Chủ đề: Phân tích kỹ thuật VN-Index
Hybrid View
-
10-06-2011 07:55 AM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Phân tích kỹ thuật VN-Index
Khác với những đợt tăng trưởng trước đây thường được dẫn dắt chính bởi duy nhất nhóm Large Cap, trong đợt tăng trưởng lần này chúng tôi bắt đầu nhận thấy sự khởi sắc rất lớn của VS-Small Cap và VS-Micro Cap.
Đây là hai nhóm có mức suy giảm mạnh nhất trong giai đoạn 8 tháng qua. Nếu nhìn vào yếu tố khối lượng giao dịch, chúng ta có thể thấy dòng tiền đang chảy rất mạnh vào cả hai nhóm cổ phiếu này. Cụ thể là khối lượng giao dịch 3 phiên gần đây đều gấp 1.5 lần trung bình 20 phiên giao dịch gần nhất.
VS-Small Cap sau khi hình thành vùng giao dịch dày đặc (congestion zone) 42.5 – 46.8 đã có sự bứt phá khá mạnh và đang hướng tới ngưỡng 60 điểm. Mặc dù các chỉ số như Stochastic Oscillator, Relative Strength Index... đều đang ở mức cao nhưng giá đã vượt qua nhóm MA ngắn hạn nên vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng.
-
10-06-2011 03:56 PM #2
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Phân tích kỹ thuật VN-Index
Sức ép điều chỉnh giảm dần. Mặc dù giá ở ngang mức của cây nến engulfing bear ngày 02/06/2011 nhưng khối lượng lại không quá lớn. Điều này chứng tỏ rằng áp lực chốt lời mặc dù vẫn còn mạnh nhưng cũng không quá lớn đến mức khiến cho thị trường suy giảm mạnh.
Một dấu hiệu đáng chú ý khác là đồ thị realtime ngày 09/06/2011 của VN-Index có sự dịch chuyển đáng kể từ giảm lúc đầu phiên sang tăng cuối phiên với khối lượng tăng dần đều. Một mẫu hình nến xanh và khá dài xuất hiện ngay bên trên ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% cho thấy ngưỡng này sẽ tiếp tục chống đỡ tốt cho giá.
Những dấu hiệu này cho thấy khả năng tăng trưởng tiếp tục vào phiên cuối tuần là khá cao.
-
16-11-2012 09:24 AM #3
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật PTKT - Kinh nghiệm phân tích đầu tư
Các tiền bối về phân tích kỹ thuật PTKT cho ý kiến về cái hình này nhé
http://ns4.upanh.com/b5.s32.d2/ff6aa...g11nam2012.gif
-
03-03-2015 08:59 AM #4
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn.
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc.
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm.
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài học,.
và người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang vui!
Đừng trả lời khi đang nóng giận!
Đừng quyết đinh khi đang buồn!
Đừng cười khi người khác không vui!
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe.
Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi...
-
07-06-2013 09:57 AM #5
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán
NGẮN HẠN
MACD đang có những chuyển biến đáng lo ngại. Chỉ báo MACD vẫn đang thu hẹp khoảng cách với đường signal line. Nếu chỉ báo này cho bán trở lại thì áp lực điều chỉnh sẽ tăng cao.
Mặt khác, hai đường +DI và –DI đã thu hẹp khoảng cách xuống mức thấp và chỉ báo ADX vẫn duy trì dưới mức 25. Giới phân tích dự kiến VN-Index khó giảm mạnh nhưng sẽ rung lắc thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đây khi mà các dấu hiệu tiêu cực đang dần xuất hiện.
Thanh khoản ổn định ở mức cao. Khối lượng khớp lệnh mặc dù không tiếp tục tăng nhưng vẫn duy trì mức cao bên trên trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 64 triệu đơn vị/phiên).
Điều này cho thấy lực cầu vẫn đang duy trì mạnh ngay cả khi rủi ro điều chỉnh đang tăng lên nhanh chóng.
Cung cầu khá cân bằng. Điều này cho thấy khả năng tăng trưởng vẫn còn có thể duy trì trong ngắn hạn khi mà những khoảng trống (breakaway gap, runaway gap) liên tục xuất hiện và không bị lấp đầy trở lại.
Nếu tình trạng này vẫn giữ vững thì nguy cơ sụt giảm sâu của VN-Index là không cao.
TRUNG VÀ DÀI HẠN
Đang hướng về vùng 540 – 570 điểm. Mặc dù thanh khoản không còn bùng nổ giống như giai đoạn trước nhưng vẫn ở mức chấp nhận được khi mà khối lượng khớp lệnh vẫn duy trì trên mức trung bình 20 phiên chứng tỏ lực cầu duy trì tốt.
VN-Index vẫn đang hướng về vùng 540 – 570 điểm. Đây dự kiến sẽ là điểm dừng hợp lý cho đợt tăng trưởng lần này.
VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 480 – 490 điểm nếu sụt giảm trở lại trong các phiên tới.
Nhóm MA dài hạn tiếp tục đi lên. Sự đi lên của nhóm MA dài hạn cho thấy khả năng giảm quá sâu là không nhiều. Nhóm này hiện đang duy trì trong vùng 435 – 450 điểm. Đây cũng đồng thời là vùng có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Retracement 50,0% ngay bên trên nên khả năng chống đỡ là rất mạnh.
Giới phân tích đánh giá khả năng phá vỡ vùng chống đỡ tổ hợp này là không lớn.
-
13-06-2013 08:40 AM #6
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán
Thị trường lúc này đang bị chi phối rất nhiều bởi khối ngoại khi đánh mạnh vào những Cp có tính chất ảnh hưởng tới chỉ số thị trường (đặc biệt khi những CP này đã tăng mạnh thời gian qua).
Xét về bán ròng của Khối ngoại --> hôm nay là phiên giao dịch thứ 8 Khối ngoại liên tục bán ròng mạnh (phiên 11/06 ..do ảnh hưởng của thỏa thuận hơn 6,2 triệu VIC với giá trị 427 tỷ đồng nên kéo theo giá trị mua ròng tăng mạnh )..........Khối ngoại mua chưa chắc TT đã lên nhưng nếu khối ngoại bán thì dễ dàng kích hoạt làn sóng bán tháo
VN30 đã có phiên thứ 3 liên tục giảm điểm và điểm số ngày càng mạnh dần và hiện tại đã tạo nên 2 đỉnh sau 1 thời gian dài tăng giá kèm theo đó nhiều cổ phiếu chủ chốt đã tạo nên 1 mô hình rất xấu và có thể sụt giảm mạnh thời gian tới .
Điều đặc biệt mà nhà đầu tư nên quan tâm để ý đó là làn sóng tăng giá từ cổ phiếu ngân hàng luôn đánh dấu 1 sự sụt giảm mạnh sau đó
Những tin tốt liên tục được bơm ra, kèm theo đó là sự đánh mạnh vào tâm lý nhà đầu tư khi kéo dòng cổ phiếu chủ chốt như SSI , VCG, HAG, REE , ITA -tăng mạnh--cũng ko kéo được dòng tiền đầu cơ chảy mạnh vào các cp khác cùng nghành --> đang là mối nguy hiểm nếu những cổ phiếu này được buông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý NĐT cầm các cp khác
Khuyến nghị lúc này nên bình tĩnh hạ tỷ lệ cổ phiếu về mức An toàn dưới 50 % cổ phiếu và chỉ nên nắm giữ những Cp có tính chất phòng thủ cao , có thông tin hỗ trợ và chưa tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua. Thị trường vẫn trong Uptren nhưng sẽ cần 1 đợt Sụt Giảm rất mạnh để kiểm tra lại sức cầu của thị trường trước khi tăng trưởng mạnh trở lại
BẢO TOÀN VỐN LÀ NHIỆM VỤ HÀNG ĐẦU
-
17-06-2013 03:13 PM #7
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán
VN-Index đang về gần cận dưới kênh giá ngắn hạn. Kênh giá này hoạt động rất hiệu quả trong vòng 3 tháng gần đây. Vì vậy, giới phân tích đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào yếu tố kỹ thuật này.
Nếu sụt giảm trở lại và test cận dưới kênh giá (tương đương vùng 480 – 490 điểm) và đồng thời cũng là vùng đỉnh cũ (đã bị phá vỡ hoàn toàn) thì VN-Index sẽ nhận được hỗ trợ tích cực tại đây.
-
22-11-2013 10:30 AM #8
Member- Ngày tham gia
- Oct 2003
- Bài viết
- 365
- Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi
Tiền sắp đổ vào chăng!!! Các cụ phân tích kỹ thuật & phân tích cơ bản cho ý kiến
Theo một số nguồn tin, khoảng 300 triệu USD, tương đương trên 6.600 tỷ đồng đã sẵn sàng tham gia TTCK Việt Nam.
Hiện nay, trên TTCK xuất hiện thông tin , từ cuối tháng 10, khoảng hơn 10 tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mở tại một công ty chứng khoán thuộc top 5 thị phần môi giới, với tổng số tiền nộp vào tài khoản lên tới 300 triệu USD, tương đương hơn 6.600 tỷ đồng.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, một nguồn tin cho hay, ông đã nhận được xác nhận từ lãnh đạo công ty chứng khoán nói trên. Tuy nhiên, khi Đầu tư Chứng khoán trao đổi trực tiếp với công ty chứng khoán này, lãnh đạo công ty đã từ chối bình luận thông tin liên quan.
Xung quanh thông tin về khoản đầu tư khá lớn này, giám đốc một công ty quản lý quỹ tại Hà Nội cho biết, tin đồn đã xuất hiện từ mấy ngày qua, nhưng do đây là thông tin riêng của khách hàng, nên rất khó để công ty chứng khoán xác nhận chính thống.
Vị này cũng nhận xét thêm, ở TTCK Việt Nam, xác suất để tin đồn thành sự thật không hề thấp.
Tuy nhiên, dưới góc độ người làm chuyên môn, vị giám đốc nói trên cho rằng, không ngoại trừ khả năng nhóm nhà đầu tư nước ngoài đó đã "nhắm" sẵn một mục tiêu mua nào đó, vì nếu không, họ ít khi chyển vào cùng lúc một lượng tiền lớn như trên.
Như vậy, cùng với động thái mở "room" cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc sửa đổi Quyết định 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, đây có thể là 1 trong những nguyên nhân khiến TTCK hưng phấn trong những phiên vừa qua.Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
Xã hội khốn nạn dạy anh khôn
-
12-12-2013 10:29 AM #9
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Tiền sắp đổ vào chăng!!! Các cụ phân tích kỹ thuật & phân tích cơ bản cho ý kiến
Gia Cát Dự kịch bản TTCK tuần này:
T2: Tăng Từ Tốn
T3: Tèo Từ Từ
T4: Tèo Toàn Tập
T5: Tèo Tiếp
T6: Thôi Tèo
Tiền sẽ đổ vào nhưng nó không đổ mãi đâu
Lâu lâu cũng phải nghỉ tý lấu hơi chứ
-
19-12-2013 09:30 AM #10
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
8 dự báo kinh tế Việt Nam 2014
Theo Nhip Cau Dau Tu (10/12/2013)
FDI sẽ tiếp tục là phao cứu sinh của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014.
Chúng ta đang ở vào tháng cuối cùng cùa năm 2013, một năm ghi nhận nhiều thành tựu về mặt ổn định vĩ mô nhưng vẫn còn đó khá nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Đặc biệt là đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa có bước tiến đáng kể, và điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của những năm tiếp theo.
Tuy vậy, năm 2014 được dự đoán sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác mới cho Việt Nam, mà điển hình là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP (có thể sẽ được ký kết trong năm nay). Không chỉ có TPP, Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán nhiều hiệp định thương mại và hợp tác khác, như Cộng đồng Kinh tế chung Đông Nam Á (AEC), Hiệp định thương mại tự do với châu Âu hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Để giúp độc giả mường tượng một bức tranh toàn cảnh hơn về nền kinh tế Việt Nam trong năm sau. Dưới đây là 8 dự báo về các khía cạnh nổi bật nhất của nền kinh tế năm 2014. Những dự báo này được đưa ra dựa trên báo cáo của các tổ chức quốc tế và trong nước như ngân hàng Thế giới, ngân hàng HSBC, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013, công ty Chứng khoán MB, công ty Tư vấn Bất động sản Jones Lang LaSalle Vietnam.
Tăng trưởng khiêm tốn, lạm phát cao hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 sẽ cải thiện hơn so với năm 2013 nhưng không nhiều. Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ đạt 5,3% và tăng thêm chỉ 0,1 điểm phần trăm vào năm sau. Dự báo này có thể xem là hợp lý khi tổng mức đầu tư toàn xã hội so với GDP cho năm 2014 được định hướng vào khoảng 30%, tức tương đương năm nay. Đối với một nền kinh tế đang phát triển với nguồn lực trẻ dồi dào như Việt Nam, con số tăng trưởng quanh mốc 5% không phải là kết quả đáng phấn khởi. Tăng trưởng thấp kéo theo số lượng công việc mới tạo ra không lớn và sẽ khó đáp ứng được một lượng lớn thanh niên đến tuổi trưởng thành hay mới ra trường.
Trong khi tăng trưởng vẫn khiêm tốn thì lạm phát có khả năng sẽ cao hơn nhiều so với năm nay khi các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ được nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, dù chậm, cũng góp phần khiến giá cả hàng hóa cao hơn, gây sức ép làm gia tăng lạm phát trong nước. Các chính sách điều hành giá điện, than, xăng dầu, gas, nước dần được nới lỏng hơn cũng góp phần tăng kỳ vọng về lạm phát năm sau. Tuy vậy, sức cầu của nền kinh tế vẫn còn quá yếu sẽ hạn chế phần nào tốc độ tăng của giá cả hàng hóa.
Theo tính toán của Ngân hàng HSBC, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm sau sẽ tăng đến 8,3%, một sự khác biệt khá lớn so với con số khoảng 6,6% năm nay. Với viễn cảnh lạm phát cao hơn, khả năng thực hiện tiếp các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Đồng Việt Nam giảm giá trong biên độ hẹp Việc lạm phát nhiều khả năng cao hơn trong năm sau sẽ khiến tiền đồng mất giá. Tiền đồng bị mất giá còn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang giảm dần và tiến đến kết thúc gói nới lỏng định lượng, khiến đồng bạc xanh mạnh dần lên. Tuy vậy, luồng vốn FDI và ODA khả quan hơn và thâm hụt thương mại không lớn sẽ hỗ trợ tốt cho giá trị của tiền đồng. Do đó, biên độ giảm giá có thể sẽ chỉ vào khoảng 2-3% cho năm sau. HSBC dự báo tỉ giá cho năm sau sẽ đứng ở mức 21.500 VND/USD, tức tỉ giá có thể tăng thêm 1,1%.
Một năm đáng buồn của giá vàng Vàng đang chịu một kết cục buồn khi rớt giá thê thảm trong năm nay. Điều này có thể sẽ tiếp tục trong trong năm tới khi đồng USD đang mạnh lên, khiến giá vàng thế giới đi xuống. Trong nước, chính sách độc quyền của Ngân hàng Nhà nước về nhập khẩu và mua bán vàng cuối cùng khiến sức cầu của thị trường trầm lắng.
Lạm phát có cao hơn trong năm sau nhưng nhìn chung vẫn ở mức kiểm soát được (dưới 1 con số) và điều này sẽ khiến giá vàng khó tăng mạnh trở lại. Doanh nghiệp trong nước vẫn gặp khó Năm 2013 tiếp tục chứng kiến một lượng lớn doanh nghiệp rời cuộc chơi. Tính đến hết tháng 11.2013, đã có gần 55.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động, cao hơn con số của cả năm 2012 và 2011. Sức tiêu thụ của thị trường yếu, tín dụng ngân hàng bị siết chặt, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường bất động sản chưa khởi sắc sẽ khiến doanh nghiệp trong nước tiếp tục chật vật tìm chỗ đứng. Tuy vậy, việc đầu tư công được mở rộng và thị trường thế giới phục hồi sẽ giúp cải thiện phần nào nguồn thu của các doanh nghiệp. Nhìn chung, 2014 sẽ vẫn là một năm khó khăn của các doanh nghiệp trong nước.
FDI vẫn là ngôi sao Trong bối cảnh kinh tế trong nước tiếp tục đình trệ, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục là phao cứu sinh của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy, tính đến tháng 11/2013, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lên tới hơn 20 tỷ USD, tăng đến 54% so với cùng kỳ năm trước. Các quốc gia đầu tư mạnh vào Việt Nam là Nhật, Singapore và Hàn Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn với 90 triệu dân cùng viễn cảnh lợi ích do các hiệp định thương mại như TPP, AEC mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong năm tới.
Ngoài ra, chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng lên và vấn đề xung đột lãnh thổ phức tạp sẽ khiến các quốc gia có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn như Nhật, Hàn Quốc cân nhắc thay đổi địa điểm đầu tư và Việt Nam là một trong những điểm đến đó. Theo HSBC, luồng vốn FDI sẽ mang đến những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong nước ở các khía cạnh như học hỏi công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và các bộ phận sản xuất cho các doanh nghiệp đa quốc gia.
Ngoài ra, sức ép về nguồn nhân lực có kỹ năng cao để đáp ứng yêu cẩu của các doanh nghiệp nước ngoài cũng tác động tích cực lên hệ thống giáo dục trong nước, buộc các trường đại học, cao đẳng phải thay đổi để thích ứng.
Nợ xấu sẽ tăng chứ không giảm Dù công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC đã được thành lập, nhưng nhìn chung, hoạt động của nó vẫn chỉ dừng ở mức tạm thời là nơi nắm giữ nợ xấu thay cho các ngân hàng. Còn cơ chế xử lý nợ triệt để hay bán nợ cho bên thứ ba vẫn chưa định hình rõ ràng và điều này sẽ khiến việc xử lý nợ xấu tiếp tục đình trệ trong năm sau. Ngoài ra, sau một thời gian bị trì hoãn, Thông tư 02 về phân loại lại nợ xấu sẽ có hiệu lực trở lại kể từ ngày 1/6/2014 và điều này có thể sẽ khiến nợ xấu tăng mạnh. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, năm nay đã có hơn 300.000 tỷ đồng được bật đèn xanh “tái cơ cấu” mà trong đó có tới 60%, tức 180.000 tỷ đồng, đã ngay lập tức chuyển thành nợ xấu nếu không được tái cơ cấu.
Con số “tạm giấu” này nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào nửa cuối năm sau, đẩy tăng nợ xấu. Thêm vào đó, nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp, số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động không giảm, cùng một hệ thống luật pháp về phá sản chưa được sửa đổi cho phù hợp với thực tế sẽ khiến bức tranh nợ xấu ảm đạm thêm. Trong bối cảnh nguồn lực trong nước có hạn, việc mở cửa rộng hơn đối với khu vực tài chính Việt Nam có lẽ là điều bắt buộc phải làm để có thể thu hút một lượng vốn mới tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong nước.
M&A sẽ sôi động hơn Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm sau sẽ nhộn nhịp hơn vì nhiều lý do. Đó là tác động từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước khi số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong năm sau nhiều khả năng sẽ tăng mạnh khi Chính phủ đang tỏ ra kiên định hơn trong việc tái cấu trúc khu vực này. Theo phát biểu mới đây của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm phân nửa số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện nay xuống còn 600 doanh nghiệp đến năm 2015 và 300 doanh nghiệp đến năm 2020. Ngoài ra, chính sách nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài (có thể lên đến 60%) sẽ tác động mạnh đến nguồn vốn từ bên ngoài khi các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội nhảy vào vào những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam như ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, bất động sản, tiêu dùng.
Viễn cảnh hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế khu vực và thế giới cũng là lý do giới đầu tư nước ngoài muốn đầu tư hoặc đẩy mạnh sở hữu ở các công ty trong nước. Một điều nữa là các doanh nghiệp trong nước đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc toàn diện và tiến hành M&A với các doanh nghiệp khác để gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong năm 2013, Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A đình đám trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, thủy sản. Nhiều khả năng, các hoạt động này sẽ tăng mạnh trong năm 2014.
Bất động sản tiếp tục đóng băng 2013 là một năm đáng buồn của thị trường bất động sản khi giá giảm liên tục. Điều này có thể sẽ tái diễn trong năm 2014 khi nguồn cung nhà tiếp tục tăng trong khi sức tiêu thụ vẫn yếu. Tuy vậy, đến cuối năm 2014, thị trường có thể sẽ khả quan hơn nhờ các hoạt động M&A cũng như sự khởi sắc của các hoạt động kinh tế. Chính sách xem xét nới lỏng điều kiện mua nhà tại Việt Nam của người nước ngoài sẽ tác động tích cực đến thị trường. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động bất động sản sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm tới.
-
02-01-2015 01:25 PM #11
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Tổng kết kinh nghiệm năm 2014
Gửi các cụ những kinh nghiệm đặc sắc về phân tích kỹ thuật năm vừa qua
http://vietstock.vn/2014/12/nhung-ch...585-397567.htm
-
08-01-2015 01:27 PM #12
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Tình hình chiến sự
Cuối tuần này và đầu tuần sau nghe đồn bảo các VIP sẽ có test cầu của thị trường một chút đấy
Nếu qua được bài test này thì chắc sẽ lên mạnh đến hết Tết Nguyên Đán, còn nếu không qua được thì ...
-
12-01-2015 10:01 AM #13
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
-
28-01-2015 09:04 AM #14
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
CTCK nhận định thị trường ngày 28-1:
MBS: Thị trường hiện nay đang khá ổn định.
BVSC: Khả năng điều chỉnh sâu ngay được giảm thiểu.
SHS: Cân nhắc giải ngân với tỷ trọng tăng dần.
MBKE: Xu hướng tăng vẫn được duy trì.
MSBS: Thị trường giằng co và hồi phục trở lại
Thấy toàn hô tăng nên ai mua mới cũng ớn
-
05-02-2015 09:36 AM #15
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Bình loạn cổ phiếu ngân hàng
Liệu dòng ngân hàng có còn niềm tin để tăng khi NHNN không còn bảo kê. Vụ này thì phân tích kỹ thuật bó tay
Theo luật sư Trương Thanh Đức, việc xử lý VNCB là theo quy định của pháp luật. Nhưng dù xử lý theo bất kỳ quy định nào, thì đồng thời cũng phải xác định cụ thể con số lỗ là bao nhiêu, dự phòng ở mức nào.
Tóm tắt:
Theo luật sư Trương Thanh Đức:
- Chưa thấy cơ sở pháp lý nào khẳng định rằng, giá thị trường của cổ phần VNCB là bằng 0.
- Đã đến nước này rồi, thì chẳng còn lý do gì mà không công bố toàn bộ số liệu tài chính của Ngân hàng Xây dựng
- Xét theo khía cạnh khác, thì việc cổ đông bỗng chốc bị trắng tay là điều rất không thoả đáng
- Nếu có ngân hàng khác cũng trong tình trạng tương tự thì có tiếp tục bị xử lý như vậy hay không?
- Điều an ủi duy nhất đối với cổ đông có lẽ là công chúng gửi tiền không bị thiệt hại vì sự sụp đổ của ngân hàng mình
Sự kiện đáng chú ý nhất trong giới tài chính ngân hàng hiện nay có lẽ là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Sở dĩ sự kiện này thu hút sự quan tâm của nhiều người là do đây là trường hợp quốc hữu hóa ngân hàng đầu tiên của của Việt Nam.
Xoay quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Trương Thanh Đức – Người có nhiều năm kinh nghiệm theo dõi ngành ngân hàng.
Ông đánh giá như thế nào về trường hợp quốc hữu hóa ngân hàng đầu tiên này của Việt Nam?
Đúng là việc này hoàn toàn giống với việc việc quốc hữu hoá ngân hàng như quy định tại Điều 25 , Hiến pháp năm 1980 “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường”. Tuy nhiên, về pháp lý, thì lại không thể gọi đây là việc quốc hữu hoá, vì Hiến pháp năm 1992 trước đây cũng như Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.” Tức là chế độ ta đã từ bỏ hẳn hình thức quốc hữu hoá.
Việc này cũng không phải là hình thức trưng thu tài sản, vì việc trưng thu cũng chỉ có trong Hiến pháp năm 1980, mà không có trong 2 bản Hiến pháp gần đây. Theo quy định tại Điều 32 của Hiến pháp hiện hành, thì “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Trường hợp này, nếu gọi là trưng thu, thì phải mua theo giá thị trường. Chưa thấy cơ sở pháp lý nào khẳng định rằng, giá thị trưởng của cổ phần VNCB là bằng 0.
Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước có quyền “mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.” Tuy nhiên, chỉ có 2 cách mua lại . Nếu như mua lại toàn bộ tài sản của VNCB với giá 0 đồng, thì 551 cổ đông vẫn còn nguyên là cổ đông của ngân hàng. Còn nếu muốn loại bỏ 551 cổ đông, thì phải mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc quyền sở hữu của tất cả cổ đông, chứ không thể mua từ ngân hàng.
Nhiều người đang muốn có câu trả lời rõ ràng về con số lỗ cụ thể của ngân hàng này là bao nhiêu để từ đó có lý giải thỏa đáng về việc quốc hữu hóa này, ông nghĩ sao về ý kiến này?
Rất cần phải xác định rõ rằng, việc xử lý VNCB là theo quy định nào của pháp luật. Và dù xử lý theo bất kỳ quy định nào, thì đồng thời cũng phải xác định cụ thể con số lỗ là bao nhiêu, trong đó do trích lập dự phòng ở mức nào. Đã đến nước này rồi, thì chẳng còn lý do gì mà không công bố.
Có ý kiến cho rằng, việc NHNN quốc hữu hóa VNCB đồng nghĩa các cổ đông "trắng tay", còn ý kiến của ông thế nào?
Việc này xét trên các khía cạnh khác nhau thì sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Nếu tính toán theo đúng quy định, do phải trích dự phòng quá nhiều, tức hạch toán vào chi phí quá cao so với thu nhập, thì kết quả sẽ lỗ và mất hết vốn, thậm chí là âm vốn. Như vậy thì đúng là giá trị vốn cổ phần của cổ đông là bằng không.
Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác, thì việc cổ đông bỗng chốc không còn nghĩa vụ và quyền lợi gì là điều rất không thoả đáng. Trên thực tế trong nước cũng như thế giới, đã từng có rất nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lỗ lớn quá mức vốn điều lệ, đứng trên bờ vực phá sản, nhưng sau đó vẫn phục hồi trở lại.
Đặc biệt, khi lỗ là do nguyên nhân phải trích lập dự phòng, thì không hoàn toàn giống như trường hợp lỗ do thu không đủ chi. Theo quy định, thì khả năng thu hồi nợ luôntỷ lệ nghịch với con số chi phí đã trích lập dự phòng, tức trích dự phòng càng cao, thì khả năng thu hồi nợ càng thấp.
Tuy nhiên, điều này có thể lại khác với thực tế. Ví dụ có khoản nợ đã trích lập dự phòng 50%, tức là coi như khả năng mất vốn là 50%. Nhưng sau đó có thể mất toàn bộ vốn, không thu hồi được đồng nào. Ngược lại, có khoản nợ đã trích lập dự phòng 100%, tức là coi như khả năng mất vốn là 100%. Tuy nhiên, sau đó vẫn có thể thu hồi được toàn bộ số vốn, thậm chí cả tiền lãi.
Ông có nghĩ rằng việc NHNN mua lại toàn bộ cổ phần của VNCB lần này với giá 0 đồng sẽ tạo tiền lệ nào đó trên thị trường hay không?
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì một ngân hàng chỉ có thể bị phá sản, giải thể hay bị hợp nhất, sáp nhập, nếu không còn đủ điều kiện để tồn tại và hoạt động. Nhưng trường hợp này, thì VNCB vẫn tiếp tục tồn tại là một pháp nhân độc lập, chỉ thay đổi chủ sở hữu từ 551 cổ đông thành một chủ sở hữu là Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, không có quy định nào của pháp luật cho phép chuyển đổi một công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên. Cũng không thể giải thích được rằng, tại sao một ngân hàng thương mại lại có thể chuyển đổi sang một hình thức khác để tiếp tục duy trì hoạt động với số vốn điều lệ bằng 0 hoặc là âm trong khi vốn thực có tối thiếu phải là 3.000 tỷ đồng?
Và vấn đề nữa phải đặt ra là còn một số ngân hàng khác cũng trong tình trạng âm vốn tương tự thì có tiếp tục bị xử lý như vậy hay không.
Qua sự việc lần này, ông có lưu ý gì với các nhà đầu tư nhất là những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ngân hàng?
Cổ đông VNCB nói riêng, nhà đầu tư nói chung bị sốc nặng trước tình huống này. Công ty thua lỗ, thì vốn cổ phần của cổ đông đương nhiên là bị suy giảm giá trị, thậm chí là mất trắng (nhưng không bao giờ mất quá số vốn cổ phần đã góp). Đó là điều tất yếu đối với các công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trườngmà xưa nay đã xảy ra không ít.
Tuy nhiên, cổ đông ngân hàng tự dưng mất trắng chỉ trong nháy mắt thì là điều chưa từng có và không bao giờ có thể nghĩ đến. Đối với họ, thì điều này còn kinh khủng hơn nhiều so với việc ngân hàng bị phá sản . Vì dù ngân hàng có bị phá sản, thì cũng phải giải quyết qua nhiều năm tháng và người ta vẫn có quyền hy vọng vớt vát được một phần vốn thông qua việc thu hồi các khoản tiền từ tín dụng, đầu tư, nợ nần khác và xử lý tài sản của ngân hàng.
Điều an ủi duy nhất đối với cổ đông có lẽ là công chúng gửi tiền không bị thiệt hại vì sự sụp đổ của ngân hàng mình.
Xin cảm ơn ông!
NHNN trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của VNCB, còn các cổ đông hiện hữu của ngân hàng bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông.
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo cho biết, tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2015 lần thứ 3 diễn ra ngày 31/1/2015 đã quyết định không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng).
Căn cứ Luật Các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-NHNN ngày 01/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông VNCB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần.
Quyết định này đồng nghĩa với việc NHNN trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của VNCB, và các cổ đông hiện hữu của ngân hàng bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông.
Theo số liệu do VNCB công bố, kể từ ngày 31/5/2013, khi TrustBank đổi tên thành VNCB, ngân hàng có tổng cộng 551 cổ đông, trong đó 6 cổ đông pháp nhân và 545 cổ đông thể nhân. Các cổ đông pháp nhân gồm 3 cổ đông thuộc Khối văn phòng Nhà nước; 1 cổ đông là TCTD đó là Ngân hàng Agribank và 1 cổ đông là doanh nghiệp nhà nước là Công ty lương thực Long An.
Về vốn điều lệ, theo thông báo của ngân hàng, từ tháng 6/2011 VNCB có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và từ 26/12/2013 được tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng.
Trên thị trường từng có thông tin rằng VNCB đã bị âm vốn chủ sở hữu nên ngân hàng phải tổ chức ĐHCĐ bất thường lần này để bổ sung vốn. Nếu đó là thông tin chính xác thì việc NHNN mua lại cổ phần của VNCB với giá 0 đồng/cổ phần cũng không ảnh hưởng gì tới các cổ đông, vì thực tế các cổ đông này đã chẳng còn gì để mất.
Và việc NHNN sở hữu 100% VNCB, thực hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến VNCB chỉ có lợi cho khách hàng của VNCB và hệ thống mà thôi.
-
09-02-2015 02:48 PM #16
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Mặc dù nước ngoài mua nhiều nhưng đôi khi cũng không phải Tây thật đâu bạn ui
Thấy tiền nội bơm vào khá nhiều, đặc biệt nhóm NH
Nhưng năm nay đúng như chủ room có khuyến nghị thì dòng bank vẫn sẽ lead rùi
Còn dòng dầu khí mà giá dầu không trên 60 USD/thùng thì khó mà bùng nổ được
-
12-02-2015 08:35 AM #17
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Vài lưu ý về thị trường hiện nay
http://www.vaneck.com/funds/vnm.aspx
Premium hơn 2% => Tây lại múc tiếp thui, anh em cứ yên tâm giữ hàng
Cơ hội để một số anh em lấy lại những gì đã mất (Lưu ý: luôn phải cần dép sẵn trên tay để tránh mất luôn những gì đã có)
Giang hồ hiểm ác
Thật giả khó lường
Anh em bảo trọng
-
14-02-2015 12:10 PM #18
- Ngày tham gia
- Aug 2011
- Bài viết
- 13
- Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi
Kinh quá, Tây múc ròng mạnh 8 phiên liên tiếp trong những ngày cận Tết, giờ vàng sale off của thị trường chứng Vịt !
-
25-02-2015 08:56 AM #19
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Ngành quan trọng
Dầu khí: dao động trong tam giác cân, xu hướng chưa rõ phụ thuộc giá dầu thế giới.
BDS: Chạm KC 3 đỉnh gần đây, khả năng quay đầu tạo động lực tăng lại sau.
CK: Phá vỡ KC 3 đỉnh gần đây, khả năng tiếp tục tang tốt thời gian tới
Bank: Tiếp tục tăng phá đỉnh trước, tuy nhiên độ rủi ro đang gia tăng.
-
25-02-2015 10:13 AM #20
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Doanh nhân Đặng Thành Tâm tâm sự: “Suốt 3 năm qua, tôi và gia đình đã trả nợ được 60%. Chúng tôi đã phải bán rất nhiều tài sản để trả nợ. Trong cái rủi cũng có cái may, có lẽ tôi rơi vào tình huống bắt buộc phải trả nợ nên không cảm thấy tiếc nuối, vương vấn gì. Giờ thì cảm thấy những tài sản ấy thôi thì mình bán đi, dù giá rất rẻ cũng khiến cuộc sống của mình tốt hơn.
Khi còn trẻ, ta còn nhiều khát vọng ước mơ, ai cũng muốn mình thật hoành tráng, từ đó ảo tưởng ngỡ mình bách nghệ. Lại dễ dàng tiếp cận vốn vay nên dễ đầu tư lan man, dàn trải. Sau khi mình gặp hoạn nạn mới thấy rằng, cần phải bước chậm lại, đi trên những con đường mình rành rọt và nắm chắc khả năng thành công.
Bài học lớn nhất là chúng ta cần làm nhiều nói ít và phải đi vào thực chất kết quả công việc, đạt hiệu quả tạo giá trị gia tăng cho xã hội, đối tác, công ty và cổ đông thông qua hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nhân không được lan man, đầu tư dàn trải và mơ mộng hão huyền. Doanh nghiệp và cả doanh nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giám sát tối đa vay và trả nợ để lành mạnh tài chính, từ đó chăm lo và có chính sách thật tốt thu hút nhân tài và đảm bảo đời sống cho người lao động”.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tungtangcf (25-02-2015)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Phân tích kỹ thuật HNX-Index
By tradingpro8x in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 3Bài viết cuối: 30-07-2013, 08:55 AM -
phần mền metatrade 4 phân tích kỉ thuật trong chứng khoán
By onlyheart in forum STOCKs TRADING IN HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM -
Phân tích kỹ thuật (PTKT) – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 14Bài viết cuối: 15-09-2012, 10:34 AM -
Phân tích kỹ thuật – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
By tigeran in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 7Bài viết cuối: 03-08-2010, 09:06 AM -
Phân tích kỹ thuật – Lý thuyết, ứng dụng và phản biện
By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 1Bài viết cuối: 03-08-2010, 09:00 AM
Bookmarks