Dòng tiền nào giúp cho TTCK tăng điểm?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 20 của 152

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Feb 2009
      Bài viết
      62
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Kết luận


      Hiện nay lạm phát là một trong những vấn đề được nhiều
      người quan tâm. Nhiều người lo ngại lạm phát sẽ quay trở lại sau khi
      tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm khá cao. NHNN điều chỉnh mục
      tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ còn từ 25-27% thay vì dưới 30%
      như thông báo cách đây không lâu. Ngoài ra, NHNN cũng giảm lãi suất dự
      trữ bắt buộc xuống còn 1.2% thay cho mức 3.6%/năm trước đó và có thể
      trong thời gian tới biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng.
      Các biện pháp này nhằm giảm tăng trưởng cung tiền để phòng nguy cơ lạm
      phát.


      Liệu các biện pháp vừa qua của NHNN cần thiết đối với
      Việt Nam hiện nay? Khái niệm “đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng
      kinh tế” hay được đề cập, tuy nhiên đối với kinh tế Việt Nam đâu là lạm
      phát tối ưu cho tăng trưởng vẫn là một cầu hỏi còn bỏ ngỏ. Trong bối
      cảnh hiện nay, thắt chặt tiền tệ quá mức làm cho kinh tế khó có khả
      năng hồi phục nhanh. Hơn nữa, như chúng tôi đã trình bày ở trên thì
      tăng trưởng tín dụng hay cung tiền chưa chắc đã tạo ra lạm phát ngay.
      Ngoài yếu tố cung tiền thì lạm phát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
      khác. Theo chúng tôi những yếu tố gây ra lạm phát ở Việt Nam trong quá
      khứ như giá hàng hóa trên thế giới hoặc khả năng NHNN phải mua ngoại tệ
      để giữ tỷ giá là không cao. Ngoài ra trong bối cảnh hiện nay vòng quay
      tiền sẽ giảm. Do đó chúng tôi đánh giá khả năng lạm phát quay trở lại
      trong thời gian trước mắt là không cao. Các biện pháp của NHNN để giảm
      tăng trưởng tín dụng phòng lạm phát có thể là một biện pháp không cần
      thiết và ảnh hưởng đến phục hồi tăng trưởng kinh tế.


      Về dài hạn chúng tôi cho rằng sự thiếu hiệu quả trong
      đầu tư và cơ cấu nền kinh tế thiếu hợp lý mới là nguy cơ tiềm tàng cho
      lạm phát và bất ổn vĩ mô. Biện pháp dài hạn phải tăng hiệu quả đầu tư,
      chính sách tỷ giá linh hoạt, cơ cấu lại kinh tế mới có thể kiểm soát
      lạm phát từ xa một cách hiệu quả.



      Liệu dòng tiền có quay trở lại

      http://www.vietstock.com.vn/Tianyon/...p;ChannelID=37






    2. #2
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      Bài viết khá thu vị

      Tôi cũng cho rằng lạm phát không phải là vấn đề đáng ngại trong năm nay
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    3. #3
      Ngày tham gia
      Feb 2009
      Bài viết
      62
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Dòng tiền sẽ chảy mạnh vào nơi có lợi nhuận cao nhất-đó là chứng khoán



      [quote user="stockwizard"]

      Bài viết khá thu vị

      Tôi cũng cho rằng lạm phát không phải là vấn đề đáng ngại trong năm nay


      [/quote]

      Hiện nay NHNN đang có động thái mua USD, điều đó cũng có nghĩa rằng một lượng tiền sẽ được hút vào nền kinh tế, TTCK sẽ phục hồi?

      Tôi e rằng động thái này tương tự như thắt chặt tín dụng làm giảm cung tiền TTCK sẽ đi xuống. Tuy nhiên thị trường ngoại tệ ổn định giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn

    4. #4
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Các bác lưu ý

      NHNN vừa thực hiện chính sách nới lỏng tiền tê. Nhiều lãnh đạo và tổ chức đang cổ súy cho TT tăng điệm TTCK Việt Nam đang đón chào một đợt sóng mới

    5. #5
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định E ngại hỗ trợ lãi suất

      E ngại hỗ trợ lãi suất
      NGUYỄN HOÀI

      Chỉ còn 4 tháng, “bầu sữa” hỗ trợ 4% lãi suất vốn lưu động kết thúc - Ảnh: Quang Liên.

      Chỉ còn 4 tháng, “bầu sữa” hỗ trợ 4% lãi suất vốn lưu động kết thúc. Trong khi nhiều doanh nghiệp hồi hộp chờ đợi thêm một gói tương tự thì từ phía ngân hàng và thậm chí cả doanh nghiệp, đã có những tiếng nói nên dừng lại. Vì sao vậy?

      Liên tục trong các hội thảo khoa học liên quan đến hoạt động điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa vấn đề cần có thêm một gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn làm bước đệm để tránh hẫng hụt cho doanh nghiệp sau thời điểm 31/12/2009, trở thành chủ đề rất được quan tâm.

      PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng hiện tại, các doanh nghiệp được hưởng lợi chính sách hỗ trợ lãi suất vừa qua rất lo lắng vì thời hạn giải ngân sắp hết nhưng chưa tìm thấy một nguồn vốn khác.

      Theo ông Thịnh, do chưa có những đánh giá chính xác về đà suy giảm kinh tế nên vẫn cần có một gói hỗ trợ lãi suất nhưng với liều lượng nhỏ hơn, lãi suất hỗ trợ thấp hơn, ở mức 2%/năm thay vì 4%/năm như trước.

