Ngân hàng đua nước rút giảm tín dụng phi sản xuất
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 3 của 3

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Ngân hàng đua nước rút giảm tín dụng phi sản xuất

      Ngân hàng đua nước rút giảm tín dụng phi sản xuất

      Ngày 30/6, thời hạn đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất trong tổng dư nợ về dưới 22% đang đến rất gần, đồng nghĩa với sức ép thực thi yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đối với một số ngân hàng trở nên căng thẳng.
      Cuộc đua nước rút
      Nhiều ngân hàng đang chạy đua nước rút để thực hiện đúng lộ trình là đến 30/6 đưa tín dụng phi sản xuất chỉ còn chiếm tỷ trọng 22% tổng dư nợ và 31/12/2011 là 16%.
      Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc giảm tỷ lệ tín dụng phi sản xuất, nhưng các ngân hàng cũng đang nỗ lực để đáp ứng yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất được điều chỉnh phù hợp.
      Ông Lê Đức Thọ, Phó Tổng Giám đốc VietinBank (CTG), cho biết tính đến 9/6, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank đạt 256.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 10,2%, mức tăng này chủ yếu vào thời điểm tháng Một và tháng Hai, hiện dư nợ đang có xu hướng giảm dần. Cơ cấu cho vay chủ yếu tập trung vào sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, chỉ tính riêng cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo đã đạt trên 50.000 tỷ đồng, chiếm 19% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank.
      Đặc biệt, VietinBank tuân thủ nghiêm quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay phi sản xuất. Đến nay, tỷ lệ cho vay này chỉ chiếm 10,1% trên tổng dư nợ, trong đó chứng khoán 0,01%, tiêu dùng 4%, bất động sản 6,1%.
      Để đạt được mức này, ông Thọ cho biết, VietinBank chỉ đạo quyết liệt tới từng chi nhánh theo tiêu chí phải tăng trưởng được nguồn vốn mới được tăng trưởng tín dụng; hạn chế cho vay một số ngành cung vượt quá cầu như kinh doanh tàu thủy, đóng tàu; đối với các dự án bất động sản, đang tạm dừng các dự án mới phát sinh.
      Còn theo Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank, ông Hà Văn Thắm, từ đầu năm đến nay Ngân hàng chủ yếu tập trung cơ cấu lại tài sản nên dư nợ không thay đổi nhiều. Đồng thời, dư nợ cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất đến thời điểm này chỉ còn chiếm khoảng 23% trong tổng dư nợ và chắc chắn sẽ đạt mức 22% vào cuối tháng 6 này.
      Thậm chí, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (TechcomBank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) hiện đã đưa tỷ lệ cho vay phi sản xuất về dưới mức 22%.
      Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được mục tiêu là đưa tín dụng phi sản xuất về mức 22% như yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
      Lãnh đạo một Ngân hàng thương mại cổ phần có mức tăng trưởng tín dụng phi sản xuất trên 30% cho rằng, với đặc thù là ngân hàng bán lẻ, từ trước đến nay chủ yếu là khách hàng cá nhân, phần lớn là các khoản vay trung và dài hạn, thời hạn trả khá lâu ví dụ như cho vay kinh doanh vận tải. Vì vậy, mặc dù ngân hàng đã hết sức cố gắng, không cho vay mới đối với các khoản vay phi sản xuất và tích cực thu hồi các món vay đến hạn, song khó đạt được lộ trình như yêu cầu.
      Một số ngân hàng khác lại cho rằng, khó khăn nhất là việc giảm tỷ lệ tín dụng đối với các khoản vay bất động sản. “Thu hồi các khoản vay như chứng khoán, tiêu dùng… không phải là vấn đề quá khó vì đây là các khoản vay ngắn hạn, tài sản thế chấp là các loại hàng hóa mà ngân hàng có thể nhanh chóng phát mãi để thu hồi vốn. Tuy nhiên, với các khoản vay đầu tư bất động sản khiến ngân hàng phải tính toán vì phần lớn các khoản vay này là trung và dài hạn hàng chục năm, ngắn thì cũng phải 2-3 năm”, đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần than thở.
      Thông thường, với tín dụng bất động sản, khách hàng thường phải trả cả gốc và lãi hàng tháng. Thế nhưng trong bối cảnh lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản ảm đạm, các căn hộ chung cư bán giá gốc cũng không mấy thu hút được người mua thì việc thu hồi nợ từ phía khách hàng khiến các ngân hàng “mất ăn, mất ngủ”.
      Một số ngân hàng cho rằng, nên quy định mỗi ngân hàng phải đưa tín dụng phi sản xuất về các tỷ lệ khác nhau tùy vào quy mô vốn cũng như tình hình tăng trưởng dư nợ chung của các ngân hàng sẽ hợp lý hơn.
      Kiên quyết không lùi thời hạn
      Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 17/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định, sẽ không lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tín dụng phi sản xuất 22% trên tổng dư nợ cho vay vào cuối tháng 6 này.
      Thống đốc cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ có chế tài xử lý với tất cả các ngân hàng không tuân thủ quy định đúng thời hạn.
      Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận một số ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất mà chủ yếu là cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng về 22% vào cuối tháng Sáu này theo quy định.
      Tuy nhiên, Thống đốc cũng cho rằng do quy định giảm tỷ lệ tín dụng phi sản xuất đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành từ đầu tháng 3, nên các ngân hàng có đủ thời gian để giảm dần dư nợ tín dụng phi sản xuất của mình vào cuối tháng 6.
      Cũng theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, cho đến cuối tháng Năm vẫn còn 18 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đang có dự nợ phi sản xuất cao hơn 22%, trong đó có 9 ngân hàng có dư nợ phi sản xuất trên 30%.
      Một vướng mắc của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện quy định này là hiện chưa có tiêu chí rõ ràng để phân biệt tín dụng sản xuất và phi sản xuất. Đơn cử như tín dụng bất động sản được xem là thuộc phi sản xuất, nhưng thực tế có nhiều khoản vay bất động sản nhằm phục vụ sản xuất như xây dựng cơ sở hạ tầng.
      Trả lời về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng để có nghiên cứu tổng thể về thị trường bất động sản nhằm giải quyết các vướng mắc trên./
      Minh Thúy
      VIETNAM+

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Tuýt còi

      Các Ông NHNN này nói mãi vẫn ko nghe và làm theo ý mình.
      Đối với các NH đã cho vay BĐS trước khi có quyết định với tỉ lệ lớn thì làm sao thu hồi kịp trong vòng 3 tháng trong khi thời gian cho vay là từ 5 năm trở lên.

      Tất nhiên là phải nhanh chóng xem xét lại việc cho vay XD cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa là ko được tính vào.

      Còn vị lãnh đạo NH nào đó nói cho vay kinh doanh vận tải cũng tính vào đây thì phải xem xét lại. Đã gọi là kinh doanh thì còn gì dính đến phi sản xuất.


      Xem bài viết: Ngân hàng đua nước rút giảm tín dụng phi sản xuất

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Ankhang

      Không đưa về được theo yêu cầu , thì cắt chức hết Tổng giám đốc đi , luật phải nghiêm thì nước mới phát triển .


      Xem bài viết: Ngân hàng đua nước rút giảm tín dụng phi sản xuất

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. “Trái chiều” tín dụng phi sản xuất
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 16-06-2011, 12:55 PM
    2. Ngân hàng bắt đầu rút bớt kỳ hạn huy động vàng
      By thienchien in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-01-2011, 01:18 PM
    3. Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu là 11,4%/năm
      By thienchien in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 21-12-2010, 08:27 AM
    4. 12 ngân hàng cam kết đưa lãi suất huy động về 15%
      By thienchien in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 16-12-2010, 08:23 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình