HSG đã đi sai một nước cờ?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post HSG đã đi sai một nước cờ?

      HSG đã đi sai một nước cờ?
      Khi tuyên bố rút lui khỏi bất động sản (BĐS) và logistic, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) gián tiếp thừa nhận mình đã đi sai một nước cờ.
      Nước cờ sai của HSG
      Trước ngày 16/06/2011, ít ai nghĩ HSG sẽ từ bỏ mảng BĐS và logistic. Bởi xuyên suốt trong 2 báo cáo thường niên (BCTN) gần nhất (2009 và 2010), ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT HSG nhấn mạnh, mảng BĐS và logistic là 2 lĩnh vực hứa hẹn gia tăng doanh thu, lợi nhuận và cũng như hỗ trợ đắc lực cho HSG.

      HSG đã có những bước đi cụ thể vào các lĩnh vực mới. Theo BCTN năm 2008, HSG đã đầu tư 27.7 tỷ đồng để sở hữu 45% cổ phần ở Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept. Năm 2009, HSG tấn công vào BĐS với chuỗi 3 dự án: Cao ốc căn hộ Phố Đông hoa Sen, căn hộ Hoa Sen Phước Long B và căn hộ Hoa Sen Riverside. Trừ dự án Phố Đông – Hoa Sen là Công ty góp 50% vốn, 2 dự án BĐS còn lại đều do HSG đầu tư 100% vốn. Nếu thực hiện đầu tư đầy đủ, HSG sẽ phải chi tổng cộng 1,266 tỷ đồng cho 3 dự án trên, chứ không chỉ dừng lại ở giải ngân 155 tỷ đồng tính đến cuối tháng 9/2010. Năm 2010, HSG bỏ ra 52.25 tỷ đồng để mua đất ở 123 Trần Não, Quận 2, TPHCM với ý định xây trụ sở Hoa Sen Group.
      Tuy nhiên mọi kế hoạch sẽ phải dừng lại do ĐHCĐ bất thường của HSG (16/06/2011) nhất trí chủ trưởng chuyển nhượng toàn bộ 2 dự án BĐS do đầu tư 100%, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 123 Trần Não cũng như rút lui khỏi dự án Cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept. Tính ra, HSG chỉ giữ lại dự án Phố Đông – Hoa Sen sắp hoàn thành vào quý IV/2011.
      Tại ĐHCĐ bất thường, ông Vũ cho biết một số đơn vị đã đặt vấn đề mua và nguồn thu ước tính từ chuyển nhượng các dự án khoảng 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, có thể cổ đông sẽ khó hài lòng với mức lãi này. Vì những kỳ vọng khi đầu tư vào HSG, cổ đông đã bị thiệt hại. Tổn thất niềm tin càng lớn khi HSG rút lui khỏi BĐS vào đúng thời điểm thị trường BĐS thê thảm nhất.
      Trong khi đó gánh nặng tài chính đang đè nặng lên vai HSG. Công ty đã giải ngân được ½ trong tổng vốn đầu tư 2,200 tỷ đồng vào nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và nhà máy ống thép, ống nhựa vật liệu xây dựng Hoa Sen giai đoạn 2. HSG vẫn cần huy động thêm ½ tổng vốn vào 2 dự án này nhưng con đường gọi vốn của HSG vẫn rất chông gai.
      Năm 2010, HSG đã không như ý trong kế hoạch tăng vốn, chỉ chào bán được 12,9 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư lớn và công nhân viên. Theo báo cáo kiểm toán niên độ 2009 – 2010, HSG có mức nợ chiếm 64% tổng tài sản và gấp 1,8 lần so với vốn chủ sở hữu. Trong đó 85% là nợ ngắn hạn. HSG đang chịu một áp lực lãi vay rất lớn. Báo cáo tài chính trong 4 quý gần đây cho thấy, HSG đều phải dành hơn 50 tỷ đồng mỗi quý để trả lãi vay, tăng 2 – 3 lần so với cùng kỳ. Vì thế, dù phía công ty phủ nhận, nhưng nhà đầu tư vẫn nghiêng về khả năng HSG chuyển nhượng dự án vì thiếu vốn.
      Bài học cũ
      Một số chuyên gia cho rằng, HSG sẽ không đến mức phải cơ cấu lại tài sản nếu cẩn thận hơn trong quyết định đầu tư.
      Tại thời điểm HSG tham gia vào BĐS, diễn biến thị trường cũng ở trong trạng thái đóng băng như bây giờ. Tuy nhiên, trong lúc VNM, REE có những bước điểu chỉnh thận trọng trong chiến lược đầu tư vào BĐS thì HSG vẫn hồ hởi. HSG tin rằng, với nguồn thặng dư hơn 88,2 tỷ đồng từ đợt phát hành lần đầu và tăng lên 451,5 tỷ đồng đến tháng 9/2010, công ty có khả năng theo đuổi những dự án bất động sản có vốn 500 – 600 tỷ đồng. HSG cũng tin, chi phí lãi vay sẽ không ảnh hưởng đến doanhg nghiệp khi mức lãi vay trong nhiều năm dưới 14%/năm.
      Tuy nhiên, diễn biến thực tế đã không theo như tính toán của HSG. Bất ngờ hơn, cả hai lĩnh vực mà HSG dành nhiều tâm huyết là ngành thép và BĐS đều chịu rủi ro từ yếu tố vĩ mô. Vì thế, HSG đang chịu ảnh hưởng kép từ biến động vĩ mô.
      HSG hoạt động trong ngành nhiều biến động, lẽ ra có thể tránh được “bão” nếu biết phòng bị. HSG cũng sẽ không rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính nếu lĩnh vực đầu tư vấn công thuộc ngành phòng thủ, thay vì bất động sản nhiều rủi ro”, một chuyên gia nhận định.
      Bài học tấn công – phòng thủ này tuy không mới nhưng xem ra chưa bao giờ là cũ, nhất là với những doanh nghiệp đang dồi dào nguồn tiền và có ý định bước sang lĩnh vực mới.
      Ngọc Thủy
      Đầu tư chứng khoán



      Xem bài viết: HSG đã đi sai một nước cờ?

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post minhduc

      Không phải chỉ mình HSG đi sai nước cờ mà còn nhiều DN khác đang và đã đi sai đường khi không tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình mà đi lấn sân sang lĩnh vực BĐS và CK.

      Bài học này đã có từ lâu nhưng chưa mấy người rút ra được bài học


      Xem bài viết: HSG đã đi sai một nước cờ?

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Những sai lầm hàng ngày của một thằng ĐẦN
      By Adaptive in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 276
      Bài viết cuối: 20-11-2009, 10:06 AM
    2. Lịch sử sẽ phán quyết sai lầm của Lehman một cách nghiêm khắc
      By VFinance in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 12-09-2009, 09:50 AM
    3. Có một ví dụ trong VietStock về khớp lệnh đã bị sai!?
      By ngoc_thien in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 12-07-2009, 11:29 AM
    4. Sai lầm hay mắc phải của một nhà đầu tư nhỏ
      By chứng khoán phủi in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 12-05-2009, 02:30 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình