Ngân hàng “ăn hết” lãi của doanh nghiệp
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Ngân hàng “ăn hết” lãi của doanh nghiệp

      Ngân hàng “ăn hết” lãi của doanh nghiệp
      Theo phản ánh của nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng hiện nay đang “ăn hết” lợi nhuận của hầu hết các DN. Để bảo toàn vốn, một số DN phải “co” quy mô lại. Thậm chí, một số DN đã phải bán một phần tài sản cố định để trả nợ hoặc cơ cấu lại nguồn vốn để sản xuất.
      Đa số các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay đều chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng. Vì thế, khi lãi suất cho vay trên thị trường đang ở mức cao ngất ngưởng (tối đa có thể lên tới 27%/năm) đã đẩy không ít DN, đặc biệt là DN có quy mô vừa và nhỏ vào tình thế “quá sức chịu đựng”.

      Lãi suất đang “ăn hết” lợi nhuận
      Trong buổi làm việc giữa các Hiệp hội Doanh nghiệp với lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa diễn ra tại Hà Nội, đại diện đến từ các hiệp hội đều than thở: Lãi suất hiện ở mức quá cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Ở thời điểm này, hầu hết các DN kinh doanh đều không có lãi bởi số lãi có được chủ yếu đều được mang đi để trả lãi cho ngân hàng. Hay nói cách khác, lãi suất hiện nay đang “ăn hết” lợi nhuận của hầu hết các DN.
      Ông Tăng Văn Hấn, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Lãi suất hiện nay vay tới 23% là quá cao. Trong khi đó, riêng với ngành Dệt may, kể cả ngân hàng có cho vay lãi suất thấp hơn nữa thì các DN vẫn khó “trụ”. Cũng theo vị lãnh đạo này, không ít DN ngành Dệt may có quy mô khoảng vài trăm công nhân hiện rất vất vả “chạy” tiền để trả lương cho công nhân, khi tiền thanh toán đơn hàng xuất khẩu chưa kịp về tài khoản. Với lãi suất hiện nay, dù chỉ vay ngắn hạn, DN cũng rất khó trụ vững bằng số tiền công ít ỏi từ các hợp đồng may gia công.
      Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cũng xác nhận: Thời gian qua nhiều DN phân phối, bán lẻ đã lao đao trước thực trạng giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục, trong khi DN không thể tự tăng giá bán ra với tỷ lệ tương ứng. Cũng theo bà Loan, mặc dù về lý thuyết tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa những tháng qua luôn ở mức trên 20%, nhưng thực ra tỷ lệ này chỉ đạt mức hơn 7% nếu trừ đi mức độ lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh của DN thuộc lĩnh vực này đang giảm sút mạnh.
      Việc lãi suất đang ở mức quá cao, trong khi sức mua trên thị trường lại đang giảm sút, không chỉ làm cho các DN có quy mô vừa và nhỏ “điêu đứng”, mà còn khiến cho kế hoạch kinh doanh của không ít các DN có quy mô lớn cũng bị “phá sản”. Giám đốc một doanh nghiệp ngành sợi có quy mô 400 công nhân ở Hà Nội chia sẻ: Nguồn vốn tự có của công ty chỉ đáp ứng được 30% chi phí đầu vào, còn lại DN phải thế chấp tài sản để vay ngân hàng. Và với mức lãi suất trên 20% như hiện nay, để có thể tiếp tục cầm cự, công ty đang phải “co lại” bằng cách bỏ bớt đơn hàng, đồng thời thực hiện chế độ cho công nhân đi làm 2/3 thời gian so với trước đây.
      Còn lãnh đạo một công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư tại Hà Nội cho biết: Mặc dù công ty đang kinh doanh bằng nguồn vốn tự có là chủ yếu, chỉ có một khối lượng rất nhỏ là vốn vay ngân hàng với lãi suất trên 20%. Tuy nhiên, đồng vốn bỏ ra quá lớn trong khi tốc độ tiêu thụ sản phẩm lại quá chậm, nên các kế hoạch về lợi nhuận của DN hầu như đều “thất bại”. Để bảo toàn nguồn vốn, công ty đã phải “thu gọn” lại quy mô bằng cách dừng đầu tư vào một số dự án.
      Doanh nghiệp có nguy cơ phải bán tài sản vì thiếu vốn
      Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng: Đánh giá về mức độ khó khăn và sức chịu đựng của DN hiện nay so với thời kỳ 2008, hiện đang có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ một vài phần trăm DN đang đuối sức. Trong khi đó luồng ý kiến thứ hai lại khẳng định, đa số các DN, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang đuối sức và Chính phủ cần phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ DN.
      Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, trên thực tế, nhiều DN đang kinh doanh do khó khăn nên đã phải “ăn” cả vào phần vốn dự trữ. Và nếu tình hình tiếp tục không có chuyển biến thì dần dần số vốn dự trữ đó cũng sẽ cạn kiệt. Nguy cơ một số DN phải bán một phần tài sản cố định hiện có để cải thiện nguồn vốn là chuyện hoàn toàn có thật. Và nguy cơ này càng trở nên rõ ràng hơn khi theo một công bố mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong năm 2010, Việt Nam đã có tới 345 thương vụ mua bán, sáp nhập DN (M&A) được công bố với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,7 tỷ USD, tăng 65% về giá trị so với năm 2009.
      Trong đó, điển hình nhất có thể kể đến vụ Công ty cổ phần Dược Viễn Đông (DVD) với việc các cổ đông đã chấp thuận kế hoạch bán một số tài sản hiện có để thanh toán khoản lãi vay ngân hàng là 728 tỷ đồng của năm 2010, đồng thời để bổ sung nguồn vốn tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Lý do để các công ty bán các tài sản được đưa ra nhiều, nhưng theo các chuyên gia, đa số các DN bán tài sản đều có khó khăn về vốn, kinh doanh thua lỗ. Bất đắc dĩ, họ đã phải bán bớt một số tài sản để trả nợ, đồng thời cơ cấu lại nguồn vốn và sản xuất.
      Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết thêm: Diễn biến chung của nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, lạm phát của Việt Nam năm 2011 khó kiềm chế dưới 15% nên trong ngắn hạn lãi suất ngân hàng vẫn có thể tiếp tục được duy trì ở mức cao.
      Vì thế, trong một chừng mực nào đó, DN cũng phải chấp nhận “vượt khó” để ủng hộ nhiệm vụ chống lạm phát với chính phủ bằng cách tiết kiệm, cân đối lại nguồn vốn, tái cấu trúc để tồn tại và phát triển. Đồng thời, Chính phủ cũng có thể chia sẻ với DN bằng cách giãn thuế hoặc giảm thuế giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn này
      Huyền Thanh
      công an nhân dân



      Xem bài viết: Ngân hàng “ăn hết” lãi của doanh nghiệp

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post lá cải

      trên thế giới lãi suất cao rất dễ hạ vì không hạ không ai vay ngân hàng phá sản

      ở việt nam lãi xuất hạ chuyện khó như đi trên dây với 3 lý do:

      1/ ngân hàng không có cơ chế phá sản vì vậy tăng lãi suất thì tăng lợi , tăng rủi ro thì đã có NHNN hậu sự.do ngân hàng TM vô tư rượt đuổi lãi suất mà không sợ phá sản

      2/ đối tượng vay : cho dù lãi suất có tăng đến 50% năm thì vẫn có nhiều công ty vay( 90% là công ty nhà nước) .đối tượng này cũng không hề sợ lỗ vì tiền của dân mà. lời thì nhách mép khoe khoan lỗ thì lấy tiền thuế của dân mà đóng.
      một đất nước mà luôn có 2 thành phần như thế thì làm sao lãi suất hạ được.tôi không biết chính phủ có nhận ra điều này hay không? hay nhận ra mà không có cách thay đổi! đáng buồn


      Xem bài viết: Ngân hàng “ăn hết” lãi của doanh nghiệp

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 27-05-2011, 11:00 AM
    2. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 04-09-2010, 10:12 PM
    3. Agriseco Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp
      By quanluongson in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 16
      Bài viết cuối: 22-02-2010, 04:20 PM
    4. DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH CỦA PHÚ THỌ!!!!!!!!!
      By clubxiangqi in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 21-03-2007, 12:35 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình