Cuộc chiến giữa các tiểu gia di động
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Cuộc chiến giữa các tiểu gia di động

      Cuộc chiến giữa các tiểu gia di động
      Beeline đặt tham vọng đứng vị trí số một trong nhóm các tiểu gia viễn thông; S-Fone nghĩ cách chuyển giao công nghệ để chiếm lĩnh thị trường. Vietnamobile cũng tung chiêu với gói cước siêu rẻ.

      Sáng 24/6, Beeline tuyên bố "quay trở lại thị trường" với mức cam kết đầu tư của đối tác ngoại lên tới 500 triệu đôla Mỹ khiến giới chuyên gia liên tưởng tới một cuộc đua mới trên thị trường di động.
      Ngoài tuyên bố về chiến lược đầu tư, tại cuộc họp báo này, Beeline cũng công bố CEO mới là ông Michael Cluzel, người có nhiều kinh nghiệm trong việc chiếm lĩnh thị trường viễn thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
      Beeline lý giải việc thay tướng giữa dòng này là để thích ứng với thực tế của thị trường và những bài học xương máu mà họ học được sau 2 năm hiện diện ở thị trường Việt Nam. Ông Michael cho rằng với khoản đầu tư mới, Beeline sẽ có cơ sở để mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng, tăng thị phần. "Tham vọng của chúng tôi là trở thành mạng di động thứ 4 tại Việt Nam, sau MobiFone, VinaPhone và Viettel. Điều này có nghĩa, chúng tôi sẽ đứng vị trí số 1 trong 4 mạng di động còn lại", ông Michael chia sẻ.
      Không chạy đua giảm giá, Beeline cho biết sẽ tập trung tổng lực vào việc phát triển hạ tầng, mạng lưới, tăng phạm vi phủ sóng để sớm có được nhiều triệu thuê bao, thay cho con số chưa đến 800.000 hiện tại.
      Cùng tham vọng giữ "ngôi vương" trong giới tiểu gia, thời gian qua, hãng viễn thông Vietnamobile liên tiếp tung ra thị trường các gói cước siêu rẻ, cho phép khách hàng gọi miễn phí nội mạng và đại hạ giá các cuộc gọi liên mạng. Lãnh đạo cấp cao của Vietnamobile bày tỏ tham vọng sẽ giữ vị trí thứ 4 thị trường, sau Viettel, MobiFone, VinaPhone, về số lượng thuê bao, vùng phủ sóng và sức hấp dẫn của dịch vụ. Trong số 4 tiểu gia, hãng viễn thông này đang có lượng thuê bao lớn nhất với con số gần 10 triệu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tung ra thị trường những gói cước gây sốc để kích cầu tiêu dùng và chiếm lĩnh thị phần còn lại", vị lãnh đạo hãng cho biết.
      S-Fone sau một thời gian rơi vào cảnh khó khăn về vốn do bất đồng quan điểm với đối tác ngoại cũng tuyên bố sự trở lại của mình trên thị trường. Tổng giám đốc S-Fone - Phạm Tiến Thịnh cho biết hãng đang hoàn tất việc chuyển đổi mô hình hoạt động để tìm kiếm đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Khi vấn đề vốn được giải quyết và ổn định, hãng sẽ tập trung tổng lực để thúc đẩy các hoạt động cạnh tranh về giá cước, chất lượng, dịch vụ giá trị gia tăng...
      "Thời gian qua, S-Fone hoạt động khá trầm lắng do quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động. Chúng tôi đang nỗ lực vượt qua giai đoạn này để hiện diện mạnh mẽ trên thị trường bằng việc tạo ra dịch vụ chất lượng và giá cả hợp lý, xứng đáng với đồng tiền mà người tiêu dùng bỏ ra", Tổng giám đốc Phạm Tiến Thịnh, chia sẻ.
      Trong số 4 tiểu gia di động gồm Vietnamobile, Beeline, S-Fone và EVN Telecom, thì mạng di động điện lực 096 hoạt động mờ nhạt nhất trên thị trường. Dù rằng, EVN Telecom là hãng duy nhất trong số này triển khai giấy phép 3G với số vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Do hạn chế về công nghệ, lối tư duy độc quyền, hãng viễn thông này đang gặp không ít trở ngại trong việc kêu gọi đầu tư.
      Giới chuyên gia nhận định từ nay đến năm 2013, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ phát triển theo chiều sâu, sau khi trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng. Do vậy, để tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới.
      Thị trường viễn thông Việt Nam đang thiết lập trật tự giữa - mạng di động đại gia, gồm Viettel, MobiFone, VinaPhone và các tiểu gia viễn thông - Vietnamobile, Beeline, S-Fone và EVN Telecom. "Hai năm tiếp theo được coi là giai đoạn thử lửa, các hãng viễn thông nào không đủ sức cạnh tranh sẽ chấp nhận quy luật bị thôn tính - mua bán hoặc sáp nhập...", một chuyên gia nói.
      Hồng Anh
      vnexpress



