-
06-01-2006 05:32 PM #1
- Ngày tham gia
- Aug 2005
- Bài viết
- 23
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Toàn cầu hóa và quốc tế hóa thị trường chứng khoán
Quá trình toàn cầu hóa - trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế - đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự quốc tế hóa thị trường chứng khoán.
Trước đây, các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình toàn cầu hoá như: các nước giàu có bị "thừa" tư bản, tiếp tục đầu tư ra thị trường ngoài nước để tăng lợi nhuận; giao dịch tài chính thị trường quốc tế ngày càng được tự do hoá; quốc tế hoá sản xuất và vốn; cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế... đã thúc đẩy quá trình quốc tế hóa thị trường chứng khoán. Ngày nay, các nguyên nhân trên đã biến đổi về chất, mang đậm màu sắc của bối cảnh mới. Trong thời đại mới, quá trình sản xuất và sản phẩm ngày càng hoàn thiện vì được nhiều công ty của nhiều nước hùn vốn (cả tư bản lẫn các nguồn nhân lực khác) hợp tác chế tạo. Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng mạnh, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, quá trình vừa hợp tác, vừa đua tranh, cạnh tranh trên thế giới diễn ra trên nhiều cấp độ. Thị trường chứng khoán không chỉ tồn tại ở các nước công nghiệp phát triển lâu đời mà còn có vị trí to lớn ở nhiều nước đang hoặc mới phát triển, trở thành một trong những biện pháp lưu thông vốn quan trọng. Các chuyên gia đã cho rằng, phương thức thu gom vốn khu vực châu A' - Thái Bình Dương đang có xu thế chứng khoán hóa. Có những thị trường chứng khoán chưa lâu đời nhưng phát triển, có ảnh hưởng nhất định trên thị trường chứng khoán quốc tế như Singapore, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Mêhicô, Â'n Độ, Venezuela, Chile, Jordani, Ba Lan, Hungari, Rumani... trong đó Singapore và Hồng Công đã trở thành những trung tâm tài chính tiền tệ quốc tế.
Nét chủ đạo trong toàn cầu hoá về kinh tế là cuộc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới, lấy các nước phát triển làm trung tâm và các công ty xuyên quốc gia làm chủ lực. Các nước phát triển thực hiện đầu tư đan xen nhau, các công ty xuyên quốc gia, các xí nghiệp cạnh tranh thôn tính lẫn nhau, tinh giản bộ máy, sắp xếp lại nguồn vật tư, khai thác thị trường và kỹ thuật mới trên cơ sở quy mô kinh tế ngày càng lớn, từ đó thực hiện nâng cấp kỹ thuật và tập trung vốn thành sức mạnh tập trung. Ngoài hình thức đó, các nước phát triển đã đưa dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều nhân công sang các nước đang và mới phát triển. Theo con số thống kê của LHQ và dự báo của các chuyên gia thì cuối năm 2000, trên thế giới đã có khoảng hơn 45.000 công ty mẹ, công ty xuyên quốc gia với 300.000 công ty con, xí nghiệp chi nhánh và doanh nghiệp liên quan, phụ thuộc, tạo thành một hệ thống sản xuất và tiêu thụ mạnh mẽ. Các công ty xuyên quốc gia nắm tới 1/3 khối lượng sản xuất, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và hơn 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trên phạm vi thế giới.
Các nước phát triển đã thông qua phương thức lập các công ty xuyên quốc gia và thu mua cổ phiếu xí nghiệp của các nước đang và mới phát triển để tiến hành đầu tư. Các nước đang và mới phát triển muốn bứt lên, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đã phải dùng hình thức phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế để thu gom tiền vốn và họ đã trở thành một bộ phận của quá trình quốc tế hóa thị trường chứng khoán, nhiều khi biểu hiện ở khía cạnh đáng buồn là vị thế con nợ. Tuy nhiên, một khi nền kinh tế của các nước này được chấn hưng ổn định, thị trường chứng khoán mang tính quốc tế sẽ được phát triển rộng rãi; các hình thức kinh doanh thị trường chứng khoán như thông qua ngân hàng có qui mô quốc tế của các quốc gia và các cơ sở giao dịch chứng khoán tầm cỡ quốc tế hoạt động hiệu quả, sẽ trở lại thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh toàn cầu và thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá phát triển theo hướng tích cực. Toàn cầu hoá về kinh tế mang lại cả cơ hội và thách thức cho cả các cường quốc lẫn các nước mới phát triển. Nhiều chuyên gia và các nhà phân tích cho rằng: mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang và mới phát triển, muốn khắc phục được thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển thì yếu tố lâu dài vẫn là tăng cường nội lực, trong đó có khâu liên quan đến thị trường chứng khoán là huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của quốc gia mình. Có nội lực vững vàng thì mới có thể chủ động tham gia các "cuộc chơi" có tính toàn cầu với những luật lệ mang tính quốc tế, được tiêu chuẩn hóa.
Ngoài hiện tượng đa cực hóa hệ thống tiền tệ quốc tế, còn có hiện tượng tự do hoá thị trường tài chính và liên kết toàn cầu về tài chính, một hiện tượng có hai điểm cần đặc biệt chú ý. Một mặt, người ta có thể di chuyển các nguồn lực tài chính vòng quanh thế giới rất nhanh chóng vào những nước, những lĩnh vực có nhiều triển vọng sinh lợi, thúc đẩy kinh doanh sản xuất phát triển. Mặt khác, khi các nguồn tài chính bị lưu chuyển ồ ạt ra khỏi một nước có thể đẩy nền kinh tế quốc gia đó đến tình trạng suy sụp. Ví dụ như trường hợp khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước Đông Nam A' (khởi đầu vào năm 1997 ở Thái Lan, sau đó là các nước Inđônêxia, Philippin...) chỉ trong vòng một năm, tại Thái Lan và Inđônêxia đã có 25 triệu người lâm vào tình cảnh nghèo túng. Thiệt hại của khủng hoảng Đông Nam A' đã lan rộng ra một số nước, lên tới hơn 2000 tỷ USD cho thị trường chứng khoán thế giới. Như vậy, công tác quản lý thị trường tài chính thế giới cho thấy phải có cơ chế quản lý điều tiết chặt chẽ, đồng thời phải tăng cường công tác phân tích dự báo biến chuyển của thị trường nhạy cảm này.
Trong tháng 8/2000, các quan chức trong lĩnh vực thị trường chứng khoán các nước Nam A' (có đại diện Â'n Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepan, Bhutan, Sri Lanka tham gia) đã họp tại Karachi (Trung tâm tài chính của Pakistan) để thảo luận kế hoạch liên kết và thống nhất các tiêu chuẩn chung cho hoạt động thị trường chứng khoán khu vực Nam A'. Hội nghị đã thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc đăng ký và giao dịch các loại chứng khoán xuyên biên giới giữa các nước trong khu vực, khuyến khích hợp tác song phương, đa phương để phát triển thị trường chứng khoán non trẻ của khu vực này.
Còn thị trường chứng khoán Đức đang tìm cách vươn sang Đông Âu, trung tâm thị trường chứng khoán Frankfurt sẽ liên kết với thị trường chứng khoán Viên (áo) để lập một công ty giao dịch với công ty các nước vùng Trung và Đông Âu; Công ty giao dịch Đức - áo đó lấy tên là NEWEX dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 11/ 2000, trước mắt sẽ giúp đỡ thu hút các công ty của Ba Lan, Hunggari, Nga, CH Séc đăng ký tại thị trường của mình, đáp ứng các tiêu chuẩn về thị trường vốn quốc tế, để giúp họ nhanh chóng tham gia vào thị trường chứng khoán khu vực.
ở nước ta, có thể nói việc xây dựng thị trường chứng khoán đã có những bước đi vững chắc theo chủ trương vừa phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam vừa theo định hướng hòa nhập tốt vào thị trường chứng khoán quốc tế và của các nước trong khu vực. Con đường thiết lập thị trường chứng khoán nước ta là phát triển thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp với đầy đủ hai bộ phận: trước hết mở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp sau đó đến mở ra thị trường cổ phiếu và trái phiếu công ty.
Ngày 20/8/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh khai trương hoạt động, đó là cơ hội mới cho mỗi người có tiền nhàn rỗi lựa chọn và chuyển từ hình thức đầu tư gửi tiền tiết kiệm sang đầu tư mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung. Đến nay cả nước có 6 công ty được phép tham gia giao dịch tại thị trường chứng khoán tập trung và 5 công ty kiểm toán được phép kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã niêm yết chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay mới có 4 công ty được ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép niêm yết chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung (đó là công ty SACOM, REE, HAPACO, TRANSIMEX), ngoài ra có trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và 300 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ cũng được phát hành trên thị trường này. Trong quý IV/2000, công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) sẽ khai trương trang Web đầu tiên về giao dịch chứng khoán tại sàn giao dịch.
Để đồng bộ hóa với sự phát triển thị trường chứng khoán trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước đã và đang chú ý xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, kiện toàn thể chế, luật pháp hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến độ phát triển kinh tế, đặc biệt là "cơ sở hạ tầng mềm" tức là sự nghiệp giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn lực, trong đó có khâu cán bộ nói chung và cán bộ chuyên về thị trường chứng khoán nói riêng được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ.
Với đường lối đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế trên lĩnh vực kinh tế - kể cả khâu thị trường chứng khoán, trong những năm đầu thế kỷ XXI, nước ta nhất định sẽ có những bước tiến nhanh chóng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, thị trường chứng khoán sẽ là một trong những phương tiện lưu thông tiền vốn, thu gom vốn hữu hiệu cho nền kinh tế Việt Nam .
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Chứng khoán thị trường thứ cấp - Kinh nghiệm của một số quốc gia
By in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tếTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM -
Người chơi chứng khoán sẽ ra sao khi không có Toán học đỡ đầu!
By in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM -
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lung lay
By in forum Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tếTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM -
Chứng khoán là của toàn dân?
By in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM -
giao dich tren thi truong chung khoan doi voi chung khoan niem yet va chung khoan chua niem yet
By in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks