Phân tích kỹ thuật - Hướng phát triển mới
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 34
    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Hướng phát triển mới

      Đây là chủ đề nói về các hướng phát triển trong tương lai của phân tích kỹ thuật

      Anh em chịu khó vào đây comment nhiều nhiều nhé

    2. #2
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Hướng mới của phân tích kỹ thuật chắc chắn là định lượng kỹ thuật (quantitative technical) vì cái này khách quan và cho độ chính xác cao hơn

    3. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tradingpro8x (11-09-2013)

    4. #3
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Mình đồng ý vụ này vì phân tích kỹ thuật cổ điển có quá nhiều điểm chủ quan. Nó không thể so sánh và thống kên được tính chính xác như phân tích kỹ thuật hiện đại

    5. #4
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Hướng phát triển mới

      Đó là chưa kể các bác phân tích kỹ thuật theo mẫu hình hay phán bậy lắm. Nhận định lung tung cả lên làm bà con loạn chưởng

    6. Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
      boyfyjero (31-08-2013), tradingpro8x (11-09-2013)

    7. #5
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Mẫu hình phân tích kỹ thuật kinh điển của thị trường Việt Nam

      Gửi các men tham khảo nhé


    8. #6
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Phân tích kỹ thuật (PTKT) là phương pháp nghiên cứu, phân tích sự biến động của giá trong quá khứ và hiện tại dựa vào đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).

      PTKT có thể áp dụng trong nghiên cứu, phân tích giá các loại hàng hóa (vàng, dầu, cà phê, gạo…), giá các loại cổ phiếu, tỷ giá các loại tiền tệ và các công cụ tài chính khác. PTKT bao gồm các phương pháp phân tích riêng lẻ (mô hình nến Nhật, phương pháp Fibonacci, sóng Elliott…) hoặc tổng hợp các phương pháp lại với nhau với các khoảng thời gian khác nhau.

      So với phân tích cơ bản thì PTKT dễ tiếp cận hơn, dễ hiểu hơn và khi áp dụng sẽ cho thấy kết quả tức thời và hiệu quả hơn. Trong đầu tư tài chính, phân tích kỹ thuật là một phương pháp được các nhà đầu tư coi trọng và sử dụng để giúp nhà đầu tư xác định thời điểm mua bán và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.

      Chính vì vậy, kể từ khi ra đời đến nay, việc nắm bắt các kỹ thuật sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật luôn được các nhà đầu tư chuyên nghiệp đặc biệt quan tâm.

    9. #7
      Ngày tham gia
      Feb 2013
      Bài viết
      757
      Được cám ơn 276 lần trong 204 bài gởi

      Mặc định

      bóc em chủ thớt. Em đợi hóng hớt

    10. #8
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Point & Figure

      - Ở nước ngoài đồ thị Point and Figure rất nổi tiếng và nhiều người sử dụng, họ còn có cả hội đầu tư bằng phương pháp phân tích kỹ thuật Point and Figure, tất nhiên thành viên của hội này phải đóng phí hằng tháng khá đắt, nhưng được cái rất hiệu quả trong đầu tư.
      - Ở VN rất ít sử dụng đồ thị này, nguyên nhân chủ yếu là do đặc thù của thị trường VN là có biên độ giao dịch, và code của đồ thị này được viết tính bằng 1USD/box, vì vậy việc ứng dụng đồ thị Point and Figure vào thị trường VN là không hiệu quả.
      - Tuy nhiên hiện nay đã có một số bác đã nghiên cứu và xây dựng đồ thị này phù hợp với đặc thù của VN và cũng rất thành công trong đầu tư, tuy nhiên code vẫn được giữ bí mật..
      - Mình cũng đã tìm hiểu và lóm được vài ý tưởng, nhưng e vẫn chưa hoàn thành được code, mong các cao thủ trong forum giúp sức để có thêm một đường chỉ báo mới lạ trong đầu tư.

      Mặc định:
      . Box = 1% của giá đóng cửa
      . PFL: Point and Figure thấp nhất
      . PFH: Point and Figure cao nhất nhất

      1. y/c 1:
      Th1: giá đóng cửa hôm nay <= PFL phiên trước
      --> PFL hôm nay = với giá đóng cửa

      Th2: giá đóng cửa hôm nay >= PFL phiên trước
      --> . PFL hôm nay = PFL phiên trước
      . PFH hôm nay = giá đóng cửa
      . PFL và PFH tất cả các phiên trước đểu giảm 1 Box (phần này e chưa viết code được)

      Th3: giá đóng cửa >= PFH phiên trước
      --> PFH = giá đóng cửa

      Th4: giá đóng cửa <= PFH phiên trước
      --> . PFH hôm nay = PFH phiên trước
      . PFL hôm nay = giá đóng cửa
      . PFL và PFH tất cả các phiên trước đó đều tăng 1 Box (phần này e chưa viết code được)


      2. Y/C 2
      lưới mặc định có sẳn

      3. Y/C 3
      thay các ký hiệu O,X thành những con số: tháng 1: 1, tháng 2: 2 .... tháng 9: 9, tháng 10: A, tháng 11: B, tháng 12: C. tăng màu xanh, giảm màu đỏ

      Đoạn code tham khảo:

      _SECTION_BEGIN( "Point & Figure" );

      GfxSetTextColor( colorOrange );
      GfxSelectFont("Times New Roman", 10, 700, True );
      GfxTextOut("name", 10 , 0 );

      GraphXSpace = 5;

      SetChartBkColor( ParamColor( "BackGroundColor", colorBlack) );

      //GraphColor = ParamColor("GarphColor",colorLightGrey);

      GridColor = ParamColor( "GridColor", colorLightGrey );

      Box = Param( "Box ", 1, 0.2, 10, 0.1 ) / 100 * LastValue( C );

      shiftChart = 0;
      shiftLastClose = 1;
      shiftGrid = 7;
      shiftPriceAxis = 2;

      Reverse = Param( "Reverse", 1, 1, 5 );

      j = 0;

      PFL[0] = Box * ceil( Close[0] / Box ) + Box;

      PFH[0] = Box * floor( Close[0] / Box );

      direction = 0;

      for ( i = 1; i < BarCount; i++ )

      **

      if ( direction[j] == 0 )

      **

      if ( Close <= PFL[j] )

      **


      PFL[j] = Box * ceil( Close / Box );

      }


      else

      **

      if ( Close >= PFL[j] )

      **

      j++;

      direction[j] = 1;

      PFH[j] = Box * floor( Close / Box );

      PFL[j] = PFL[j - 1];
      PFL[j - 1] = PFL[j] - Box;
      PFH[j - 1] = PFH[j - 1] - Box;


      }

      }

      }



      else

      **

      if ( Close >= PFH[j] )

      **

      PFH[j] = Box * floor( Close / Box );

      }

      else

      **

      if ( Close <= PFH[j] )

      **

      j++;

      direction[j] = 0;

      PFH[j] = PFH[j - 1];
      PFH[j - 1] = PFH[j] + Box;
      PFL[j - 1] = PFL[j -1] + Box;

      PFL[j] = Box * ceil( Close / Box );
      }

      }

      }

      }


      delta = BarCount - j - 1;

      direction = Ref( direction, - delta );

      Hi = Ref( PFH, -delta ) + Box / 2;

      Lo = Ref( PFL, -delta ) - Box / 2;

      Cl = IIf( direction == 1, Hi, Lo );

      Op = IIf( direction == 1, Cl - Box, Cl + Box );

      Graphcolor = IIf( direction == 1, ParamColor( "X_Color",colorBrightGreen ),

      ParamColor( "O_Color", colorRed ) );

      PlotOHLC( Op, Hi, Lo, Cl, "", GraphColor , stylePointAndFigure | styleNoLabel, 0, 0 , shiftChart );

      PlotOHLC( Op, Hi, Lo, Cl, "", GraphColor , stylePointAndFigure | styleNoLabel, 0, 0 , shiftChart );

      Last = Ref( LastValue( C ), -( BarCount - 1 ) );

      Plot( Last, "", colorGold, styleNoLine | styleDots, 0 , 0,shiftLastClose );
      Plot( PFH[j], "", colorBlue, styleNoLine | styleDots, 0 , 0,shiftLastClose );
      Plot( PFL[j], "", colorRed, styleNoLine | styleDots, 0 , 0,shiftLastClose );


      // selected value

      Value = IIf( direction > 0, SelectedValue( Hi ) - box / 2,SelectedValue( Lo ) + box / 2 );


      //----------------------------------------------------------// GRID CONSTRUCTION//----------------------------------------------------------

      PlotGridLines = ParamToggle( "PlotdGrid", "Yes! |No", 1 ) ;

      if ( PlotGridLines ==1)

      **

      begin = SelectedValue( BarIndex() );

      end = LastValue( BarIndex() );

      period = end - begin + 1;

      if ( begin < end )

      **

      ScreenHigh = LastValue( HHV( cl, period ) );

      ScreenLow = LastValue( LLV( Cl, period ) );

      top = LineArray( begin - shiftGrid, screenHigh, end, screenhigh, 0 ,
      1 );

      Bot = LineArray( begin - shiftGrid, screenlow, end, screenLow, 0, 1 );

      Plot( top, "", gridColor, styleLine | styleNoLabel , 0, 0, shiftGrid );

      //Plot( bot, "", gridColor,styleLine|styleNoLabel, 0 , 0 , shiftGrid);

      VerticalGrid = IIf ( BarIndex() >= begin, IIf( direction == 1,
      screenHigh,
      screenLow ), Null );

      Plot ( VerticalGrid, "", gridColor, styleStaircase | styleNoLabel,
      0, 0, 1
      );

      format = 8.2;

      for ( n = LastValue( bot ); n < LastValue( top ) - 0.5*box; n = n +
      box )

      **

      Plot( bot , "", gridColor, styleLine | styleNoLabel, 0, 0 , shiftGrid );

      text = NumToStr( LastValue( bot ) + 0.5 * box, format );

      xposition = BarCount + shiftPriceaxis;

      yPosition = LastValue( bot ) + 0.27 * box;

      PlotText( text, xPosition , yPosition, colorWhite );

      bot = bot + box;

      Graphcolor = IIf( direction == 1, ParamColor( "X_Color",
      colorBrightGreen ),

      ParamColor( "O_Color", colorRed ) );

      PlotOHLC( Op, Hi, Lo, Cl, "", GraphColor , stylePointAndFigure | styleNoLabel, 0, 0 , shiftChart );

      }

      }

      }



      //----------------------------------------------------------// TITLE//----------------------------------------------------------Title = "\n" +

      " Instrument : " + Name() + FullName() + "\n " +

      "Formula : " + " Point & Figure (High/Low Range)" + "\n " +

      "Box : " + NumToStr( Box, 4.4 ) + " " +

      "Reverse : " + NumToStr( Reverse, 2.0 ) + "\n " +

      "ATR : " + WriteVal( LastValue( ATR( 100 ) ), format = 4.4 );

      _SECTION_END();

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      kabeo (25-02-2015)

    12. #9
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      13
      Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định

      Cảm ơn bác về bài viết chia sẻ ý tưởng có phần cao siêu nhưng hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng. Do tính chất của phân tích kỹ thuật, các yếu tố được càng nhiều người biết đến, theo thời gian, sẽ trở nên ít hiệu quả hơn.

    13. Những thành viên sau đã cám ơn :
      TienTuoiThocThat (27-02-2015)

    14. #10
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Mình cũng thấy như bạn. Vì vậy, anh em ta cứ phải tìm hiểu thêm và nâng cao trình độ phân tích kỹ thuật của mình thôi

    15. Những thành viên sau đã cám ơn :
      TienTuoiThocThat (27-02-2015)

    16. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Mình thấy mẫu hình Island Cluster Reversal cũng hay được giang hồ sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhiều. Anh em tìm hiểu thêm


    17. #12
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      13
      Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định

      Với các thông số như Bulkowski đưa ra thì đây là một mẫu hình có performance tương đối tốt trong phân tích kỹ thuật.

      Average rise/decline: 23%; 17%
      Throwback/pullback rate: 70%; 65%
      Percentage meeting price target for up/down breakouts: 69%; 62%

      Nguồn: thepatternsite,com/islandrev

    18. #13
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Thanks thông tin của bác nhé. Cuốn sách về các mẫu hình phân tích kỹ thuật của Bulkowski cũng rất hay

    19. #14
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Nếu ai rảnh thì tìm đọc cuốn Trading with Intermarket ******** của John Murphy. Đây là một cuốn về phân tích kỹ thuật khá mới và có vài ý tưởng hay


    20. #15
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      36
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Lỗ đen hút tiền

      Những chiếc thùng không đáy

      Trong vòng hai năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường hơn. Do vậy, các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để phát hành tăng vốn hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Song, một số doanh nghiệp dù đã huy động được lượng vốn khổng lồ lên đến cả ngàn tỷ trong thời gian qua nhưng dường như cảm thấy chưa đủ khi vẫn liên tục đưa ra các kế hoạch phát hành khủng khác.

      Điển hình, ở mức vốn đầu tư của chủ sở hữu 174 tỷ đồng cho đến cuối năm 2014, chỉ trong vòng vỏn vẹn 1 năm vốn của Nông dược HAI (HOSE: HAI) đã chạm mốc 1,173 tỷ đồng bao gồm phát hành cổ phiếu thưởng và chào bán cho cổ đông hiện hữu. Đồng thời, HAI lại đang có kế hoạch tăng vốn lên 2,300 tỷ đồng, mục đích là để đầu tư bất động sản thủy lợi.

      Có thể thấy HAI đang tạo cho nhà đầu tư có cảm giác như một cái thùng không đáy, hút bao nhiêu cũng không thấy đủ nhưng hiệu quả đem lại thì ra sao? Quả thật đây là một ẩn số! Chỉ biết rằng quý 4 vừa qua (niên độ tài chính 01/10/2014 – 30/09/2015), HAI công bố bị lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng do giá vốn và chi phí bán hàng tăng cao. Cùng với đó, kết quả kinh doanh lũy kế 12 tháng cũng không có gì đặc biệt, doanh thu tăng trưởng 70% nhưng lãi ròng giảm 22%.

      Tăng vốn ồ ạt và kết quả kinh doanh không nổi trội có lẽ là nguyên nhân khiến thị giá của HAI không cách nào ngóc đầu nổi và hiện chỉ lình xình đi ngang quanh ngưỡng 5,000 – 6,000 đồng/cp.

      Được biết, trong đợt tăng vốn trước, tổng số tiền thu được trên 520 tỷ phát hành cho cổ đông hiện hữu được đơn vị chuyển hết về Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Địa ốc HAI để kinh doanh bất động sản trong khi lĩnh vực theo đuổi là nông nghiệp.

      Một cái thùng không đáy khác, Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (HNX: KLF) từ mức vốn điều lệ 260 tỷ đồng năm 2013 nhảy vọt lên 1,517 tỷ năm 2014 và 1,653 tỷ vào năm 2015. Mục đích huy động vốn trong đợt này là đầu tư xây dựng tòa nhà FLC Complex 36 Phạm Hùng, Hà Nội. Tuy có tốc độ tăng vốn khủng như vậy nhưng KLF vẫn đang trong tình trạng khát vốn và thời gian tới còn muốn tăng vốn lên 3,700 tỷ đồng để theo đuổi các dự án tiềm bất động sản và nông nghiệp công nghệ cao.

      Phải nhìn nhận, chỉ trong hai năm 2014 – 2015, KLF đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, khám chữa bệnh, nông nghiệp, đào tạo nghề, phân phối sữa thông qua M&A… Xét về kết quả kinh doanh khó có thể nói KLF đang có bước tăng trưởng ổn định, bởi sau năm 2014 lãi tăng trưởng đột biến gần gấp 3 lần năm 2013 nhờ chuyển nhượng cổ phần thì 9 tháng đầu năm 2015 đã hụt hơi. Quý 1/2015, KLF vẫn lãi lớn 34 tỷ đồng nhờ bán các khoản đầu tư, sang đến quý 2 và 3 thì sụt giảm khoảng 80%. Mặc dù doanh thu thuần vẫn tăng trưởng tốt nhưng lại không đem lại lợi nhuận bao nhiêu, hoạt động tài chính suy yếu là nhân tố khiến lãi ròng giảm mạnh. Do vậy, thị giá hiện tại của KLF chỉ còn khoảng 4,500 đồng/cp, giảm 60% so với thời điểm đầu năm.

      Tương tự, Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG), từ mức vốn gần 700 tỷ đồng năm 2014 nay đã lên gần 1,700 tỷ đồng, mức tăng vốn được xếp vào hàng khủng trên TTCK. Dẫu vậy với việc mở rộng đầu tư ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy điện, bất động sản DLG còn đang ấp ủ kế hoạch tăng vốn lên hơn 3,500 tỷ đồng.

