nhiên, khi các nỗ lực chủ quan đã bước đầu thành công như vậy, vẫn có yếu tố khách quan vượt qua khỏi tầm của chúng ta và vẫn phải cần thiết tính đến các biện pháp phòng ngừa.
      Ví dụ, trong các dự báo của thế giới đặc biệt chú trọng đến việc giá lương thực leo thang, đó là vấn đề rất nghiêm trọng. Mặc dù nước ta là nước xuất khẩu lương thực, song ảnh hưởng tốt thì chưa biết đến đâu nhưng giá cả trong nước thì chắc chắn là lên, như vậy nỗ lực kiềm chế lạm phát sẽ có tác động ngược lại.
      Thêm vào đó, hiện chúng ta đang giảm tăng trưởng để tập trung chống lạm phát, nhưng thời điểm này cũng là mùa thiên tai, rủi ro có thể ập xuống mà chúng ta không lường trước được thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm.
      - Theo ông, thời điểm này cần phải có những giải pháp gì để hướng nền kinh tế tới sự ổn định bền vững?
      Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Thứ nhất, xét trên bình diện nền kinh tế, so với cách đây mấy năm sự khó khăn đã thấm dần vào xã hội.
      Tính về sức dân, thu nhập thì yếu kém cộng thêm bốn năm liền chịu đựng mức lạm phát lớn (kể từ năm 2008 đến nay), cũng trong thời gian đó khối doanh nghiệp cũng suy yếu khi phải chống đỡ đồng thời cả lạm phát và lãi suất cao. Có nghĩa là trên thị trường đang có những vấn đề nghiêm trọng.
      Tập hợp cả hai yếu tố, cho thấy cấu trúc thị trường hiện đang yếu cả bên cung lẫn bên cầu, chưa kể là thị trường thế giới đang gây tác động kép làm suy yếu thêm nền kinh tế trong nước.
      Do đó không thể ngồi chờ khó khăn dội vào tiếp mà chúng ta phải chuẩn bị trước tâm lý cộng hưởng của các yếu tố tiêu cực. Không nên như trước đây, nhiều khi chúng ta bàn là chỉ nhặt ra vài yếu tố cụ thể, không bao quát được hết vấn đề.
      Cụ thể, cách tư duy đúng nhất ở đây có hai điểm, một mặt chúng ta phải tính đến độ trễ của chính sách tiền tệ, chứ không phải nền kinh tế có dấu hiệu hơi ổn một chút là chúng ta đã có thể phấn khởi ngay. Phải chờ cho kinh tế có sự ổn định thật thì lúc đó hãy nghĩ đến chuyện thay đổi chính sách, nếu không chắc chắn lại sinh chuyện ngay.
      Kinh nghiệm những năm trước, khi nền kinh tế vừa mới có dấu hiện ổn ổn một chút thì lập tức chính sách đã được thay đổi khiến thị trường bị quay lại tình trạng yếu đến mức chỉ cần “hơi gặp gió” một chút là gục trở lại.
      Thứ hai, trong tất cả các tình thần chia sẻ của nhà nước với doanh nghiệp thì lúc này là cần phải thể hiện ra.
      Nếu chúng ta bàn riêng từng chính sách một thì không thấy hết được sự chia sẻ giữa nhà nước với doanh nghiệp là gì, chính sách tiền tệ là phục vụ doanh nghiệp và chính sách tài khóa là phục vụ nhà nước.
      Chia sẻ gánh nặng của chính sách tiền tệ, thì chính sách tài khóa phải thắt lưng buộc bụng, đồng thời Chính phủ phải thể hiện bằng cách bơm một lượng tiền ra nền kinh tế.
      Phải biến thành hành động, lúc đó nền kinh tế mới có thể tốt lên được, còn nếu chúng ta chỉ bàn tới những chính sách tiền tệ đơn độc sẽ không giải quyết được tính tổng thể.
      - Như vậy nửa cuối của năm nay, “ánh sáng” vẫn chưa thể chiếu rọi tới thị trường chứng khoán?
      Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Nền kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng lình xình thì thị trường chứng khoán làm sao khởi sắc được. Bây giờ mà cứ hò hét, thổi niềm tin về sự tươi rói của thị trường chứng khoán tức là chúng ta thúc đẩy những nhà đầu tư vốn đang khó khăn tiếp tục lao vào “vực xoáy”, đâm sầm vào những cái bẫy của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp.
      Trong trò chơi, không thể nói các nhà đầu cơ là đạo đức kém. Họ là những người rất đáng kính trọng và có tài sử dụng sức mạnh kinh tế để kiếm lời. Trong khi, vì lòng tham chúng ta chạy theo họ thì sẽ bị trả giá bởi lực bất tòng tâm, không đủ trường vốn là “rớt xuống ruộng” thôi./.
      Hạnh Nguyễn
      VIETNAM+



      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post thanh_trinh1981

      Câu trả lời chốt hạ của B TS thực sự...có vấn đề!!!. Câu nói của ông ý đang ám chỉ đến 1 nơi "chốn" để "chơi" chứ ko phải để "Đầu Tư..." & ông ấy ý thực sự chưa hiểu hết " hành động" của những người mà ông ý cho là "nhà đầu cơ chuyên nghiệp"...

      Vậy nên ông ấy vẫn kính trọng họ & cho là họ không vi phạm đạo đức trong KD TTCKVN!!!.

      Dẫu biết rằng KT còn khó khăn nhưng là 1 TS ông ấy phải hiểu rõ bản chất của từ "ĐẦU TƯ" là gì chứ??? Tại sao người ta lại gọi là TTCK??? TTCK là gi???

      TTCK là nơi DN phát hành CP nhằm huy động vốn nhàn rỗi từ dân chúng, mục đích là dùng nguồn vốn đó phục vụ cho quá trình SXKD.

      Còn vì sao NĐT lại đầu tư tiền vào TTCK??? là vì họ có tiền nhàn rỗi muốn thông qua kênh CK để tìm 1 DN mà họ cho là có triển vọng, họ mua CP của DN đó với sự kỳ vọng tương lai KT sáng sủa, tình hình KDSX của DN đó làm ăn thuận lợi, họ sẽ kiếm được những khoản lợi nhuận từ việc mua CP của DN trước đó.

      Vậy nên khi KT khó khăn, doanh nghiệp thiếu vốn SXKD... đây mới là lúc cần vốn của NĐT nhất. Khi doanh nghiệp có được vốn công việc KDSX ổn định, sức khỏe của DN mạnh dần lên đó là lúc NĐT gặt hái thành quả.

      Nếu nói như ông TS thì cứ KT vĩ mô còn lình xình thì NĐT nên đứng ngoài chờ KT sáng sủa mới lao vào àh???

      Ông TS không hiểu nguyên lý "hành động" của những NĐT mà ông ý đặt cho cái tên là "nhà đầu cơ chuyên nghiệp" rồi...! Tư duy như ông ý mới chính là đặt NĐT chân chính vào cái bẫy.

      Những "Nhà đầu cơ chuyên nghiệp" họ không nhằm lúc KT sáng sủa mới ĐT mà luôn luôn đi ngược lại với nguyên lý vận hành của nền KT... Khi KT khó khăn ko ai mua thì họ giải ngân... Khi KT sáng sủa, các NĐT tranh nhau mua thì họ lại bán ra thu hồi vốn và chốt lời. Đó mới là bản chất thật sự của TTCK.

      Mà hình như ông TS cũng thích kiểu ĐT lướt sóng thì phải, không hề thấy đả động đến chiến lược ĐT dài hạn...!

      Toàn những chuyên gia cấp cao, chuyên tư vấn tài chính cho Chính Phủ mà tư duy như vậy chả trách TTCKVN cứ teo tóp... méo mó là phải. Đến bao giờ TTCKVN mới tròn trịa được...???

      Thất vọng toàn phần


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Lam Son 719

      Tổng hợp các nhận định chuyên gia, báo cáo của cơ quan chuyên trách Nhà nước sẽ thấy rõ vấn đề TS Thiên đánh giá là có cơ sở.
      NĐT “nho nhỏ” nên sáng suốt để có kế hoạch đầu tư thích hợp.


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Lam Son 719

      Lời đánh giá cảnh báo của TS thiên lẽ ra phải có từ sớm để các NĐT con con đỡ thiệt thân. Vừa đúng về phân tích cơ bản KT vĩ mô vừa sát tình hình thực tế thời gian qua (ít ra cũng đã qua 2 quí), thị trường CK như con thuyền bị rò thủng, được trám trét qua loa nên cứ dập dềnh và chung qui là chìm từ từ. Cần đại tu mới hoạt động tốt và an toàn được, sẽ mất thời gian và cần sửa chữa đúng chỗ. Thời gian ngắn sẽ chứng minh ?


