NGẮN HẠN
MACD đang có những chuyển biến đáng lo ngại. Chỉ báo MACD vẫn đang thu hẹp khoảng cách với đường signal line. Nếu chỉ báo này cho bán trở lại thì áp lực điều chỉnh sẽ tăng cao.
Mặt khác, hai đường +DI và –DI đã thu hẹp khoảng cách xuống mức thấp và chỉ báo ADX vẫn duy trì dưới mức 25. Giới phân tích dự kiến VN-Index khó giảm mạnh nhưng sẽ rung lắc thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đây khi mà các dấu hiệu tiêu cực đang dần xuất hiện.
Thanh khoản ổn định ở mức cao. Khối lượng khớp lệnh mặc dù không tiếp tục tăng nhưng vẫn duy trì mức cao bên trên trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 64 triệu đơn vị/phiên).
Điều này cho thấy lực cầu vẫn đang duy trì mạnh ngay cả khi rủi ro điều chỉnh đang tăng lên nhanh chóng.
Cung cầu khá cân bằng. Điều này cho thấy khả năng tăng trưởng vẫn còn có thể duy trì trong ngắn hạn khi mà những khoảng trống (breakaway gap, runaway gap) liên tục xuất hiện và không bị lấp đầy trở lại.
Nếu tình trạng này vẫn giữ vững thì nguy cơ sụt giảm sâu của VN-Index là không cao.
TRUNG VÀ DÀI HẠN
Đang hướng về vùng 540 – 570 điểm. Mặc dù thanh khoản không còn bùng nổ giống như giai đoạn trước nhưng vẫn ở mức chấp nhận được khi mà khối lượng khớp lệnh vẫn duy trì trên mức trung bình 20 phiên chứng tỏ lực cầu duy trì tốt.
VN-Index vẫn đang hướng về vùng 540 – 570 điểm. Đây dự kiến sẽ là điểm dừng hợp lý cho đợt tăng trưởng lần này.
VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 480 – 490 điểm nếu sụt giảm trở lại trong các phiên tới.
Nhóm MA dài hạn tiếp tục đi lên. Sự đi lên của nhóm MA dài hạn cho thấy khả năng giảm quá sâu là không nhiều. Nhóm này hiện đang duy trì trong vùng 435 – 450 điểm. Đây cũng đồng thời là vùng có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Retracement 50,0% ngay bên trên nên khả năng chống đỡ là rất mạnh.
Giới phân tích đánh giá khả năng phá vỡ vùng chống đỡ tổ hợp này là không lớn.