      Với DLG thì tình hình kinh doanh 2 năm trở lại đây chuyển biến rõ rệt, lãi ròng 2014 nhảy vọt từ 2 tỷ lên 53 tỷ đồng; 9 tháng đầu năm 2015 lãi ròng ghi nhận 50.7 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ 6%. Cùng với đó, EPS của Công ty cũng tăng mạnh từ 30 đồng năm 2013 lên khoảng 500 đến 600 đồng trong thời gian gần đây tuy nhiên đây vẫn chưa phải là một con số cao. Xong xét về giá cổ phiếu DLG hiện đang ở mốc 6,700 đồng/cp, giảm 40% so với thời điểm đầu năm.

      Những dấu hỏi

      Hầu hết các doanh nghiệp trên đều đã huy động được không dưới cả ngàn tỷ đồng trong chưa đầy hai năm qua. Và hiện nay họ lại tiếp tục đưa ra kế hoạch tăng vốn thêm hơn ngàn tỷ nữa trong khi thời gian chưa đủ để lượng vốn khủng hấp thụ trước đây thể hiện được tính hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư cần cẩn trọng soi xét trước các quyết định rút hầu bao.

      Bởi, dù tăng vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chính hay đầu tư dự án đa ngành thì cũng cần thận trọng để đảm bảo tính hiệu quả. Việc nghiên cứu để tìm ra một dự án tốt không phải là đơn giản, đầu tư ồ ạt rất dễ dẫn đến việc mất khả năng quản trị, đồng vốn bị thất thoát. Hơn nữa, doanh nghiệp tăng vốn mạnh trong một thời gian quá ngắn sẽ gây ra nhiều áp lực về vấn đề quản trị, phải chuẩn bị đội ngũ nhân sự có năng lực kiểm soát cũng như sử dụng đồng vốn hiệu quả. Và điều quan trọng nhất là nhà đầu tư bao giờ cũng quan tâm đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) có tương xứng hay không, đây quả là áp lực không nhỏ với Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp tăng vốn khủng.

      Trao đổi với người viết, một chuyên gia cho rằng đối với trường hợp doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư dự án thì rất có thể dự án đó có tài sản hay quỹ đất đẹp, sau khi mua xong sẽ định giá lại làm phát sinh một khoản lợi nhuận lớn. Song ở một khía cạnh tiêu cực hơn là “game” phát hành của doanh nghiệp nhằm mục đích “in giấy lấy tiền”.

      Giám đốc môi giới của công ty chứng khoán có vốn nước ngoài cũng nhận định tương tự. Theo vị này, một doanh nghiệp hoạt động nên đem lại tiền cho cổ đông chứ không phải là liên tục hút vốn từ cổ đông. Nếu thực sự rơi vào trường hợp “in giấy lấy tiền” thì khá “nguy hiểm” bởi khi sử dụng nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu, doanh nghiệp không bị áp lực trả lãi vay và trả nợ chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là tạo ra tỷ suất sinh lời cao. Điều này lại càng dễ đẩy doanh nghiệp đến quyết định đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao và rủi ro cũng cao không kém.

      Những ý kiến trên là chưa tính đến trường hợp doanh nghiệp trục lợi, khẩn trương sử dụng cho hết để tiến hành đợt phát hành mới. Hiện tượng này đang xét đến trường hợp doanh nghiệp lợi dụng sự hưng phấn của nhà đầu tư trước sức hấp dẫn của cổ phiếu trên sàn mà tung ra các đợt phát hành tăng vốn trong khi mục đích sử dụng vốn chưa có hoặc chưa chắc chắn; mục đích sử dụng vốn đưa ra trước phát hành chỉ để hoàn thiện và đáp ứng về mặt hồ sơ pháp lý. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng vốn ngay sau đợt phát hành không phải là hiếm trên thị trường./.

    21. #16
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm thoát khỏi bẫy tâm lý trong đầu tư chứng khoán

      Hành vi của con người được tạo ra từ những quá trình học tập, nhưng nó chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố nên không phải lúc nào hành vi cũng xảy ra một cách ổn định, mà nó có thể sẽ bị thiên lệch (biased) dưới ảnh hưởng của một nhân tố tác động nào đó, những sự thiên lệch này có thể sẽ tạo ra những kết quả bất thường trái với dự báo trước đó, và do đó làm kết quả đầu tư thực tế khác với những dự kiến ban đầu.

      Trong trường hợp nhà đầu tư không thể tự mình đưa ra những lựa chọn đầu tư sáng suốt sẽ dễ chịu ảnh hưởng từ tác động của người khác, như lên mạng tra xem mọi người đánh giá thế nào về xu hướng thị trường, và cổ phiếu mình đang quan tâm, nhằm giúp bản thân tìm thấy cảm giác an toàn khi thấy mọi người đều hành động như vậy.

      Ngoài ra, cũng cần nói đến “Hiệu ứng đàn cừu” trong đầu tư chứng khoán. Đây là là một loại hành vi phi lý trí, nó dùng để chỉ hành vi của một người tham gia đầu tư chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư khác, mô phỏng quyết sách của người khác hoặc quá chịu ảnh hưởng của dư luận, số đông khi người tham gia đầu tư ở trong môi trường thông tin không xác định, mà không cân nhắc đến những thông tin của chính bản thân mình.

      Những hành động mang tính tâm lý như vậy, đôi khi giúp cho nhà đầu tư có những giao dịch thành công nhưng về lâu dài thì nó sẽ phá vỡ tất cả những kỷ luật, nguyên tắc đầu tư, và nguy hiểm hơn là làm tiêu tan tất cả các tài sản mà nhà đầu tư phải mất rất nhiều năm làm việc để tích luỹ

      Chính vì thế, để luôn ở trạng thái cân bằng và không bị tâm lý chi phối trong các quyết định đầu tư, những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ đã nghiên cứu rất sâu về tâm lý học, hoặc thậm chí có những chuyên gia tâm lý ở bên cạnh để luôn đưa ra những lời khuyên kịp lục. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường có thể thoát khỏi những bẫy tâm lý, và xây dựng dần cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp để kiếm lời trên thị trường tài chính:

      Các vấn đề tài chính:

      • Luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Không ai có thể dự đoán trước được tất cả những gì có thể xảy ra trong tương lai, nên khi đầu tư, bạn cần luôn có tâm lý chuẩn bị trước những huống xấu nhất có thể xảy ra, điều này giúp cho chúng ta có sẵn những kế hoạch B để hành động, khi chuyện không mong muốn xảy ra chúng ta cũng không bị động trong ngay cả tình huống tồi tệ này.

      • Nhà đầu tư luôn giành chiến thắng trong các giao dịch không phải là người có thể kiếm được nhiều tiền về lâu dài, vì trong chứng khoán các chiến lược giao dịch sẽ khác nhau khi số vốn đầu tư khác nhau. Vốn càng lớn các giao dịch sẽ càng phức tạp hơn rất nhiều. Nhà đầu tư nhỏ có thể giành chiến thắng trong các giao dịch nhỏ, nhưng khi giao dịch lớn hơn đòi hỏi bạn phải có chuyên môn cao hơn

      • Nhà đầu tư chưa bao giờ thua lỗ cũng không phải là người có thể kiếm được nhiều tiền về lâu dài, vì chính những nhà đầu tư này cũng chưa học được những bài học lớn của thị trường, nên nếu không chuẩn bị, có thể một lúc nào đó bạn sẽ phải trả giá với thị trường

      • Hãy làm vì những giá trị tích cực được kỳ vọng chứ không phải vì điều đó ít rủi ro nhất. Tâm lý sợ rủi ro làm cho các nhà đầu tư không dám lựa chọn những cổ phiếu đang tăng để đầu tư, mà ngược lại họ lại chọn những cổ phiếu đang giảm để mua vào, điều này làm cho những khoản đầu tư của họ không thành công.

      • Chỉ đầu tư full-margin khi bạn có đủ khả năng tài chính để trả nợ khi thị trường giảm. Một số nhà đầu tư kỳ vọng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn nên sử dụng full-margin trong các khoản đầu tư, nhưng họ không chuẩn bị trước các tình huống của thị trường giảm giá, nên không có sự chuẩn bị về nguồn tài chính sau đó, nên khi tài khoản bị call-margin họ buộc phải bán cổ phiếu ra ngay vùng đáy, làm cho tài sản sụt giảm đi đáng kể, và rất khó hồi phục lại.