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    5. #5
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post hoan hô thanh trinh...

      Nếu Thanh Trinh thay vào chỗ ông tiến sĩ kia thì bà con sẽ được nhờ ...


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    6. #6
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Canh toàn sâu

      Thật đáng tiếc , ông Thiên mà lại có suy nghĩ nghiệp dư như vậy về TTCK .Mới biệt , đứa con ghẻ này khó phát triển như thế nào .


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    7. #7
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Nvh

      Đáng lẽ ở vào vị trí ông phải nên nói: Làm sao để phát triển TTCK trong giai đoạn khó khăn này để thị trường đúng với vị trí của nó là nơi huy động vốn hiệu quả, chi phí thấp thay vì vay ngân hàng với lãi suất cao.
      Thật buồn...


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    8. #8
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Duy Hung

      Khi VNI 1170 điểm thì hô bà con mua vào còn giờ nó chỉ tương đương khoảng 300 điểm thì bảo rủi ro. Đi nhận định thị trường chứng khoán như sới bạc chỉ để lướt sóng mà không có quan niệm đầu tư.


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    9. #9
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Rùa

      @ Các nhà chơi chứng khoán. Ông tiến sỹ đang có một cái nhìn chính xác không ru ngủ dân Việt Nam như là đường lối đang đúng, kinh tế vĩ mô đang tốt... Các bạn có biết là hệ số vỡ nợ nước ta là bao nhiêu không?

      Ông ts cho chúng ta, những con thiêu thân một lời cảnh báo rằng nền kinh tế VN đang hết sức khó khăn vì vậy đừng mong gì về một TTCK tươi sáng trong năm nay.

      Các bạn đã tham gia ttckvn được bao lâu rồi? Và tính tổng thể vồn từ lúc chơi chứng khoán đến giờ bạn lãi hay vẫn còn âm?

      Hãy tự trách mình trước khi trách người khác.
      Tôi có nghe một câu nói: Bạn hay bị bắt thì bạn không phải là kẻ cắp giỏi. Câu này cũng có thể áp dụng cho chơi ck đấy các bạn à.


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    10. #10
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post abc

      Tôi thấy ông Thiên nói chính xác. Bọn đầu cơ, tổ lái có vốn lớn, có điều kiện truyền thông trên TV, internet dưới hình thức nhận định, phân tích, có đội ngũ môi giới hùng hậu có miệng nói dẻo như kẹo. Để tạo sóng đánh lên đánh xuống, để làm thịt NĐT nhỏ lẻ. Thịt mãi rồi cũng hết, NĐT nhỏ lẻ đã chết gần hết rồi còn đâu.

      Nay nhà nước nên cứu dân nghèo, dẹp ngay sòng bạc ck để mọi người quay về làm ăn chân chính tạo ra của cải vật chất cho XH


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    11. #11
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post NamLong

      Như vậy là "con thuyền" TTCKVN còn có nhiều vấn đề; đã bị "thủng" và đâu đó rất nhiều lỗ đang bị "mọt". Đề nghị các cơ quan chức năng có biệt pháp "gia cố" để "con thuyền" được ra "biển lớn".

      Nhưng vấn đề là trong TTCK nếu không có niềm tin thì làm sao có kẻ mua người bán? Mà nếu không có kẻ mua người bán thì còn làm sao gọi là thị trường?. Trong giai đoạn này nên tạo niềm tin xa hay gần chứ không nên tao niềm tin "tươi rói".


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    12. #12
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post thanh_trinh1981 to abc & Rùa

      Vậy thì khi nền kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng lình xình, ông ý có thể động viên tình thần NĐT bằng những câu tương tự như "Chúng ta hãy lạc quan nhìn vào tương lai và có thể kỳ vọng vào TTCK trong dài hạn thay vì 6 tháng..." Nói như vậy có phải là hợp lý hơn ko???

      Trong cuộc sống có khi nào là không có khó khăn... Vấn đề là phải có niềm tin và sự lạc quan vào tương lai thì làm việc mới có hiệu quả chứ.


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    13. #13
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post 2lua

      Sự quản lý không chặt chẻ đã làm cho cá mập đã biến kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế thành trò chơi, sự thua lỗ thuộc về nhà đầu tư chân chính, buồn nhĩ!


      Xem bài viết: Tiến sĩ Trần Đình Thiên: "Hò hét chứng khoán là đẩy nhà đầu tư vào vực"

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình