Chủ đề: Nghịch lý nhập khẩu than
Threaded View
-
16-06-2011 07:30 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Nghịch lý nhập khẩu than
Nghịch lý nhập khẩu than
Điều vô lý ở chỗ chúng ta đang vừa phải nhập chính loại than mà chúng ta đã và đang "tích cực" xuất khẩu - TS Nguyễn Thành Sơn, chuyên gia ngành than phân tích về sự kiện Việt Nam nhập khẩu than.
Công tác điều hành, quản lý ngành than đang "chập mạch"?
Vừa qua các báo đã thông tin về việc VN đã nhập khẩu tầu than đầu tiên. Là chuyên gia lâu năm trong ngành than, ông có bình luận gì về sự kiện này?
Báo chí coi đây là "sự kiện" thì đúng. Các báo nói "đầu tiên" VN phải nhập khẩu than thì chưa chính xác. Thực ra, VN đã nhập than mỡ từ lâu rồi. Đến nay vẫn phải nhập, vì VN không có đủ than mỡ để làm than cho chạy tầu hoả trước kia (vì ngành đường sắt sử dụng đầu tầu hơi nước) và cấp cho các nhà máy luyện thép hiện nay.
"Sự kiện" là ở chỗ chúng ta đang vừa phải nhập chính loại than mà chúng ta đã và đang "tích cực" xuất khẩu. "Sự kiện" này nói lên nhiều điều. Trong công tác điều hành quản lý ngành than của VN ở đâu đó đang bị "chập mạch" (hiện nay Indonexia đang khai thác than ở Uông Bí, Quảng Ninh, trong khi chúng ta lại sang tận Indonesia mua than của họ). Hơn 9500 tấn than vừa nhập là loại than nhiệt năng thấp, tức là chúng ta vừa phải chở không từ Indonesia về vài nghìn tấn đá vô dụng. Với giá nhập bao nhiêu thì tôi không rõ, nhưng có thể coi đây là một "thử nghiệm" hoàn toàn thất bại của Vinacomin: chỉ nhập được một ít than xấu.
Còn nếu có tự coi là "thành công" thì với khối lượng than chỉ có hơn 9500 tấn cũng chẳng nói lên điều gì so với nhu cầu phải nhập khẩu rất lớn sau này vì vận chuyển viễn dương và bốc lên bờ 9500 tấn than khác xa với vận chuyển và bốc lên bờ 1 triệu tấn, chứ chưa nói đến nhu cầu nhập khẩu thực sẽ lên tới hàng chục triệu tấn một năm. Loại tầu chuyên chở có tải trọng 1 vạn tấn khác xa với tầu 10 vạn tấn. Đầu tư cảng bốc than lên bờ ở phía Nam đắt hơn nhiều lần so với cảng rót than xuống biển ở Quảng Ninh hiện nay với cùng công suất.
TKV trước đây và Vinacomin hiện nay vẫn coi câu chuyện "có xuất, có nhập" là bình thường và giải thích rằng VN nên xuất anthracite chất lượng cao ở Quảng Ninh vì dùng trong nước không có hiệu quả
Chủ trương như vậy là sai lầm và tuyên truyền như vậy là không đúng. Hiện nay Vinacomin xuất khẩu chủ yếu là loại than có thể dùng cho phát điện (loại than mà VN sẽ phải nhập khẩu để cân đối cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế) và than thuộc loại chất lượng thấp chiếm tỷ trọng lớn trong số than xuất khẩu hiện nay. Còn nói dùng than tốt (anthracite) để phát điện lãng phí (không hiệu quả) là thiếu thuyết phục. Than có chất lượng càng cao dùng cho các nhà máy điện càng tốt. Lâu nay VN đã và đang hoàn toàn có thể dùng anthracite để phát điện bằng công nghệ lò hơi than phun (ở Uông Bí, Ninh Bình) và công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (ở Cẩm Phả).
Bài toán bế tắc
Vậy tại sao Vinacomin vẫn đang phải tiếp tục xuất khẩu than trong khi biết trước sẽ phải nhập chính loại than đó?
Vì hiện nay chúng ta mới chỉ "thị trường hoá" ngành than theo kiểu nửa vời, hay nói cách khác, thị trường của sản phẩm than ở VN đang rất méo mó. Nhà nước đã giao cho ngành than phải tự chủ đầu vào (hơn 15 năm nay TKV hầu như không được bao cấp về vốn đầu tư xây dựng mỏ mới, vốn thăm dò khai thác cũng phải cân đối vào giá thành), còn đầu ra vẫn "điều tiết" có định hướng. Kết quả là, so với xuất khẩu than (theo giá thị trường) hiện nay lợi nhuận của Vinacomin đang bị chuyển hướng sang cho ngành điện, ngành xi măng và các ngành khác dùng than trong nước hàng năm tới gần 4000 tỷ đồng/năm. Trong khi nhu cầu đầu tư hàng năm của ngành than hiện nay khoảng 1 tỷ đô la (khoảng hơn 20.000 tỷ). Trong tình hình như vậy, Vinacomin phải xuất khẩu than để bù lỗ cho các ngành kinh tế khác và tạo ra một phần vốn cho phát triển.
Vậy theo ông lời giải cho bài toàn cân đối cung-cầu theo hướng nhập khẩu than để phát triển nền kinh tế quốc dân sẽ như thế nào?
Nếu theo hướng nhập khẩu than thì bài toán hoàn toàn không có lời giải. Có thừa tiền, Vinacomin (kể cả các ngành khác) cũng không thể nhập khẩu được nhiều hơn 30-50 triệu tấn/năm. Khi nhu cầu nhập khẩu than của VN tăng lên đến 100 tr.tấn/năm (sau năm 2025-2030) thì nhu cầu nhập khẩu than của Trung Quốc sẽ là 1.600 tr.t/năm. Trong khi thị trường nhập khẩu than của VN cũng là thị trường đang nhập khẩu của TQ (chưa kể Nhật Bản).
So với VN, các nước nhập khẩu than như TQ, Nhật Bản có nhiều thế mạnh hơn: có chiến lược đầu tư lâu dài, có hiệu suất sử dụng than cao hơn, có cảng lớn hơn, có thể mua than với giá cao hơn. Còn đối với VN, để nhập khẩu được trên 10 triệu tấn than/năm chúng ta phải có tầu trọng tải nhỏ nhất trên 5 vạn tấn và cảng nước sâu trên 10m. Để nhận than tại các cảng xuất khẩu của Úc chúng ta phải có tầu tải trọng cỡ 10 vạn tấn. Chi phí chuyển tải hàng chục triệu tấn than than từ các tầu lớn chỉ đỗ được ở vùng nước sâu vào đến các nhà máy điện trong đất liền không thể so sánh với việc tiếp nhận chỉ có 9500 tấn.
Thế còn tiềm năng phát triển của bể than Quảng Ninh?
Về mặt kỹ thuật, tiềm năng phát triển bể than Quảng Ninh hầu như không còn. Không gian để phát triển không có. Trữ lượng than chỉ còn rất ít (khoảng 2 tỷ tấn). Các mỏ than lộ thiên đều đã vượt công suất thiết kế và đã đạt sản lượng tối đa. Các mỏ than hầm lò thì không còn "đất". Nếu bỗng dưng hôm nay trên trời có rơi xuống bị tiền 1 tỷ đô la thì Vinacomin cũng không biết đầu tư vào đâu cho cho đúng luật để có được vài triệu tấn than ở Quảng Ninh.
Thu Hà
Tuần Việt Nam
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
HAC- Ma cô ngành nhập xuất nhập khẩu
By pinaco in forum Thị trường OTCTrả lời: 5Bài viết cuối: 25-01-2008, 11:08 AM
Bookmarks