      • Hãy nhớ đầu tư chứng khoán là một đầu tư lâu dài. Bạn có thể lời hay lỗ trong các lần giao dịch nhưng chuyện gì sẽ xảy ra về sau mới là điều quan trọng. Đầu tư chứng khoán, không phải là “một viên thuốc thần kỳ” giúp cho chúng ta trở nên giàu có một cách nhanh chóng, nó cần có thời gian để cho bạn tích luỹ và làm giàu. Nên đừng vì một, hai giao dịch lời, lỗ mà tâm lý trở nên hưng phấn hay bi quan. Mà hãy cố gắng theo đuổi một phương pháp đầu tư lâu dài, để có thể giúp bạn kiếm được tiền từ thị trường.

      Chiến lược:

      • Đừng đầu tư những cổ phiếu mà bạn không hiểu, hay thậm chí từng nhìn thấy nhiều người kiếm được nhiều tiền từ nó.

      • Hãy tính khoản đầu tư của mình vào cổ phiếu khi tiền đầu tư vào nó chưa cao, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cắt lỗ và thoát khỏi những giao dịch sai lầm.

      • Đừng lừa đảo. Những kẻ lừa lọc chẳng bao giờ thành công lâu dài.

      • Hãy kiên định với những nguyên tắc của bạn.

      • Bạn cần điều chỉnh nguyên tắc đầu tư khi động lực của thị trường thay đổi. Hãy linh hoạt hơn.

      • Hãy kiên nhẫn và suy nghĩ kỹ.

      • Nhà đầu tư có khả năng chịu đựng và tập trung cao độ sẽ giành chiến thắng.

      • Hãy trở nên khác biệt. Thàng công không có công thức chung, mỗi nhà đầu tư cần phải có những nguyên tắc riêng cho mình.

      • Hy vọng không phải là một kế hoạch hay.

      • Đừng để mình mất sức. Tốt nhất nên hít một hơi dài, đi dạo hoặc dừng các giao dịch để đi ngủ. Khi bạn mệt mỏi với thị trường, là lúc bạn dễ mắc những giao dịch sai lầm vì tâm trí không còn đủ sáng suốt để phân tích.

      Tiếp tục học hỏi:

      • Hãy tự nâng cao hiểu biết cho bản thân. Hãy đọc sách và học hỏi từ người khác, những người đã trải nghiệm điều đó trước bạn.

      • Hãy học bằng cách thực hành. Lý thuyết rất hay, nhưng chẳng gì có thể thay thế được kinh nghiệm thực tiễn.

      • Học từ những người tài năng xung quanh bạn.

      • Việc đầu tư thành công và kiếm được nhiều tiền không có nghĩa bạn là nhà đầu tư giỏi và bạn không cần phải học hỏi nữa. Có thể bạn thành công là nhờ may mắn. (Hãy nhớ về giai đoạn của thị trường năm 2006)

      • Đừng ngại ngần xin tư vấn.

      Văn hoá:

      • Bạn đang muốn đầu tư. Để trở thành nhà đầu tư giỏi, bạn cần phải sống với nó và ngủ cũng mơ về nó.

      • Đừng kiêu căng tự phụ. Đừng khoe khoang. Luôn có nhiều người tài giỏi hơn bạn.|

      • Hãy thân thiện và kết bạn thật nhiều. Thế giới này rất nhỏ bé.

      • Hãy chia sẻ những gì bạn học được cho người khác.

      • Hãy tìm kiếm cơ hội ngoài lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Bạn chẳng bao giờ biết được mình sẽ gặp ai, kể cả những người bạn mới hay những đối tác kinh doanh mới sẽ xuất hiện trong cuộc đời bạn.

      • Hãy tận hưởng sự vui vẻ. Đầu tư chứng khoán chỉ thành công hơn khi bạn cố gắng làm điều gì đó cao hơn mục tiêu kiếm tiền.
      Trade what you see, not what you think!!!

    22. Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
      abasg2307 (23-03-2016), Vy Vy (29-02-2016)

    23. #17
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Tài chính hành vi: Những bước phát triển quan trọng

      Tài chính hành vi đã phát triển từ lâu nhưng vẫn chưa được coi trọng trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi một cách triệt để kể từ khi Giáo sư Daniel Kahneman đạt giải Nobel Kinh tế năm 2002.
      Trade what you see, not what you think!!!

    24. #18
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Tài chính hành vi đã phát triển từ lâu nhưng vẫn chưa được coi trọng trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi một cách triệt để kể từ khi Giáo sư Daniel Kahneman đạt giải Nobel Kinh tế năm 2002.
      Tìm hiểu về Giáo sư Daniel Kahneman và Tài chính hành vi

      Giáo sư Daniel Kahneman - Nhà tâm lý học đạt giải Nobel Kinh tế. Daniel Kahneman là người Do Thái. Ông tốt nghiệp tâm lý học ở Đại học Jerusalem (1954) và phục vụ trong quân đội Israel với vai trò là một chuyên gia tâm lý.


      GS Daniel Kahneman

      Năm 1958, ông sang Mỹ học và tốt nghiệp tiến sĩ tâm lý học ở Đại học California, Berkeley (1958). Hiện nay, ông là giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Princeton. Năm 2002, ông được trao giải thưởng Nobel về kinh tế nhờ Lý thuyết kỳ vọng (Prospect Theory). Ông được xem là một trong những nhà tâm lý học vĩ đại nhất trên thế giới còn sống.

      Lý thuyết kỳ vọng (Prospect Theory) của Giáo sư Daniel Kahneman đã tạo nền tảng vững chắc để xây dựng tài chính hành vi trở thành một đối trọng với các lý thuyết tài chính khác.
      Trade what you see, not what you think!!!

    25. #19
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Tài chính hành vi – Lĩnh vực mới mẻ nhưng có tính ứng dụng cao trong đầu tư

      Các trụ cột của lý thuyết tài chính như Lý thuyết danh mục đầu tư của Harry Markowitz, Mô hình định giá tài sản CAPM của John Lintner và William Sharpe (Nobel 1990), Lý thuyết chênh lệch giá của Miller và Modigliani, Mô hình Black-Scholes (Nobel 1997)... đều dựa trên nền tảng của Lý thuyết Thị trường hiệu quả (EMH - Efficient Market Hypothesis) được phát triển bởi Giáo sư Eugene Fama tại University of Chicago Booth School of Business trong luận văn tiến sỹ của mình vào đầu những năm 1960.

      Thực tế cho thấy các lý thuyết và mô hình trên khó giải thích được một cách trọn vẹn các cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính. Dựa trên giả định cơ bản là thị trường không thể luôn luôn đúng, Daniel Kahneman và những thế hệ kế cận như Robert J. Shiller (Nobel 2013),... đã xây dựng và phát triển Tài chính hành vi thành một đối trọng với những lý thuyết Tài chính chuẩn tắc.
      Trade what you see, not what you think!!!

    26. #20
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Những vấn đề cốt lõi của Tài chính hành vi

      Hai hệ thống của bộ não con người. Các nhà nghiên cứu về Tài chính hành vi chia bộ não con người ra thành 2 hệ thống:

      Hệ thống 1 (hay hệ thống X), còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, thường xuyên được con người sử dụng. Hệ thống này mang bản chất cảm tính, rập khuôn và sử dụng tiềm thức để ra quyết định.

      Hệ thống 2 (hay hệ thống C), còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi con người phải nỗ lực nên ít được sử dụng. Hệ thống này dùng suy nghĩ logic, tính toán và ý thức để đi đến quyết định.

      Trong một loạt thí nghiệm tâm lý, Kahneman và Tversky chứng minh rằng con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm. Điều này tạo ra một loạt các khuynh hướng tâm lý (bias) có hại cho con người nói chung và nhà đầu tư nói riêng.

      Trade what you see, not what you think!!!

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Phân tích kỹ thuật: Những kinh nghiệm và định hướng trong tương lai
      By nhuma in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 59
      Bài viết cuối: 20-09-2018, 02:27 PM
    2. IJC Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật
      By giaphu68 in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 281
      Bài viết cuối: 13-11-2013, 10:07 PM
    3. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
    4. Phân tích kỹ thuật – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 13-08-2010, 04:19 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình