Doanh nghiệp Việt Nam và cuộc cạnh tranh trong ‘biển đỏ’
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      36
      Được cám ơn 5 lần trong 4 bài gởi

      Mặc định Doanh nghiệp Việt Nam và cuộc cạnh tranh trong ‘biển đỏ’

      -------------------------
      Bloger: Tiến sĩ Trần Vinh Dự

      Ngày đăng: 17/06/2011
      --------------------------

      Phần trước tôi đã trình bày về các điểm yếu nội tại của DNTN ở Việt Nam. Phần này sẽ đề cập đến một số đặc điểm đáng sợ của thị trường đầu ra của DNTN. Nó sẽ cho chúng ta thấy cuộc chơi mà các DNTN phải đeo đuổi hàng ngày khốc liệt như thế nào.

      Cạnh tranh quá mức

      Điểm đầu tiên rất dễ nhận thấy là trên phần lớn các thị trường, DNTN của VN đang phải hứng chịu cái gọi là cạnh tranh quá mức. Khái niệm mà dân quản trị doanh nghiệp hay dùng để mô tả cho cuộc chơi này là “biển đỏ” (red ocean) – tức là một đại dương tắm máu của những đối thủ đang từng ngày từng giờ giao chiến khốc liệt trong cuộc chơi giành giật khách hàng.

      Thị trường cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán có thể coi là một trong các thị trường cạnh tranh nhất ở Việt Nam. Với tổng cộng 102 công ty chứng khoán (CTCK) cung cấp dịch vụ môi giới trên một thị trường mà tổng khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên không tới 1000 tỷ đồng, nếu coi phí môi giới giao dịch là 0,15% thì trung bình mỗi năm một CTCK chỉ tạo được chưa tới 4 tỷ doanh thu từ môi giới bán lẻ. Với chi phí đầu tư vào hạ tầng công nghệ kỹ thuật, trả lương quản lý và đội ngũ nhân viên môi giới, và thuê mặt bằng làm sàn giao dịch thì rõ ràng cuộc chơi môi giới chứng khoán mà các CTCK đang tham gia là cuộc chơi trên “biển đỏ”, một cuộc chơi chỉ có lỗ mà không có lãi.

      Sức chịu lỗ của các CTCK đang giảm dần sau 4 năm kể từ 2008 khi thị trường bắt đầu tụt dốc kéo theo doanh thu từ môi giới của các CTCK giảm theo. Nhiều CTCK đã lâm vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Điển hình là CTCK Mekong. Vào năm 2008 công ty này bị lỗ hơn 40 tỷ đồng và lỗ lũy kế tính đến thời điểm đó là hơn 28 tỷ đồng. Với vốn góp ban đầu là 22 tỷ đồng, công ty đã phải ghi nhận vốn chủ sở hữu là âm 5,1 tỷ đồng và phải tăng vốn vào năm 2009 để tồn tại.

      Tính đến cuối năm 2010, có nhiều CTCK đang lâm vào tình trạng gần giống như CTCK Mekong hồi cuối 2008. CTCK Tầm Nhìn có vốn pháp định 45 tỷ và lỗ lũy kế tính đến thời điểm này đã là 36.2 tỷ; CTCK Vina (Vina Securities) có vốn pháp định 185 tỷ và lỗ lũy kế tính đến thời điểm này đã là 126.4 tỷ; còn CTCK Hà Nội có vốn pháp định 50 tỷ và lỗ lũy kế tính đến thời điểm này đã là 34.4 tỷ. Tính đến đầu tháng 4 năm nay, trong số 94 CTCK có báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2010 thì có tới 24 công ty bị lỗ với tổng mức lỗ trước thuế là 574 tỷ đồng, số CTCK có lỗ lũy kế là 39 và tổng mức lỗ là 1.794 tỷ đồng.

      Câu chuyện cạnh tranh quá mức bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó cơ bản nhất là do cấu trúc kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam chỉ có lợi thế so sánh trong một số ngành thâm dụng lao động hoặc tài nguyên chứ không có lợi thế trong các ngành thâm dụng kỹ thuật,công nghệ, và sáng tạo vốn là các lĩnh vực có thể đưa doanh nghiệp vào cuộc chơi “biển xanh” - tức là cuộc chơi không có nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ khác. Vì Việt Nam về cơ bản là một nước nghèo tài nguyên, và các ngành khai thác tài nguyên chính của quốc gia như dầu khí hay than đá đều nằm trong tay các công ty nhà nước, DNTN của Việt Nam không có nhiều cơ may tạo chỗ đứng riêng để thoát khỏi cuộc chơi “biển đỏ”.
      Về nguyên tắc, cạnh tranh quá mức không xấu. Nó sẽ là môi trường tốt, dù là khốc liệt, để sàng lọc ra các nhân tố thích hợp nhất. Tuy nhiên, trong ngắn và trung hạn, cạnh tranh quá mức dẫn tới chỗ tỷ suất lợi nhuận của các DNTN thấp làm cho quá trình tích tụ và tập trung vốn để bứt phá không diễn ra nhanh. Thêm vào đó, cạnh tranh quá mức cũng đồng nghĩa với rủi ro bị đào thải cao, vì thế nhiều DNTN trong nhiều ngành của Việt Nam không mấy hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

      Sức ép từ Trung Quốc

      Như một số phận bị trù ếm, Việt Nam nằm cạnh gã khổng lồ Trung Quốc. Quốc gia hơn 1 tỷ dân này vừa có năng lực sản xuất của một nước công nghiệp phát triển vừa có tất cả các đặc điểm của một nước đang phát triển, mà quan trọng nhất là một lực lượng lao động sẵn sàng sản xuất trong những công xưởng “tắm mồ hôi” (sweatshops) để nhận đồng lương chết đói. Sự kết hợp giữa giá nhân công rẻ và năng lực sản xuất vượt trội nhờ quy mô và kỹ thuật/công nghệ đã khiến Trung Quốc gần như có khả năng sản xuất ra tất cả những gì Việt Nam có thể sản xuất ra, nhưng với chi phí rẻ hơn.

      Điều này đặt các DNTN của Việt Nam vào một cuộc chơi mà nếu không khéo thì rất dễ thua ngay trên sân nhà. Trên thực tế, thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay đang tràn ngập hàng tiêu dùng sản xuất từ Trung Quốc, từ xe máy, điện thoại di động đến quần áo, cốc đĩa, ấm chén, rau quả.
      Chỉ trong bốn tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt khoảng 7,1 tỉ USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2010 trong khi xuất khẩu chỉ có gần 3 tỉ USD. Trong năm 2010, cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thâm hụt 12,7 tỉ USD, gần bằng với giá trị nhập siêu của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

      Nhiều người cho rằng Việt Nam nhập siêu nhiều từ Trung Quốc là do cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam với đối tác thương mại này. Việt Nam chủ yếu nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu thô. Tuy nhiên, cần nhớ mặc dù tỷ lệ phần trăm nhập khẩu hàng từ tiêu dùng từ Trung Quốc có thể không lớn, nhưng con số tuyệt đối là rất lớn. Thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan cho thấy riêng nhập hàng tiêu dùng trong năm 2010 từ Trung Quốc chiếm 1,85 tỉ USD, tương đương 32,6% tổng kim ngạch nhập hàng tiêu dùng của cả năm 2010 của cả nước.

      Sau ba năm kể từ năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc đã tăng 54%. Các mặt hàng tiêu dùng nhập nhiều từ Trung Quốc chủ yếu là điện thoại di động, băng đĩa nhạc, thiết bị điện gia đình, hoa quả, rau…Một số con số đáng chú ý là có 82 triệu USD được chi ra để nhập các loại quả; 69 triệu USD nhập khẩu các mặt hàng rau trồng ở Trung Quốc. Trước đó, năm 2009, nhập khẩu một số mặt hàng nông sản như hành, tỏi, nấm từ Trung Quốc là 65 triệu USD; còn các loại quả như cam, táo, lê cũng nhập khoảng 100 triệu USD, tăng 34% so với năm 2008.

    2. #2
      Ngày tham gia
      Mar 2012
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại

      Gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại
      Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, qua công tác quản lý thuế có nhiều dấu hiệu đáng mừng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp khai có lãi trong quý I/2012 tăng 2,4%, quý II/2012 tăng hơn 2,8%.
      Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, trong tháng 6/2012 và 7/2012 có gần 2.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và khoảng gần 47.000 đơn vị thành lập doanh nghiệp mới. Con số được thể hiện thông qua thuế giá trị gia tăng tăng giữa các tháng, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng giữa các quý. Cụ thể, tổng doanh số khai thuế giá trị gia tăng trong tháng 7/2012 tăng 5,3% so với tháng 6/2012 và số doanh nghiệp khai có lãi trong quý 1/2012 tăng 2,4%, quý 2/2012 tăng hơn 2,8%.



      Như vậy, tính đến hết tháng 7/2012, ngành tài chính đã thực hiện gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho gần 100.000 doanh nghiệp, ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng.

      Bên cạnh đó, tháng 7/2012 cũng là tháng đầu tiên Bộ Tài chính thực hiện giảm 3% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động với số tiền khoảng 3.600 tỷ đồng.
      Bộ Tài chính cũng công bố tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng 8 và 8 tháng đầu năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế gửi lên Bộ Tài chính thì, số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đầu năm 2012 là 46.818 doanh nghiệp; trong đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 42.349.
      Về việc giãn thu tiền sử dụng đất, Bộ Tài chính thông báo, tính từ tháng 5/2012 đến nay, ngành thuế đã giãn thu khoảng 1.600 tỷ đồng cho các doanh nghiệp thực sự khó khăn được hưởng chính sách này.
      Tính đến cuối tháng 8, số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh là 20.741 doanh nghiệp (đến cuối tháng 6 là 21.678). Đáng chú ý, trong tháng 8, có 937 doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điều này cho thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp đã có dấu hiệu khả quan hơn..

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Trả lời: 21
      Bài viết cuối: 19-11-2013, 09:13 AM
    2. SRC - Doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất Lốp máy bay
      By Ban Tuot in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 341
      Bài viết cuối: 21-04-2013, 05:48 AM
    3. Trả lời: 104
      Bài viết cuối: 20-12-2011, 03:54 PM
    4. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 15-08-2009, 08:40 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình