Threaded View
-
15-06-2011 11:44 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Lãi suất: Không còn chuyện hứa suông
Lãi suất: Không còn chuyện hứa suông
Ngân hàng tiếp tục giảm dư nợ, lãi suất duy trì ở mức cao và bản thân ngân hàng cũng đang khát vốn khiến mối quan hệ ngân hàng - doanh nghiệp không còn được suôn sẻ
Sau nhiều thông tin trái chiều về việc tăng trần lãi suất huy động 14%, nhiều ngân hàng (NH) thương mại đồng tình không để tăng trưởng tín dụng vượt mức 20%, lãi suất cho vay chỉ ở mức 18%/năm… Những lời hứa này như một thông tin tích cực cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất cần vốn nhưng thực tế vẫn hoàn toàn ngược lại.
Cầm cự
Ghi nhận từ thực tế, hiện có đến 75% DN vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ NH nhưng đến nay chỉ có 1/3 trong số này tiếp cận được nguồn vốn này, thậm chí cả những lĩnh vực ưu đãi cũng khó tiếp cận. Cái khó này được biểu hiện ở chỗ là hạn mức tín dụng của các NH đang giữ nguyên hoặc giảm với DN, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao do lạm phát.
Ngoại trừ một số trường hợp DN được vay thì lãi suất phải trả đang ở mức rất cao (22% - 27%/năm) đẩy DN này vào thế tiến thoái lưỡng nan. Theo ông Phan Đức Chiến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Đức Hoàng: “Không vay cũng chết mà vay cũng chẳng sống được mấy nỗi”. Bởi lẽ, ROE của DN trên sàn cũng chỉ ở mức 17% - 18%/năm.
Khó khăn này nhân bội với những DN có đơn hàng đang phát triển. Còn những DN có nợ dài hạn và đòn bẩy tài chính cao thì hoàn toàn không có khả năng chi trả lãi suất. Trên thực tế là các DN vừa và nhỏ hiện nay có sử dụng đòn bẩy tài chính lên tới 75% - 80%.
Vấn đề hiện nay mà các DN trông đợi không còn là chuyện nói và hứa suông của các NH nữa mà họ cần sự hỗ trợ cụ thể. Lý do là giá các chi phí đầu vào, hàng trong nước, hàng nhập khẩu, nguyên liệu khấu hao, lao động… đều đang rất cao nhưng hiệu quả sản xuất thì không cao. Thị trường tiêu thụ có dấu hiệu khó khăn khi tồn kho tăng cao (hàng tồn tăng 14,6% so với năm 2010, trong đó đồ nội thất tồn kho tăng 45,6%, đồ uống không cồn tăng 49,5%, cáp điện và dây điện tăng 75,9%...).
Siết thiếu chọn lọc
TS Lê Thẩm Dương cho rằng sự siết chặt không có chọn lọc của NH dễ gây nên sự đổ vỡ của thị trường. Theo TS Dương, việc NH Nhà nước kiên trì thực hiện Nghị quyết 11 là đúng vì nó sẽ giúp giảm lạm phát xuống dưới 15%, tăng trưởng GDP 6%, nhập siêu 16%/tổng kim ngạch xuất khẩu… Một khi đích cuối cùng là lạm phát giảm thì mọi chuyện sẽ ổn.
Tuy nhiên, lộ trình mà NH Nhà nước thực hiện đang không khớp với thực tiễn. Không hợp lý ở chỗ NH Nhà nước không nên cào bằng trần tăng trưởng tín dụng 20% và tỉ trọng cho vay phi sản xuất 16% vào cuối năm 2011 ở tất cả các NH bởi chiến lược kinh doanh của các NH khác nhau.
Cụ thể, NH nào có tỉ trọng dư nợ phi sản xuất lớn thì NH Nhà nước áp tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao, làm tăng chi phí đầu vào của NH đó khiến lãi suất cho vay phi sản xuất tăng cao, sẽ hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngược lại, NH nào có dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh đạt trên 80%/tổng dư nợ cho vay thì NH Nhà nước giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc để NH đó có điều kiện giảm dần lãi suất cho vay.
Thêm một điểm mà NH Nhà nước cần phải quan tâm, đó là muốn kìm tín dụng dưới 20% thì NH Nhà nước phải nắm được dòng vốn tín dụng hiện nay đang chảy vào đâu. Nếu dòng chảy tín dụng đó được rót vào DN vừa và nhỏ thì nếu nó vượt trên 20% cũng không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đằng này, nếu kìm tín dụng dưới 20% mà chỉ rót vốn cho tập đoàn thì chính sách vẫn khó đạt được kết quả như mong muốn.
Vũ Hoàng
người lao động
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
FED có thể không tăng lãi suất trước năm 2012
By thienchien in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 25-12-2010, 08:42 AM -
ăn tô cháo mua được 1000 con tya , sướng
By tuvantaichinh in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 22-11-2010, 05:05 PM
Bookmarks