Offline CLB PTKT tháng 5/2011: Chiến thuật Mua bắt đáy trong ngày bán tháo có hiệu quả?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2002
      Bài viết
      517
      Được cám ơn 488 lần trong 132 bài gởi

      Mặc định Offline CLB PTKT tháng 5/2011: Chiến thuật Mua bắt đáy trong ngày bán tháo có hiệu quả?

      Tháng 05/2011, Vietstock tiếp tục tổ chức Offline CLB PTKT định kỳ hàng tháng với chủ đề “Chiến thuật mua bắt đáy trong ngày bán tháo có hiệu quả?”


      Ông Nguyễn Quang Minh – Trưởng Bộ phận PTKT của Vietstock tại buổi offline vào Tháng 2 vừa qua


      Diễn giả là Bà Chu Hồng Nhung – Giảng viên tại Vietstock - Trưởng Bộ phận PTKT Công ty CP Chứng Khoán Âu Việt và Ông Huỳnh Văn Phát - Công ty CP Chứng Khoán Âu Việt.

      Đây là dịp để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm đã trải qua, đồng thời học hỏi, trao đổi nhận định quan điểm đầu tư với các chuyên gia và thành viên CLB khác.

      NỘI DUNG TRAO ĐỔI

      Trước xu thế biến đổi phức tạp của thị trường, việc nhà đầu tư quyết định và đưa ra chiến thuật mua bắt đáy liệu có hiệu quả? Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua các nhà đầu tư có những nhận định và quan điểm trái chiều về việc mua bắt đáy trong những phiên thị trường giảm điểm mạnh, nhiều nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro cao thường mua vào cổ phiếu trong khi các nhà đầu tư khác đang sợ hãi và bắt đầu bán tháo cổ phiếu của mình.
      1. Mục đích thực hiện báo cáo Chiến thuật mua bắt đáy
      Kiểm tra chiến thuật mua vào trong những phiên có hiện tượng bán tháo (VN-Index và HNX-Index giảm từ 4% trở lên) tại thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến thời điểm hiện tại.

      2. Phương pháp thực hiện
      - Dữ liệu mẫu: là các cổ phiếu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TpHCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong hơn 5 năm qua.
      - Cách thực hiện: So sánh giá đóng cửa của các cổ phiếu trong những phiên VN-Index và HNX-Index giảm sâu từ 4% trở lên với giá đóng cửa của ngày giao dịch T+4 sau đó, mức sinh lãi của các cổ phiếu, số lượng cổ phiếu lãi/lỗ. Tương tự cho T+5, T+6, T+7 và T+8.
      3. Một số yếu tố quan trọng cần lưu ý

      4. Thảo luận.

      THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM
      - Tại TP.Hồ Chí Minh
      - Thời gian: 9h00 thứ 7, ngày 28/05/2011
      - Địa điểm: Bluestar Cafe – Lầu 6, tòa nhà Unique Premium Outlets, 91B2 Phạm Văn Hai, P.3, Q. Tân Bình, Tp.HCM.
      CÁCH THỨC THAM GIA
      - Thành viên cũ Câu lạc bộ PTKT: phí thường niên: 100.000đ/người/năm
      - Các nhà đầu tư chưa là thành viên CLB: vui lòng đăng ký để tham gia sinh hoạt thường kỳ cùng CLB. Nhà đầu tư có thể tải Form đăng ký tại đây và tham khảo điều lệ của CLB tại đây.
      + Phí đăng ký ban đầu (chỉ đóng 1 lần duy nhất): 100,000 đ/người.
      + Phí thường niên: 100,000 đ/1 năm.

      - Lệ phí có thể đóng trực tiếp hoặc chuyển khoản:
      + Trực tiếp:
      • Trụ sở Vietstock tại Tp.Hồ Chí Minh.
      • Địa chỉ: 81/10B Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

      + Chuyển khoản:
      • Chủ tài khoản: CTCP Tài Việt (Vietstock)
      • Tài Khoản số: 007.100.312.1465 - Tại Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank) – CN Tân Định – TPHCM
      Vui lòng gửi email đăng ký hoặc thông báo xác nhận tham gia về:
      - Chị Lê Thị Quỳnh Như
      - Điện thoại: 08 3848 7238 (105)
      - Di động: 0906 778 506
      - Email: quynhnhult@vietstock.vn


      Nguồn: http://vietstock.vn/ChannelID/733/Ti...-hieu-qua.aspx
      Admin of Vietstock

    2. #2
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      7
      Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Bắt đáy ngắn hạn là điều không nên làm


      (Vietstock) – “Không nên mua bắt đáy trong những phiên thị trường có hiện tượng bán tháo trong chu kỳ giảm, đặc biệt là khi thị trường tăng điểm trở lại sau đó với biên độ dao động lớn từ 20 điểm trở lên”.

      Đó là kết luận của bà Chu Hồng Nhung, chuyên viên phân tích CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVS) đồng thời là giảng viên tại Vietstock, sau khi thống kê về những đợt lao dốc của thị trường trong vòng 5 năm trở lại đây. Bà Nhung đưa ra thống kê này tại buổi offline Câu lạc bộ PTKT Vietstock diễn ra cuối tuần qua tại TPHCM với chủ đề “Chiến thuật mua bắt đáy trong ngày bán tháo có hiệu quả?”.



      Bắt đáy ngắn hạn rủi ro cao

      Thống kê của bà Nhung từ năm 2006 đến đầu năm 2011 trên HOSE có 36 phiên VN-Index giảm mạnh từ 4% trở lên. Theo thống kê này, mức lãi trung bình ở ngày T+4 chưa có lần nào vượt qua 10% trong khi có đến 6 lần cho lỗ trung bình hơn 10%. Trong nhóm cổ phiếu tăng giá, mức sinh lãi trung bình chỉ là 5.13% trong khi nhóm cổ phiếu giảm giá có mức lỗ trung bình 5.44%.
      Đối với ngày T+5, mức lãi trung bình có 1 lần vượt qua 10%, 1 lần sát 10% trong khi có đến 2 lần cho lỗ trung bình hơn 15%, 1 lần sát 15% và 1 lần hơn 10%. Nhóm cổ phiếu tăng giá có mức lãi trung bình là 5% và nhóm cổ phiếu giảm giá có mức lỗ trung bình là 6.61%.
      Thống kê tương tự với các ngày T+6, T+7 và T+8, bà Nhung rút ra kết luận “Nếu mua cổ phiếu vào ngày VN-Index giảm từ 4% trở đi thì xác suất bị lỗ vào ngày T+4 là 57.19% cao hơn so với xác suất sinh lời là 42.81%. Và trong nhóm cổ phiếu bị lỗ, mức lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu là -7.07% cũng cao hơn so với nhóm cổ phiếu sinh lãi (mức lãi trung bình là 5.50%). Với ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 nếu áp dụng chiến thuật này và giữ đến ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 thì xác suất bị lỗ cao hơn T+4, và mức độ lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu cũng cao lên dần”.
      Bà Nhung còn cho biết thêm, nếu tính cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK TPHCM, nếu mua cổ phiếu vào ngày VN-Index giảm từ 4% trở lên thì lợi nhuận kỳ vọng vào ngày T+4 sẽ là -0.91%, tương tự với T+5, T+6, T+7 và T+8 mức lỗ lần lượt là -1.95%, -2.18%, -2.34% và -2.70%.
      Thống kê tương tự cho sàn HNX thì có đến 64 phiên HNX-Index giảm từ 4% trở lên và việc mua cổ phiếu vào những ngày này thì xác suất bị lỗ vào ngày T+4 là 50.42%, trong khi xác suất sinh lời chỉ là 49.58%. Và trong nhóm cổ phiếu bị lỗ, mức lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu là -6.21% cao hơn so với nhóm cổ phiếu sinh lãi. Với các ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 việc mua và nắm giữ cho đến những ngày này thì xác suất bị lỗ cao hơn T+4, và mức độ lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu cũng cao lên dần.
      Tính cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội, nếu mua cổ phiếu vào ngày HNX-Index giảm từ 4% trở lên thì lợi nhuận kỳ vọng vào ngày T+4 sẽ là -0.11%, tương tự với T+5, T+6, T+7 và T+8 mức lỗ lần lượt là -0.93%, -1.2%, -1.07% và -1.25%.



      Vì sao nhà đầu tư bắt đáy?


      Bà Nhung giải thích thêm rằng: “Thông thường tại những thời điểm 2 chỉ số xảy ra tình trạng rớt sâu từ 4% trở lên tình hình vĩ mô không ổn định và thị trường liên tục đón nhận những tin xấu. Việc thị trường liên tục giảm điểm sẽ làm cho áp lực bán ra ngày càng gia tăng, đặc biệt là khi trước đó thị trường có sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ, với những tỷ lệ margin ở mức cao”.
      Và khi đó, thị trường như một vòng luẩn quẩn, Index liên tục giảm và xuyên phá các ngưỡng hỗ trợ quan trọng làm cho áp lực bán để tránh giải chấp trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bán tháo bắt đầu hình thành và gia tăng dần. Càng bán tháo, thị trường càng giảm mạnh và theo đó, lực bán giải chấp (đối với những tài khoản margin đã đến ngưỡng giới hạn an toàn) cũng xảy ra.
      Lý giải về nguyên nhân của việc bắt đáy bà Nhung cho biết: “Khi tình trạng bán tháo xảy ra, đặc biệt là với những phiên chỉ số rớt sâu từ 4% trở lên, cũng là lúc hiện tượng bắt đáy xuất hiện. Tâm lý những nhà đầu tư bắt đáy là họ tin vào lý thuyết “Thị trường hiệu quả” và mua vào trong những phiên giảm mạnh với niềm tin là tất cả thông tin đã được phản ánh vào giá”.
      Nếu phán đoán của nhà đầu tư đúng thì vào ngày T+4, T+5, T+6, T+7 thậm chí T+8 áp lực bán chốt lời sẽ khá cao, bởi kỳ vọng về tình hình vĩ mô ổn định chỉ trong vài ngày là khó xảy ra và tâm lý của nhà đầu tư lúc này vẫn còn rất bất an.
      Do đó, với mức sinh lãi từ 5%-10% chỉ trong 4-8 ngày nên nhà đầu tư thường có tâm lý chốt lời ngay, điều này chính là một trong những nguyên nhân khiến thị trường nhanh chóng giảm lại.
      Ngược lại nếu phán đoán không thành công thì tâm lý của họ dao động càng mạnh vì đã có một hành động sai, do vậy sẽ gây ra động thái bán bằng mọi giá. Đây cũng là lý do cho thấy, có những phiên mức độ lỗ trung bình trong T+5, T+6, T+7 và T+8 rất cao (trên 15%).



      Dấu hiệu về khối lượng và những phiên tăng điểm

      Giải thích việc thị trường xuất hiện những phiên tăng điểm trong chu kỳ giảm mạnh, bà Nhung cho biết tính từ đầu năm 2008 đến nay, sàn HOSE có tổng cộng 8 phiên tăng điểm với biên độ dao động trong phiên lớn từ 20 điểm trở lên. Trong đó, có 3 phiên xảy ra trong giai đoạn giảm và có sự xuất hiện của phiên giảm từ 4% trở lên là các phiên diễn ra vào ngày 15/09/2008; 27/11/2009 và 26/05/2011.
      Theo bà Nhung, đó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ dòng tiền lớn bắt đầu tham gia thị trường trở lại. Sự tham gia của dòng tiền lớn giúp chặn đà giảm của chỉ số và đẩy chỉ số phục hồi, tuy nhiên, điều này không có nghĩa thị trường đã tạo đáy.
      Hầu hết sau những phiên tăng điểm với biên độ lớn, thị trường thường tăng chậm lại, khối lượng giao dịch cũng sụt giảm đáng kể và lực cầu mạnh cũng nhanh chóng suy yếu dẫn đến việc thị trường dễ dàng quay đầu giảm điểm sau đó.
      Ngoài ra, khối lượng giao dịch cũng là dấu hiệu quan trọng để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường. “Thông thường khi thị trường xảy ra hiện tượng bán tháo thì khối lượng giao dịch thường có sự cải thiện so với những phiên trước do cung giá thấp đáp ứng hầu hết các mức cầu, kể cả cầu bắt đáy. Tuy nhiên đa phần chỉ số vẫn giảm mạnh. Điều này chứng tỏ cung vẫn lấn át và nắm thế chủ động so với cầu” bà Nhung lý giải.
      Nếu phiên kế tiếp chỉ số phục hồi trở lại nhưng khối lượng giao dịch lại sụt giảm, thể hiện rõ nhất là cung suy giảm trong khi cầu không có nhiều cải thiện thì đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tiết cung nhằm kiềm hãm bớt đà giảm của chỉ số. Vì vậy, chỉ cần chỉ số phục hồi trở lại khoảng vài 3 phiên là lực bán mạnh lại nhanh chóng xuất hiện, đẩy chỉ số tiếp tục xu hướng giảm đã hình thành từ trước.

      Viết Vinh ghi



      http://vietstock.vn/ChannelID/830/Ti...g-nen-lam.aspx

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Offline CLB PTKT tháng 5/2011: Chiến thuật Mua bắt đáy trong ngày bán tháo có hiệu quả?
      By quynhnhult in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 6
      Bài viết cuối: 08-06-2011, 08:06 AM
    2. TPHCM - Offline CLB PTKT tháng 11/2010 - Tín hiệu mua bán trong phiên
      By hoangsonn in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 17-05-2011, 11:14 AM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 11-02-2011, 04:43 PM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 27-10-2010, 04:31 PM
    5. Vietstock tổ chức offline CLB PTKT tháng 7.2010
      By Baggio in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 04-07-2010, 08:47 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình