Dòng tiền nào giúp cho TTCK tăng điểm?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 7 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 5 6 7 8 CuốiCuối
    Kết quả 121 đến 140 của 152
    1. #121
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      398
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Ẩn số” sau đợt phục hồi vừa qua của chứng khoán

      [quote user="thanhstock"]


      [quote user="MU"]




      [quote user="emchichoistb"]


      Theo em quan trọng bây giờ phải hỏi xem đến bao giờ tiền sẽ rút ra


      [/quote]


      cuối tuần này chắc rung ác..hĩ



      [/quote] Dòng tiền này sẽ ở lại thị trường mãi mãi không bao giờ rút ra luôn


      [img]http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-18.gif">

    2. #122
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      2,735
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: “Ẩn số” sau đợt phục hồi vừa qua của chứng khoán



      [quote user="tchinghia"]

      [quote user="thanhstock"]


      [quote user="MU"]


      [quote user="emchichoistb"]


      Theo em quan trọng bây giờ phải hỏi xem đến bao giờ tiền sẽ rút ra


      [/quote]


      cuối tuần này chắc rung ác..hĩ



      [/quote] Dòng tiền này sẽ ở lại thị trường mãi mãi không bao giờ rút ra luôn


      [img]http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-18.gif" alt="Huh?">

    3. #123
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      49
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Ẩn số” sau đợt phục hồi vừa qua của chứng khoán




      Chuyển bị rút rồi lúc nào gần 600 em rút hết

    4. #124
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      185
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......




      Tuần sau sẽ là 1 tuần tăng điểm. Các quỹ đầu tư các công ty Ck đã nhận định sai các đợt điều chỉnh. Họ còn không ít tiền mặt. Sức ép giải ngân cực kỳ lớn nếu các Giám đốc không muốn mất chức, quỹ đầu tư không muốn thua kém các quỹ khác.


      Mặt khác đồng tiền kích cầu càng ngày càng nhiều, càng đổ vào các lĩnh vực khác nhau đê vực dậy nên kinh tế.


      Lượng tỉền từ nước ngoài cũng ổ ạt vào việt nam. Đặc biệt là báo cáo quý 2 sắp đến nữa, các quỹ sẽ trả lời cổ đông thế nào nếu đến 80% tiền vần chưa được giải ngân.


      nói chung TT xuống được 2 phiên thì đã có hàng triệu NĐT nhảy vào mua rồi. Chưa nói đến các quỹ các Đại gia CK

    5. #125
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      2,735
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......



      [quote user="livingasean"]


      Tuần sau sẽ là 1 tuần tăng điểm. Các quỹ đầu tư các công ty Ck đã nhận định sai các đợt điều chỉnh. Họ còn không ít tiền mặt. Sức ép giải ngân cực kỳ lớn nếu các Giám đốc không muốn mất chức, quỹ đầu tư không muốn thua kém các quỹ khác.


      Mặt khác đồng tiền kích cầu càng ngày càng nhiều, càng đổ vào các lĩnh vực khác nhau đê vực dậy nên kinh tế.


      Lượng tỉền từ nước ngoài cũng ổ ạt vào việt nam. Đặc biệt là báo cáo quý 2 sắp đến nữa, các quỹ sẽ trả lời cổ đông thế nào nếu đến 80% tiền vần chưa được giải ngân.


      nói chung TT xuống được 2 phiên thì đã có hàng triệu NĐT nhảy vào mua rồi. Chưa nói đến các quỹ các Đại gia CK

      [/quote]

      kinh vậy cơ àh..PR hay nhỉ

    6. #126
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      2,735
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......



      [quote user="livingasean"]


      Tuần sau sẽ là 1 tuần tăng điểm. Các quỹ đầu tư các công ty Ck đã nhận định sai các đợt điều chỉnh. Họ còn không ít tiền mặt. Sức ép giải ngân cực kỳ lớn nếu các Giám đốc không muốn mất chức, quỹ đầu tư không muốn thua kém các quỹ khác.


      Mặt khác đồng tiền kích cầu càng ngày càng nhiều, càng đổ vào các lĩnh vực khác nhau đê vực dậy nên kinh tế.


      Lượng tỉền từ nước ngoài cũng ổ ạt vào việt nam. Đặc biệt là báo cáo quý 2 sắp đến nữa, các quỹ sẽ trả lời cổ đông thế nào nếu đến 80% tiền vần chưa được giải ngân.


      nói chung TT xuống được 2 phiên thì đã có hàng triệu NĐT nhảy vào mua rồi. Chưa nói đến các quỹ các Đại gia CK

      [/quote]

      kinh vậy cơ àh..PR hay nhỉ

    7. #127
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      49
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......