      Bởi vậy, nếu Nhà nước tiếp tục “tặng” cho doanh nghiệp thêm một cơ hội thì cần phải rà soát kỹ từng đối tượng, doanh nghiệp nào thực sự cần vốn, đủ điều kiện thì mới được thụ hưởng.

      Đồng tình, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nêu quan điểm: các doanh nghiệp đang được hưởng lãi suất rất tốt, nếu đột ngột thay đổi thì ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn sẽ gặp khó khăn. Bởi thế, cần có một gói kích cầu với cường độ giảm dần để doanh nghiệp thích nghi tốt hơn. Cùng đó, phải kiểm tra, kiểm soát để tránh thất thoát và nợ xấu nảy sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, khá nhiều ý kiến khác cho rằng, Nhà nước không nên tiếp tục hỗ trợ theo kiểu này.

      Ông Trần Công Hoàng Quốc Trang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Việt nhấn mạnh: “Nhà nước nên sớm bỏ gói kích cầu do chính sách này đã tạo ra sự chênh lệch lãi suất cạnh tranh không lành mạnh, nuôi dưỡng thói ỷ lại trong khi Việt Nam đã hội nhập quốc tế”.

      Còn ông Thái Tuấn Chí, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn phân tích: “Trẻ sau khi dứt sữa bao giờ cũng có một giai đoạn ăn cháo, sau đó mới đến ăn cơm và doanh nghiệp cũng phải hành xử theo kiểu như vậy trong hoàn cảnh này. Điều quan trọng là người mẹ phải dạy cho đứa con của họ biết lúc nào thì bú sữa, lúc nào thì ăn cháo và ăn cơm”.

      Vậy còn quan điểm của phía ngân hàng thì sao? Từ góc độ nghiên cứu khoa học, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thừa nhận: “Bên cạnh tác động tích cực, cơ chế hỗ trợ lãi suất đang có những tác động không thuận lợi đối với kiểm soát tín dụng, thị trường tiền tệ và tỷ giá”.

      Cụ thể, trong khi lãi suất cho vay VND sau khi được hỗ trợ chỉ còn 6%/năm, tương đương (ngang bằng) lãi suất cho vay ngoại tệ và từ ngày 1/6/2009, khi các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất cho vay ngoại tệ xuống còn 3 - 5%/năm; do lo ngại rủi ro về biến động tỷ giá, các doanh nghiệp nhập khẩu ít vay ngoại tệ, chuyển sang vay VND rồi mua ngoại tệ.

      Thực tế này đã gây sức ép tăng tỷ giá, căng thẳng về thanh khoản ngoại tệ và dẫn đến tâm lý găm giữ ngoại tệ từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu. Cùng đó, do mức chênh lệch lãi suất VND cho vay sau hỗ trợ so với lãi suất huy động khoảng 3 - 4%/năm (kỳ hạn 12 tháng trở lên) thì hoạt động kiểm soát tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn hỗ trợ gửi ngược vào ngân hàng kiếm lời hoặc dùng vốn hỗ trợ kinh doanh nhưng lấy vốn tự có gửi vào ngân hàng, làm tăng dư nợ ngân hàng trong khi ngân hàng thiếu vốn để cho vay doanh nghiệp cần vốn, đã trở nên vô cùng phức tạp.

      Chưa kể, sau khi có vốn hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp thường lập phương án sản xuất kinh doanh kéo dài thêm để được hưởng thời hạn trả nợ và lãi suất nhiều hơn, dẫn đến vòng quay vốn và tín dụng chậm lại, gây nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng trong trường hợp diễn biến kinh tế thế giới vẫn còn phức tạp.

      Chung quan điểm, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank chia sẻ: “Ngân hàng Nhà nước nên xem xét đề xuất với Chính phủ giảm dần, tiến tới ngừng hỗ trợ lãi suất. Tiếp tục duy trì hỗ trợ lãi suất một mặt sẽ tạo sức ép gia tăng lạm phát, mặt khác có thể dẫn đến việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả gây tác động không tốt cho nền kinh tế và hệ lụy xấu cho các ngân hàng thương mại. Dừng hỗ trợ lãi suất cũng sẽ trực tiếp giảm áp lực bội chi ngân sách, giảm áp lực lạm phát”.

      Như vậy, phương án tiếp tục một gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn tương tự như “gói 1”; kéo dài thời gian gói hỗ trợ lãi suất đang thực hiện thêm một thời gian nhưng giảm dần lãi suất từ 4% xuống 2% hoặc bỏ hỗ trợ hoàn toàn đang là vấn đề khá nóng hổi. Có lẽ, một tuyên bố rõ ràng từ phía cơ quan quản lý tại thời điểm này là cần thiết.
      http://vneconomy.vn/2009090309582648...o-lai-suat.htm

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-08-2009, 04:25 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-08-2009, 03:50 PM
    3. TTCK Mỹ: Dow Jones có hai tuần tăng điểm mạnh nhất trong 9 năm
      By VFinance in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-07-2009, 08:29 AM
    4. TTCK Mỹ: Dow Jones có hai tuần tăng điểm mạnh nhất trong 9 năm
      By VFinance in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tế
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-07-2009, 08:23 AM
    5. Quan điểm của nhà nước về TTCK - Các nhà đầu tư an tâm nhé.
      By Người rừng in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 31-03-2007, 10:33 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình