[table]


Hỏi: Xin quý vị giải đáp các trường hợp sau:
(16/04/2007 14:10)





  1. Công ty A là Công ty cổ phần đại chúng nắm 25% vốn cổ phần tại một công ty cổ phần đại chúng khác (công ty B). Khi công ty B tăng vốn với quyền mua 1/1. Hội đồng quản trị công ty A có ý định cho cổ đông Công ty A góp thẳng phần tăng vốn 1/1 theo tỷ lệ tương ứng với số cổ phần mà cổ đông Công ty A đang nắm giữ. Vậy trường hợp này có hợp pháp không? Hội đồng quản trị công ty B có quyền làm khó cổ đông công ty A không?.
    Công ty A đang nắm giữ 90% cổ phần trong 1 công ty TNHH (Công ty C), 10% còn lại do một pháp nhân khác nắm giữ. Hội đồng quản trị Công ty A quyết định chuyển công ty C thành công ty cổ phần và khi công ty cổ phần C tăng vốn thì HĐQT công ty A có ý định cho cổ đông công ty A góp thẳng phần tăng vốn theo tỷ lệ tương ứng với số cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vậy trường hợp này có hợp pháp không?.
Trả lời:[/B] Theo quy định tại Điều 87, khoản 2, điểm c Luật Doanh nghiệp quy định: “Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì: Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.”[/I]


Như vậy, việc công ty A chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của công ty B cho các cổ đông của mình (công ty A) là không trái pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp này cũng cần phải xem xét Điều lệ của Công ty A có cho phép Hội đồng quản trị hay Đại hội cổ đông quyết định việc chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của công ty cho người khác (cụ thể ở đây là cổ đông của công ty A) hay không. Việc chuyển nhượng này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.[/B]


2. Trường hợp câu hỏi thứ hai cũng tương tự như trên.


[/table]