      Xem bài viết: Cuộc chiến giữa các tiểu gia di động

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Đinh Quỳnh Hương

      EVNTelecom đang đối diện với khoản nợ tài chính khổng lồ gồm 720 tỷ tiền trái phiếu đáo hạn vào năm 2013, hơn 2000 tỷ vay ngân hàng đầu tư cho vào 3G, hơn 1/3 trong tổng số tiền 1800 tỷ tiền thiết bị đầu cuối do EVN phân bổ chưa khâu hao để hoàn trả cho EVN. Trong bối cảnh như vậy, hành trình tìm đối tác đầu tư của EVNTelecom không phải là bài toán dễ có lời giải.

      Thế nhưng không phải mình EVNTelecom mà Điện lực cũng bị kéo vào sa lầy cùng với EVNTelecom. Tổng số tiền Điện lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho EVNTelecom thuê không dưới 4000 tỷ, đó là chưa tính số tiền gần 2000 tỷ do Điện lực đầu tư phục vụ công tác kinh doanh viễn thông công cộng như Showroom, thiết bị đầu cuối ... Tuy nhiên doanh thu năm 2010 quá thấp, Điện lực phải hỗ trợ EVNTelecom bằng phương án cộng doanh thu cột điện vào doanh thu viễn thông công cộng, miễn tiền thuê cơ sở hạ tầng cho EVNTelecom…

      Thông tin Tập đoàn FPT mua 60% vốn điều lệ EVNTelecom và sẽ đầu tư khoản tiền 4000 tỷ. Tưởng như với khoản đầu tư của FPT thì EVNTelecom được giải cứu khỏi nguy cơ phá sản, tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ chỉ cho phép bán 49,4% vốn điều lệ, Tập đoàn FPT không nắm được cổ phần chi phối như mong đợi đã rút khỏi kế hoạch đầu tư vào EVNTelecom.

      Mạng 3G EVNTelecom không có vốn đầu tư mở rộng vùng phủ sóng, do vậy chỉ một số ít khách hàng là người trong ngành điện sử dụng với doanh thu không đáng kể. Thế nhưng mỗi năm Điện lực phải mất vài trăm tỷ tiền thuê vị trí lắp đặt cột anten và nhà trạm.

      Năm 2011 cũng là năm suy thoái của điện thoại cố định không dây. Những năm gần đây nông dân và người dân sử dụng viễn thông công ích là khách hàng chính của Viễn thông Điện lực. Tuy nhiên chương trình viễn thông công ích chấm dứt vào năm 2011 nên khách hàng đồng loạt cắt máy, bên cạnh đó cước điện thoại cố định hiện nay có khi còn đắt hơn điện thoại di động, máy điện thoại cố định không dây thấp nhất là 700 000 đồng trong khi chỉ cần 300 000 đồng có thể đã mua được một máy điện thoại di động, nông dân cả ngày phải làm ngoài đồng nên cần điện thoại di động để liên lạc, nhiều vùng làng quê không thấy bóng dáng máy điện thoại cố định do mỗi người dân đều có máy điện thoại di động.

      Hiện nay Điện lực cũng như EVNTelecom còn tồn đọng một số lượng lớn thiết bị đầu cuối không dây, nhưng phải đành lòng thu hồi một phần vốn theo phương án bán thiết bị đầu cuối giá 300 000 đồng kèm điều kiện sử dụng một năm chỉ cần thuê bao.

      Năm 2011 doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Doanh thu giảm sút một phần do ngầm hoá cáp viễn thông, một phần do giá thuê quá cao nên các nhà mạng đang đầu tư cột để tách cáp ra.

      Như vậy năm 2011, Điện lực phải đối mặt với doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông giảm sút đồng thời phải trích một phần doanh thu cột điện trả tiền thuê vị trí lắp đặt cột anten và nhà trạm, bên cạnh đó với khoản lãi suất vay đầu tư hạ tầng 3G giai đoạn 2 nên có thể Điện lực sẽ mất đi khoản doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông. Vì vậy EVNTelecom hãy tự cứu lấy mình.


      Xem bài viết: Cuộc chiến giữa các tiểu gia di động

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Cuộc chiến... mì gói giữa MasanFood và Acecook VN
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 29-06-2011, 06:49 AM
    2. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 04-12-2008, 10:57 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 29-03-2007, 01:50 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình