Tôi sưu tầm thêm bài này trên www.*****.net[h1](*****) - Báo cáo của BIDV nhận định rằng sắp
tới NHNN sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực mua lại các
ngân hàng nhỏ, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền.[/h1]





st1\:*{behavior:url(#ieooui) }





Qua việc so sánh những bài học kinh nghiệm của Đài Loan và thực tế hoạt
động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, báo cáo đã rút ra kết luận là hệ
thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước một áp lực cải cách rất lớn để
để nâng cao năng lực hệ thống và đảm bảo phát triển bền vững.



Bên cạnh đó, thị trường tài chính hiện đang có những điều kiện chín
muồi cho hoạt động M&A (mua bán – sáp nhập) trong thời gian tới.


Thứ nhất, thị trường đang
tồn tại nhiều các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng. Hoạt
động trong một môi trường có mức độ cạnh tranh cao, tất yếu sẽ dẫn đến
việc một số ngân hàng phải sáp nhập với nhau nhằm hình thành chỗ đứng
vững chắc trên thị trường. [table]



[img]http://images1.*****.vn/Images/Uploaded/Share/2008/12/20081211044351984/bidv.bmp" style="margin: 5px;" _fl="" width="300" align="center[/img]
Nguồn: Tổ nghiên cứu BIDV
[/table]



Hơn nữa, áp lực của hội nhập thị trường quốc tế càng khiến nhu cầu
củng cố vị thế cạnh tranh của các ngân hàng trở nên bức thiết.


Thứ hai, một số ngân hàng
nhỏ đã tập trung gia tăng tín dụng quá mức trong các năm trước, vượt
quá khả năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị
trường liên ngân hàng.



Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn huy động khó
khăn, thanh khoản của các ngân hàng này suy giảm mạnh đe doạ đến an
toàn hệ thống.



NHNN sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực hơn mua lại
các ngân hàng này, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền.


Theo quy định, đến ngày 31/12/2008, vốn điều lệ tối thiểu của các
ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt 1.000 tỷ đồng và đến ngày ngày
31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng.


Hiện tại, các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đang phải gấp
rút tăng vốn để đáp ứng mục tiêu đề ra. Trong tình hình khó khăn của
thị trường, cộng với sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu ngân hàng, việc
huy động thêm vốn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.



Điều này buộc các ngân hàng nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau
hoặc với ngân hàng lớn hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn. Những
ngân hàng yếu kém sẽ phải rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn
định của cả hệ thống.


Trong thời gian tới đây, tiêu chí cấp phép thành lập ngân hàng mới
sẽ được điều chỉnh nhằm đảm báo các ngân hàng mới được thành lập thực
sự mạnh về tiềm lực tài chính, có khả năng cạnh tranh cao hơn, do đó
yêu cầu về vốn điều lệ nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn. Tiêu chí thành
lập mới khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành hoạt động
M&A thay vì thành lập ngân hàng mới.


Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài trước khi có thể thành lập được
ngân hàng con tại Việt nam vẫn sẽ tích cực sử dụng M&A như một giải
pháp để xâm nhập thị trường.



Trong năm 2008, nhiều ngân hàng nước ngoài tiếp tục trở thành cổ
đông chiến lược hoặc gia tăng tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng trong nước
như: HSBC nâng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank từ 10% lên 20%, Societe
Generale mua 15% cổ phần của SeaBank… Đây cũng là điều kiện tốt giúp
nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng trong nước khi có được kinh
nghiệm, công nghệ từ phía ngân hàng nước ngoài.

[img]http://images1.*****.vn/Images/Uploaded/Share/2008/12/20081211044351984/bidv2.bmp" style="margin: 5px;" _fl="" width="470" align="center[/img]
Nguồn: Tổ nghiên cứu BIDV




Có thể thấy, M&A là biện pháp cần thiết để xây dựng một hệ thống
tài chính bền vững, có khả năng cạnh tranh cao của Việt nam.


Với khung pháp lý hiện nay, các công ty vẫn có thể thực hiện M&A
một cách thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện hơn nữa hành lang
pháp lý nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động M&A nói chung
cũng như hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính.

AE cho ý kiến nha![H]