      [quote user="livingasean"]


      Tuần sau sẽ là 1 tuần tăng điểm. Các quỹ đầu tư các công ty Ck đã nhận định sai các đợt điều chỉnh. Họ còn không ít tiền mặt. Sức ép giải ngân cực kỳ lớn nếu các Giám đốc không muốn mất chức, quỹ đầu tư không muốn thua kém các quỹ khác.


      Mặt khác đồng tiền kích cầu càng ngày càng nhiều, càng đổ vào các lĩnh vực khác nhau đê vực dậy nên kinh tế.


      Lượng tỉền từ nước ngoài cũng ổ ạt vào việt nam. Đặc biệt là báo cáo quý 2 sắp đến nữa, các quỹ sẽ trả lời cổ đông thế nào nếu đến 80% tiền vần chưa được giải ngân.


      nói chung TT xuống được 2 phiên thì đã có hàng triệu NĐT nhảy vào mua rồi. Chưa nói đến các quỹ các Đại gia CK

      [/quote]

      Em quan sát thấy, lúc nào nhiều anh em trên VST hô lên đúng thị trường lên thật. Chắc tuần này cũng vậy

    8. #128
      Ngày tham gia
      May 2009
      Bài viết
      256
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......




      Cho đến nay tôi chỉ được biết 1 thông tin rất quan trọng là có quá nhiều người bán khống tuần vừa qua. Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mượn tài khoản của nhau bán mà còn cả các cty CK đã tự ý bán hàng triệu cổ phiếu. Đấy là lý do tại sao mà chỉ riêng STBnagỳ khớp đến 25 tr cp.


      Họ mạo hiểm vào CP BCs vì tính thanh khaỏn cao và họ nghĩ họ dễ dàng mua lại.


      Nhưng Nhận định TT sẽ đi xuống của họ đã có phần sai lệch khi mà dòng tiền đổ vào CK ngày càng nhiều lên không pahỉ chỉ của các NĐT Việt Nam mà còn cả từ Nước ngoài. Hơn nữa lượng tiên hỗ trợ sản xuất kinh doanh cực lớn vẫn đang đựoc giải ngân đều, lượng tiền đó chỉ cần 5% đổ vào Ck thì đã cực kỳ khủng rồi. Lực cầu đó đã làm cho rất nhiều cty ck và những NĐT lo ngại và đang thất vọng thực sự. Tuần vừa rồi không xuống sâu là một thất bại của họ. Chỉ cần thư 2 tăng mạnh thì áp lực mua vào cực kỳ lớn khiến họ không thể đứng ngoài cuộc. Phải mua lại bằng được Ck đã bán. và sẽ đẩy ttck tuần tới lên còn mạnh hơn các tuần khác nhiều. VNI khả năng tuần sau sẽ là 6xx

    9. #129
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      49
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......

      Đất “chạy” theo đường


      Hàng loạt dự án bất động sản ở phía Tây Hà Nội chuẩn
      bị được “xả hàng” kèm theo một số tuyến giao thông trọng điểm sắp hoàn
      thành khiến thị trường bắt đầu biến động.


      Cùng với việc hạ tầng giao thông được cải thiện rõ nét
      cộng thêm tâm lý nôn nóng muốn quay trở lại thời kỳ vàng son của các
      nhà đầu tư, một số nhà đầu cơ cỡ bự cũng tranh thủ “mượn nước đẩy
      thuyền” khiến giá đất ở một vài khu vực ở phía Tây thành phố tăng chóng
      mặt.


      Đường sắp xong, đất rục rịch tăng


      Cũng thật “oan” khi nói toàn bộ khu phía Tây “sốt” giá
      bởi thông tin “nóng” chủ yếu tập trung vào vài khu đô thị, khu nhà ở
      quanh quận Hà Đông hoặc bám dọc theo những trục đường đang triển khai
      xây dựng như Lê Văn Lương kéo dài, Lê Trọng Tấn, quốc lộ 32... Thông
      tin từ giới đầu cơ cho biết, so với cuối quý I - 2009, vào đầu tháng 6
      - 2009, giá đất nền tại khu đô thị Văn Khê (Hà Đông) tăng 5 - 7 triệu
      đồng/m2! Không chịu kém cạnh, liền sau đó, giá đất, nhà ở các khu đô
      thị gần đó như Văn Quán, Xa La hay xa hơn một chút là Vân Canh cũng thi
      nhau đội giá từ vài triệu tới cả chục triệu đồng/m2. “Ăn theo” đường Lê
      Trọng Tấn, đường Lê Văn Lương kéo dài, đất nền ở khu đô thị mới Dương
      Nội (Hà Đông) cũng được cho là tăng giá 20 - 30%.


      Tương tự, nằm ngay mặt quốc lộ 32 (đoạn Nhổn - Sơn
      Tây), giá đất của dự án Khu đô thị Tân Tây Đô cũng được “đồn” là đã
      tăng gần gấp đôi để “chào đón” sự kiện con đường này vừa được thông
      tuyến vào cuối tháng 6 - 2009. “Đầu năm 2009, một suất liền kề vị trí
      đẹp tại khu đô thị Tân Tây Đô chỉ hơn 8 triệu đồng/m2. Đến nay, giá bán
      đã lên khoảng 16 triệu đồng/m2. Giao dịch đối với dự án này hiện cũng
      khá sôi động” - một nhà đầu tư bất động sản cho biết đã được rỉ tai như
      vậy.


      Tại khu vực các quận nội thành, giá đất nền chưa được
      cho là tăng giá mạnh song một vài khu chung cư cao cấp cũng đã rục rịch
      tăng giá bán. Một số tòa nhà ở Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng,
      Trung Hòa - Nhân Chính vài tháng trước được bán ra với giá 23 - 24
      triệu đồng/m2 giá gốc, chênh lệch cao nhất cũng chỉ 150 triệu đồng/căn
      thì nay tiền chênh vọt lên 300 - 400 triệu đồng/căn.


      Tăng do tâm lý


      Nhận định về dấu hiệu sôi động trở lại của thị trường
      bất động tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, diễn biến này là tất yếu
      sau một thời gian trầm lắng. “Thị trường bất động sản ấm lên do được hỗ
      trở bởi nhiều yếu tố, ví dụ như tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi
      sau khi đi qua đáy. Nhưng cơ bản là vì nhu cầu của người dân về nhà ở
      còn lớn; khoảng cách giữa cung và cầu còn lớn. Ở Việt Nam, bình quân
      nhà ở mới đạt 12m2/người, như Hà Nội mới đạt 7 - 8m2/người, trong khi ở
      các nước con số này là 30m2. Cho nên về lâu dài, thị trường bất động
      sản Việt Nam còn phải phát triển” - đại diện Bộ Xây dựng cho biết.


      Một số ý kiến khác lại cho rằng, bất động sản nóng lên
      bất thường có thể lặp lại những gì đã diễn ra hồi năm 2007. Cũng bắt
      đầu từ việc thị trường chứng khoán nóng lên, sau đó lan dần sang thị
      trường bất động sản do tâm lý của nhà đầu tư ngắn hạn muốn chuyển hướng
      dòng vốn để tạo ra độ an toàn cao hơn. TS Trần Du Lịch, nguyên Viện
      trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế TP.HCM
      cho rằng, thị trường đóng băng sau một thời gian, rồi lại có dấu hiệu
      ấm lại do tác động tâm lý của chính nhà đầu tư. “Nhìn chung, tốc độ xây
      dựng của các dự án vẫn còn chậm, nên có thể nói giá đất tăng trong thời
      điểm này có một phần từ yếu tố tâm lý chứ chưa hẳn đã do sức cầu tăng.
      Do đó, nếu nói rằng thị trường bất động sản đã vào giai đoạn phục hồi
      và bắt đầu nóng lên thực sự là vẫn còn sớm. Thế nên, tôi muốn cảnh báo
      các nhà đầu tư hãy cẩn thận. Rất có thể thị trường bất động sản và cả
      thị trường chứng khoán sẽ biến động dai dẳng theo hình răng cưa và
      tương đối gấp, nên độ rủi ro sẽ cao"”- TS Trần Du Lịch phân tích.


      “Thổi” giá?


      Nghi ngờ giá bất động sản tăng quá nhanh trong thời
      gian ngắn là do các nhà đầu cơ “thổi” giá, ông Nguyễn Việt Cường, một
      nhà đầu tư ở Hà Nội nói: “Đường mới mở hoặc sắp hoàn thành đều tác động
      mạnh tới giá đất, nhà nhưng chỉ trong vài tháng mà tăng tới hơn 2 lần
      thì phải xem lại. Bây giờ chuyện mở đường đâu giống như ngày xưa là
      “đùng một cái” mà quy hoạch đã treo biển từ vài năm trước, tiến độ xây
      dựng thì báo đăng liên tục. Người qua lại mỗi ngày đều biết, đâu có ai
      bất ngờ gì...”


      Trong khi đó, phân tích tình trạng “đỏng đảnh”, hết
      “đóng băng” lại “sốt" nóng của thị trường bất động sản, Thứ trưởng Bộ
      Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, chỉ là vấn đề tâm lý, người Việt Nam
      hay bị tác động bởi đồn thổi, chạy theo phong trào, ít phân tích (không
      chỉ thị trường bất động sản). Thị trường bất động sản là thị trường có
      lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng là thị trường mang tính rủi ro cao,
      nếu vẫn đầu tư theo kiểu phong trào, nghe đồn thổi sẽ rất nguy hiểm.


      Nhìn nhận thực tế “cứ nghe khu vực nào đang “sốt”, các
      nhà đầu tư lại lao bổ vào khiến tình hình càng thêm trầm trọng. Ông Nam
      cảnh báo: “Cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn thiện
      khung pháp lý, cung cấp đầy đủ thông tin để định hướng, dự báo, đưa ra
      chỉ dẫn thị trường cho người đầu tư nhưng bản thân người tiêu dùng cũng
      phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Đầu tư cũng cần chuyên nghiệp,
      không biết rõ thì phải tìm tư vấn có hiểu biết, không nên a dua, đầu tư
      theo lời đồn thổi, sẽ rất nguy hiểm...”


      Ông Trần Du Lịch cũng đồng quan điểm: “Bất động sản
      xưa nay vẫn là kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao và khá an toàn nên
      rất nhiều nhà đầu tư vẫn muốn đổ tiền vào. Nhưng một khi nó được đầu tư
      theo phong trào thì rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn”. Thừa nhận giá cả biến
      động mạnh có thể do cung ít, cầu lớn, nhưng Thứ trưởng Nam cho rằng,
      vấn đề còn ở chỗ thị trường thiếu minh bạch khi các thông tin cơ bản
      đều chưa được thể hiện một cách đầy đủ.


      Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đang thí điểm
      xây dựng chỉ số thị trường bất động sản gồm các chỉ số về lượng giao
      dịch, loại hàng hóa, giá cả... để đo “nhiệt độ” thị trường giúp người
      dân và doanh nghiệp dựa vào đó để mua bán, quyết định đầu tư. Dù chỉ số
      này “rất quan trọng, hữu ích” song việc xây dựng lại chậm tiến độ bởi
      thời gian qua thị trường trầm lắng, biến động không nhiều khiến việc đo
      dữ liệu khó khăn, chưa thể hoàn tất. Nay, thị trường đang ấm lên, Bộ
      Xây dựng sẽ đẩy nhanh hơn để có thể sớm công bố.


      An Trung


      Diễn đàn doanh nghiệp


    10. #130
      Ngày tham gia
      May 2009
      Bài viết
      774
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......

      Xu hướng đầu tư mới trên thị trường bảo hiểm


      Bancassurance đã vào Việt Nam từ những năm 80 nhưng
      phải đến bây giờ thực sự có doanh nghiệp đứng ra chuyên kinh doanh loại
      hình này. Đây có thể là xu hướng đầu tư mới trên thị trường bảo hiểm.





      Loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp với sản phẩm ngân
      hàng (Bancassurance) đã du nhập vào Việt Nam từ lâu nhưng chỉ dừng lại
      ở việc hợp tác ngân hàng - bảo hiểm hoặc các công ty bảo hiểm nhân thọ
      xây dựng những sản phẩm phù hợp để nhờ ngân hàng là nhà phân phối sản
      phẩm mà chưa có công ty nào chuyên kinh doanh loại hình này.


      Xu hướng mới


      Mới đây, một liên doanh được ra mắt khá rầm rộ -
      SeABank chọn lựa bắt tay cùng Công ty bảo hiểm của Tập đoàn BNP Paribas
      Assurance (Cardif) và ngân hàng Vietcombank để lập nên Công ty TNHH Bảo
      hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI). Theo bà Nguyễn Thị Nga - Chủ
      tịch HĐQT SeABank, liên doanh này sẽ tập trung vào khai thác
      bancassurance. Đây là sự lựa chọn khá nhanh nhạy và được củng cố bằng
      tuyên bố sẽ trở thành “doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bảo hiểm
      ngân hàng tại Việt Nam” của lãnh đạo VCLI.



      Ở các nước phát triển, nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm
      ngân hàng dự tính sẽ cho tỷ suất lợi nhuận tương đương với nghiệp vụ
      cho vay truyền thống, tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng với rủi ro thấp
      hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Ở Việt Nam, ngành bảo hiểm đang
      trên đà phát triển và thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai
      phá. Ông Trịnh Thanh Hoan - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
      (Bộ Tài chính) cho rằng, để khai thác thị trường còn tiềm năng đó, các
      doanh nghiệp cần phải phát triển các kênh phân phối sản phẩm mới và tập
      trung vào các mảng thị trường còn bỏ ngỏ, mà trong đó bảo hiểm tín dụng
      là mảnh đất còn nhiều dư địa để khai thác. Việc kêu gọi đối tác ngoại
      khi cần thiết cũng là bước đi được ông cục trưởng khuyến nghị với doanh
      nghiệp.


      Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, việc kết hợp giữa
      ngân hàng - bảo hiểm tại Việt Nam sẽ là xu thế phát triển mạnh trong
      thời gian tới, đặc biệt khi việc thanh toán tiền mặt giảm dần và được
      thay thế bởi phương thức thanh toán qua hệ thống ngân hàng.


      Cũng theo bà Nguyễn Thị Nga, từ góc độ ngân hàng, bên
      cạnh việc phối hợp với các công ty bảo hiểm thiết kế các sản phẩm ngân
      hàng - bảo hiểm, nhiều ngân hàng theo định hướng phát triển thành các
      tập đoàn tài chính cũng muốn phát triển thêm hoạt động bảo hiểm bên
      cạnh hoạt động truyền thống, vừa giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ,
      tăng cường khả năng quản lý rủi ro và mang lại hiệu quả kinh doanh. Do
      đó, xu hướng đầu tư và hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm sẽ phát triển
      mạnh và mang lại hiệu quả lớn.


      Khách hàng hưởng lợi gì?


      Không phải cứ doanh nghiệp được lợi thì đồng nghĩa với
      việc khách hàng có lợi. Nhưng có thể chắc chắn rằng, khi khách hàng có
      nhiều sự lựa chọn hơn, chỉ số hài lòng cao hơn thì doanh nghiệp càng có
      cơ hội thu lợi lớn hơn. Điều VCLI hướng đến cũng là dùng các lợi thế
      của từng đối tác trong liên doanh để tạo nên vị thế của người tiên
      phong. Vậy thì các khách hàng sẽ có thể được cung ứng những gì?


      VCLI sẽ là công ty tiên phong phân phối sản phẩm
      bancassurance, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua
      một kênh phân phối chung cho cùng một cơ sở khách hàng. SeABank và
      Vietcombank có ưu thế về mạng lưới nghiệp vụ. Đối tác ngoại - Cardif là
      công ty Bảo hiểm của BNP Paribas Assurance có kinh nghiệm về
      bancassurance tích lũy được trong 35 năm hoạt động của mình tại 41 quốc
      gia trên thế giới… VCLI sẽ kết hợp cùng SeABank và Vietcombank đưa ra
      thị trường các sản phẩm bảo hiểm và tiết kiệm thông qua mạng lưới chi
      nhánh của 2 ngân hàng trên toàn quốc, cũng như các kênh phân phối khác:
      ngân hàng, tổ chức tài chính, tiếp thị trực tiếp, bán hàng qua điện
      thoại và mạng trực tuyến…


      Các sản phẩm bảo hiểm ngân hàng hiện khá mới mẻ, nhưng
      theo tin từ liên doanh này, các đối tác đang xúc tiến thiết kế và đưa
      ra thị trường các sản phẩm liên kết với nhiều giá trị gia tăng đáp ứng
      ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng như bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm
      tiết kiệm, bảo hiểm tài khoản... Tuy nhiên, cũng còn lo ngại, liệu đội
      ngũ các nhân viên ngân hàng có đủ năng lực để kiêm nhiệm thêm một lĩnh
      vực mới là bảo hiểm - lĩnh vực đòi hỏi sự chuyên môn và trình độ quản
      lý cao? Sẽ cần phải có một sự “nâng cấp” cần thiết nếu như các ngân
      hàng muốn mình nhập cuộc tốt hơn.


      Nói như, tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Phùng Đắc Lộc,
      cái gì mới mẻ cũng cần thời gian để hoàn thiện hơn, nhưng phần thưởng
      sẽ dành cho người biết vượt lên. Và ông Lộc tự tin vào sự phát triển
      của các doanh nghiệp bảo hiểm khi khai phá những lĩnh vực mới mẻ của
      ngành.


    11. #131
      Ngày tham gia
      May 2009
      Bài viết
      774
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: “Tuần sau là tuần hot của cổ phiếu siêu lợi nhuận DAC, DTC, BHV,.......



      Thứ Năm, 09/07/2009,11:49
      Bảo hiểm : Bứt phá ngoạn mục


      Diễn biến cùng chiều với nền kinh tế, thị trưởng bảo
      hiểm đã tìm lại đà tăng trưởng trong quý II/2009. Dẫn đầu số
      lượng hợp đồng mới vẫn là những DN bảo hiểm nước ngoài có mặt trên từ
      thị trường từ lâu với đội ngũ đại lý hùng hậu.


      Dấu hiệu hồi phục


      Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm
      Việt Nam cho thấy, đến hết quý I/2009, hợp đồng bảo hiểm khai
      thác mới trong kỳ giảm 11%, hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ tăng tới
      15%. Điều này là do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn
      đến suy giảm kinh tế trong nước. Tuy nhiên, sang quý II/2009 tình hình
      kinh doanh của các DN bảo hiểm , đặc biệt là DN bảo hiểm nước
      ngoài đã có thay đổi khá ngoạn mục.


      Theo thống kê sơ bộ, doanh
      thu phí bảo hiểm mới của DN bảo hiểm nước ngoài (chưa tính
      Prevoir) trong tháng 6/2009 tăng 32% so với tháng 5 và tăng 42% so với
      tháng 4/2009. Mặc dù trước đó, doanh thu phí bảo hiểm trong tháng 5 so
      với tháng 4/2009 của các công ty bảo hiểm nước ngoài chỉ là
      7,5%.


      Nhiều chuyên gia trong ngành
      bảo hiểm nhận định, doanh thu phí bảo hiểm "đột biến" trong tháng
      6/2009 sẽ là tín hiệu tích cực đối với DN bảo hiểm , nhất là
      cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời
      gian gần đây thì bước đột phá này có thể giúp DN bảo hiểm hoàn
      thành xuất sắc kế hoạch doanh thu năm 2009.


      Doanh thu phí bảo hiểm của
      Prudential trong tháng 6/2009 đạt hơn 98,7 tỷ đồng, tăng 33,4% so với
      tháng 5 và tăng 50,7% so với tháng 4;
      [:nhaynhot][t][t] doanh thu phí bảo hiểm của
      Manulife trong tháng 6 đạt 29,3 tỷ đồng, tăng 12,9% so với tháng 5 và
      tăng 33,5% so với tháng 4. Doanh thu phí bảo hiểm của AIA trong tháng 6
      đạt 23,8 tỷ đồng.


      Dù doanh thu phí bảo hiểm
      khai thác mới trong tháng 6/2009 của Great Eastern Life chỉ bằng 34%
      của Korea Life, nhưng Great Eastern Life vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng
      trưởng tháng 6/2009 với tỷ lệ tăng 282,5% so với tháng 5/2009. Bắt đầu
      hoạt động từ tháng 10/2008, Great Eastern Life vừa được Bộ Tài chính
      cho phép tăng vốn điều lệ thêm 230 tỷ đồng, lên 830 tỷ đồng.


      Trong khi đó, dù mới đi vào
      hoạt động, nhưng Korea Life tiếp tục thành công với doanh thu tháng
      6/2009 là 4,5 tỷ đồng, cao hơn so với hai "đàn anh đi trước" là Cathay
      (4 tỷ đồng) và Great Eastern Life (1,53 tỷ đồng).


      Lãnh đạo cấp cao của Korea
      Life nhận định, với tình hình kinh tế khả quan như hiện nay, doanh thu
      năm 2009 của Korea Life có thể đạt tối thiểu 200% chỉ tiêu (dự kiến
      doanh thu năm 2009 của Korea Life là hơn 17 tỷ đồng).


      ACE Life cũng bứt phá mạnh mẽ
      trong tháng 6/2009 với doanh thu 35,888 tỷ đồng, tăng 134,4% so với
      tháng 5/2009, mặc dù doanh thu tháng 5/2009 sụt giảm tới 38% so với
      tháng 4/2009.


      Theo nhận định của một số
      công ty bảo hiểm nước ngoài, thời gian tới khi thị trường dịch
      vụ tài chính ở Việt Nam phát triển mạnh hơn, nhiều công ty sẽ tiếp tục
      triển khai các sản phẩm bảo hiểm phức tạp như trái phiếu đầu
      tư, bảo hiểm bảo đảm thu nhập, bảo hiểm niên kim, quỹ hưu trí…


    12. #132
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      1,125
      Được cám ơn 9 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán.

      VN Index thẳng tiến 700 điểm



      [:cungly] [t] [:hoanho]
      The worst is over. And the dawn is coming!!!

    13. #133
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      1,125
      Được cám ơn 9 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán.

      VN Index thẳng tiến 700 điểm



      [:cungly] [t] [:hoanho]
      The worst is over. And the dawn is coming!!!

    14. #134
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      1,125
      Được cám ơn 9 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán.

      VN Index thẳng tiến 700 điểm



      [:cungly] [t] [:hoanho]
      The worst is over. And the dawn is coming!!!

    15. #135
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      1,125
      Được cám ơn 9 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán.

      VN Index thẳng tiến 700 điểm

      [:cungly] [t] [:hoanho]
      The worst is over. And the dawn is coming!!!

    16. #136
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      2,735
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      [quote user="thanhstock"]

      Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán.

      VN Index thẳng tiến 700 điểm

      [img]http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-64.gif" alt="Cheer">

    17. #137
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      49
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Tiền đâu rồi nhĩ để CK rơi mạnh vậy

    18. #138
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Đang ở
      Hà Tây
      Bài viết
      5,198
      Được cám ơn 482 lần trong 330 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      "Sự bi quan thái quá ,dù là hướng vào một công ty cụ thể hay thị trường nói chung,sẽ khiến các nhà đầu tư bán ra vào thời điểm hoàn toàn sai lầm " Và "Chúng ta chỉ đơn thuần nỗ lực để sợ hãi khi những người khác tham lam và chỉ tham lam khi những người khác hoảng sợ " Warren Buffett

    19. #139
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Tín dụng nóng hay lạnh?


      Việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng
      tín dụng cả năm ở mức 25-27%, thay vì dưới 30% như trù liệu ban đầu
      đang khiến nhiều người tin rằng nguồn vốn đổ ra nền kinh tế sẽ bị siết
      chặt hơn trước.


      Lượng vốn huy động vào ngân hàng trong 6 tháng đầu năm
      tăng 16,2% so với cuối năm ngoái, trong khi phần ngân hàng cho vay đối
      với nền kinh tế tăng 17%. Về nguyên tắc, ngân hàng đi vay để cho vay
      lại. Vì thế việc tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn hơn tốc độ huy động
      khiến nhiều người nghĩ tới viễn cảnh tín dụng nóng sau hàng loạt động
      thái kích thích bơm vốn cho nền kinh tế.


      Nỗi lo này càng lớn hơn khi tính tới giữa tháng 7, vốn
      vào ngân hàng chỉ tăng 18,8% trong khi vốn ra tăng tới 20,5%, xấp xỉ
      tăng trưởng tín dụng của cả năm ngoái. Thực tế, trong số hơn 20 ngân
      hàng cổ phần đang hoạt động, chỉ một hai nơi tăng trưởng tín dụng dưới
      20% trong 6 tháng. Đáng chú ý tại ABBank, dư nợ cho vay tăng 132% sau 6
      tháng. Tất nhiên ngân hàng này có cái lý để an tâm là lượng vốn huy
      động dồi dào, đạt hơn 11.600 tỷ, tăng 160% so với cùng kỳ, trong khi
      cho vay chỉ dừng ở mức 8.618 tỷ đồng. Chiếm một tỷ lệ không nhỏ là phần
      vốn giải ngân theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Song mức tăng
      trưởng tín dụng cao chót vót như vậy vẫn đáng lưu tâm, bởi ABBank không
      phải là ngân hàng mới hoạt động, và trong những năm trước, tốc độ tăng
      dư nợ của ngân hàng này cũng khá cao.


      Tại SCB,
      tốc độ tăng trưởng tín dụng khiêm tốn hơn, khoảng 28,36% sau 6 tháng.
      Trong báo cáo 6 tháng đầu năm nay, những ngân hàng cổ phần quy mô lớn
      không công bố chi tiết tỷ lệ tăng dư nợ, song tăng trưởng huy động vốn
      khá cao, đều trên 30%, thậm chí trên 50%.


      “Tín dụng không nóng, cũng không lạnh”, Thống đốc Ngân
      hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu trao đổi với VnExpress.net chiều
      22/7. Cuối tháng sáu, chính ông từng tuyên bố ngành ngân hàng phấn đấu
      kiểm soát tín dụng tăng trưởng không quá 30%. Nhưng trong kế hoạch điều
      hành những tháng cuối năm do Ngân hàng Nhà nước mới công bố, chỉ tiêu
      tăng trưởng của cả năm chỉ là 25-27%. Theo ông Giàu, đây không phải
      động thái giảm chỉ tiêu tăng trưởng, mà là cụ thể hoá mục tiêu trong
      điều hành, và thực chất 25-27% vẫn nằm trong biên độ dưới 30%.


      Thống đốc không cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang siết
      tín dụng, song thực tế những nhận định của ông về thị trường ngân hàng
      cho thấy cần sự quan tâm lớn hơn với tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện
      nay. “Với những gì diễn ra trên thị trường ngân hàng hiện nay, đã đến
      lúc kiểm soát tín dụng hiệu quả hơn”, ông nói.


      Trong cuộc họp với lãnh đạo các ngân hàng thương mại
      mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu khối quốc doanh kiểm soát tăng
      trưởng tín dụng trong phạm vi 25%. 20 ngân hàng cổ phần phải báo cáo
      tình hình 6 tháng đầu năm và kế hoạch tăng trưởng những tháng cuối năm.
      “Nếu bất thường, sẽ có biện pháp phù hợp”, ông tuyên bố. Mảng cho vay
      đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản được lưu ý kiểm soát hơn
      cả nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
      kinh doanh ngân hàng.


      Tuy nhiên, một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực tài
      chính tiền tệ không cho rằng tín dụng đã đến mức phải kiểm soát hay
      siết chặt. Từ năm 2000 đến nay, khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng
      tín dụng đều trên 20%, thậm chí có năm trên 30%. Trong bối cảnh suy
      thoái, nhiều nước đẩy mạnh bơm vốn giúp nền kinh tế phục hồi, Việt Nam
      cũng nên có hành xử phù hợp. Cùng quan điểm với vị chuyên gia này, tăng
      trưởng tín dụng năm nay có thể cho phép đạt mức dưới 34%.


      Thống đốc Nguyễn Văn Giàu vẫn giữ quan điểm thận trọng
      khi cho rằng kinh tế phục hồi hay không không phụ thuộc nhiều vào việc
      lượng tiền bơm ra bao nhiêu mà nằm ở hiệu quả của từng đồng vốn. Thời
      gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ, đặc biệt là
      dòng vốn kích cầu sao cho đi đúng đối tượng, ngăn chặn nguy cơ chảy
      sang thị trường khác làm lệch lạc mục đích kích cầu và rủi ro cho hệ
      thống.


      Trong lúc này, nhiều ngân hàng thương mại bắt đầu rà
      soát vốn cho vay, đặc biệt là mảng cho vay tiêu dùng cũng như đầu tư,
      kinh doanh chứng khoán.


      Uỷ ban Giám sát Tài chính Tiền tệ Quốc gia, do nguyên
      thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý là chủ tịch, vừa có báo cáo
      gửi Thủ tướng. Dự kiến đầu tuần sau, bản báo cáo này sẽ được đem ra bàn
      bạc, phân tích tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Tài
      chính Quốc gia mà một nội dung quan trọng là tăng trưởng tín dụng sao
      cho phù hợp với yêu cầu kinh tế hiện nay.


      Song Linh


      VNEXPRESS

      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    20. #140
      Ngày tham gia
      Feb 2009
      Bài viết
      62
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Kết luận


      Hiện nay lạm phát là một trong những vấn đề được nhiều
      người quan tâm. Nhiều người lo ngại lạm phát sẽ quay trở lại sau khi
      tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm khá cao. NHNN điều chỉnh mục
      tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ còn từ 25-27% thay vì dưới 30%
      như thông báo cách đây không lâu. Ngoài ra, NHNN cũng giảm lãi suất dự
      trữ bắt buộc xuống còn 1.2% thay cho mức 3.6%/năm trước đó và có thể
      trong thời gian tới biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng.
      Các biện pháp này nhằm giảm tăng trưởng cung tiền để phòng nguy cơ lạm
      phát.


      Liệu các biện pháp vừa qua của NHNN cần thiết đối với
      Việt Nam hiện nay? Khái niệm “đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng
      kinh tế” hay được đề cập, tuy nhiên đối với kinh tế Việt Nam đâu là lạm
      phát tối ưu cho tăng trưởng vẫn là một cầu hỏi còn bỏ ngỏ. Trong bối
      cảnh hiện nay, thắt chặt tiền tệ quá mức làm cho kinh tế khó có khả
      năng hồi phục nhanh. Hơn nữa, như chúng tôi đã trình bày ở trên thì
      tăng trưởng tín dụng hay cung tiền chưa chắc đã tạo ra lạm phát ngay.
      Ngoài yếu tố cung tiền thì lạm phát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
      khác. Theo chúng tôi những yếu tố gây ra lạm phát ở Việt Nam trong quá
      khứ như giá hàng hóa trên thế giới hoặc khả năng NHNN phải mua ngoại tệ
      để giữ tỷ giá là không cao. Ngoài ra trong bối cảnh hiện nay vòng quay
      tiền sẽ giảm. Do đó chúng tôi đánh giá khả năng lạm phát quay trở lại
      trong thời gian trước mắt là không cao. Các biện pháp của NHNN để giảm
      tăng trưởng tín dụng phòng lạm phát có thể là một biện pháp không cần
      thiết và ảnh hưởng đến phục hồi tăng trưởng kinh tế.


      Về dài hạn chúng tôi cho rằng sự thiếu hiệu quả trong
      đầu tư và cơ cấu nền kinh tế thiếu hợp lý mới là nguy cơ tiềm tàng cho
      lạm phát và bất ổn vĩ mô. Biện pháp dài hạn phải tăng hiệu quả đầu tư,
      chính sách tỷ giá linh hoạt, cơ cấu lại kinh tế mới có thể kiểm soát
      lạm phát từ xa một cách hiệu quả.



      Liệu dòng tiền có quay trở lại

      http://www.vietstock.com.vn/Tianyon/...p;ChannelID=37






    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-08-2009, 04:25 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-08-2009, 03:50 PM
    3. TTCK Mỹ: Dow Jones có hai tuần tăng điểm mạnh nhất trong 9 năm
      By VFinance in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-07-2009, 08:29 AM
    4. TTCK Mỹ: Dow Jones có hai tuần tăng điểm mạnh nhất trong 9 năm
      By VFinance in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tế
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-07-2009, 08:23 AM
    5. Quan điểm của nhà nước về TTCK - Các nhà đầu tư an tâm nhé.
      By Người rừng in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 31-03-2007, 10:33 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình