Chủ đề: Thông Tin Cơ Bản
Threaded View
-
20-11-2008 12:36 AM #1
Thông Tin Cơ Bản
[table]
Phân tích cơ bản
[table]
Ø FED[/B] (Federal Reserve): Cục dự trữ Liên bang Mỹ, đóng vai trò như một Ngân Hàng Trung Ương.
Ø GDP[/B] (Gross Domestic Product): là chỉ số đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên một quốc gia, không xét đến yếu tố quốc tịch của các công ty sở hữu các nguồn lực này.
Có 4 yếu tố chính cấu thành giá trị GDP gồm : tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng. Chỉ số này được công bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % tăng giảm quý này so với quý trước, năm này so với năm trước. Chỉ số này có ảnh hưởng quan trọng trên thị trường sau khi được công bố.
Ø PMI[/B] (Purchasing Manager’s Index): là chỉ số đo lường “sức khoẻ” của khu vực sản xuất của nền kinh tế. PMI dựa trên cơ sở của 5 chỉ số chính: các đơn đặt hàng mới (new orders), mức tồn kho (inventory levels), sản xuất (production), cung hàng hoá của nhà cung cấp (supplier deliveries), môi trường việc làm (employment environment).
PMI > 50 : dấu hiệu mở rộng của khu vực sản xuất
PMI < 50 : dấu hiệu thu hẹp của khu vực sản xuất[/B]
Chỉ số PMI do ISM (The Institute of Supply Management) công bố nên đôi khi còn được gọi là chỉ số ISM.
Ø CCI[/B] (Consumer Confidence Index): là chỉ số niềm tin người tiêu dùng, đo lường mức độ lạc quan hay bi quan của người tiêu dùng, trong đó có xét đến các chỉ số kinh tế khác.
Ø CEO [/B](Chief Executive Officer): [/B][/B]là người lãnh đạo cao nhất trong một công ty hoặc một tổ chức, chịu trách nhiệm thực hiện hàng ngày các chính sách của hội đồng quản trị.
Ø CSPI [/B](Corporate Service Price Index): là chỉ số giá dịch vụ của khu vực doanh nghiệp, [/B]được tính dựa trên giá cả của [/B]những dịch vụ trao đổi, mua bán trong phạm vi các doanh nghiệp, không bao gồm trong phạm vi dân cư. Chỉ số này thường được sử dụng ở Nhật.
Ø PCE [/B](Personal Consumer Expenditure - Chi tiêu tiêu dùng cá nhân): [/B]đo lường sự thay đổi trong giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ, được tính toán bằng thực tế chi tiêu cho hàng gia dụng, hàng lâu bền, hàng không lâu bền và dịch vụ cũng như các chi tiêu liên quan khác. Chỉ tiêu này cần thiết để dự đoán khối lượng hàng hoá và dịch vụ của khu vực tiêu dùng cá nhân.
Ø PPI [/B](Producer Price Index – Chỉ số giá sản xuất): [/B]đo lường mức giá bình quân của hàng hóa và dịch vụ đầu vào từ nhà sản xuất nội địa.
Chỉ số này xem xét trên ba khu vực sản xuất: công nghiệp cơ bản, hàng hóa cơ bản, quá trình sản xuất cơ bản.
Ø CPI[/B] (Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng): [/B]đo lường mức giá trung bình trong rổ hàng hóa, dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. CPI được công bố hàng tháng là cơ sở để tính toán mức độ lạm phát.[/B]
Ø Non- farm payrolls[/B] (Bảng lương phi nông nghiệp )
Là một báo cáo của Cục thống kê lao động và việc làm Mỹ về tổng số lao động được trả công, về tuần làm việc trung bình và thu nhập trung bình hàng tuần của lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Thống kê này căn cứ trên khoảng 80% lao động của nền kinh tế, bộ phận tạo ra gần như toàn bộ tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ.
Bảng lương phi nông nghiệp thường được công bố hàng tháng, vào ngày thứ sáu của tuần đầu tiên và được các nhà hoạch định chính sách , các nhà kinh tế dùng để nhận định thực trạng, cũng như dự đoán các mức độ phát triển tiếp theo của nền kinh tế.
Ø Eco watchers survey [/B](Báo cáo từ các nhà quan sát nền kinh tế Nhật)[/B]: Khảo sát này dựa trên các bảng câu hỏi thu thập từ nhiều ngành của nền kinh tế: ngành bán lẻ, ngành dịch vụ nhà hàng, ngành kinh doanh xe taxi. . . Báo cáo phản ánh mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng, đồng thời cũng phản ánh chỉ số dự báo cho thấy thực trạng nền kinh tế. Điểm số 50 thể hiện mức độ tín nhiệm trung bình.
Ø Khảo sát ZEW[/B]: do một tổ chức của Đức – trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu công bố. Khảo sát này thu thập nhận định của các chuyên gia tài chính khắp châu Âu mỗi tháng nhằm đưa ra dự đoán trung hạn về tình hình nền kinh tế. Các chuyên gia sẽ đưa ra những đánh giá về tình hình hiện tại và dự đoán triển vọng của nền kinh tế trong tương lai. Các nhận định có thể tích cực, tiêu cực hay trung lập. Phương pháp này cho phép cuộc khảo sát diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, dễ đọc và dễ hiểu.
ZEW Indicator of Economic SentimentChỉ số này căn cứ trên câu trả lời của các chuyên gia về những đánh giá mang tính chất định tính, bao gồm: chiều hướng của lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái và thị trường chứng khoán trong 6 tháng tới. Chỉ số này áp dụng cho Đức và khu vực châu Âu.
ZEW Current Situation Khác với chỉ số trên thiên về dự đoán triển vọng của nền kinh tế trong tương lai, chỉ số này tập trung vào các khảo sát phản ánh hiện trạng của nền kinh tế. Ý kiến của các chuyên gia về tình hình thực tế sẽ là: đã được cải thiện, đã xấu đi hay không thay đổi. Kết quả tính bằng số ý kiến tích cực trừ đi số ý kiến tiêu cực. Nếu số ý kiến tích cực nhiều hơn, điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế tốt hơn và môi trường kinh doanh đã được cải thiện.
Ø Tankan Survey:[/B] Khảo sát Tankan do NHTW Nhật Bản tiến hành và công bố hàng quý nhằm cung cấp các thông tin để thực hiện chính sách tiền tệ. Khảo sát bao trùm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, cho thấy phương hướng của nguồn vốn đầu tư, chiều hướng của giá cả cũng như quan điểm của các doanh nghiệp về thị trường việc làm và thực trạng nền kinh tế nói chung.
Ø Empire Manufacturing[/B] (Khảo sát sản xuất bang NewYork): Khảo sát đánh giá điều kiện thương mại và kỳ vọng của các nhà sản xuất lớn ở bang New York. Mặc dù khảo sát này khá mới và New York có rất ít nhà sản xuất, nhưng số liệu từ cuộc khảo sát này có mối liên hệ chặt chẽ, cũng như phản ánh chỉ số sản xuất của bang Philadelphia và chỉ số ISM của nền kinh tế Mỹ.
Ø MBA Mortgage Applications[/B] (Khảo sát số đơn xin cầm cố bất động sản): Khảo sát này được xem là một chỉ số phản ánh tình hình thị trường nhà đất Mỹ. Vì thị trường nhà đất có tác động rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ, tăng trưởng nhanh và ổn định trong lĩnh vực này cho thấy thu nhập của các hộ gia đình tăng và kinh tế cũng tăng trưởng. Con số thường công bố hàng tuần, là phần trăm thay đổi so với tuần trước.
Ø All Industry Activity Index[/B] (Chỉ số hoạt động của tất cả các ngành): Chỉ số này khảo sát tình hình của tất cả các ngành trong nền kinh tế, bao gồm: sản xuất, dịch vụ, xây dựng và những ngành kinh tế công. Chỉ số phản ánh rất sát GDP và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, được công bố hàng tháng, thể hiện phần trăm thay đổi so với tháng trước.
Ø RSI (Relative Strength Index): [/B]Là một chỉ số kỹ thuật so sánh cường độ của những đợt tăng giá hay giảm giá nhằm xác định tình trạng mua hoặc bán quá nhiều của một đồng tiền. Chỉ số này dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Nếu vượt trên 70, RSI cho thấy đồng tiền được mua vào nhiều và tăng giá mạnh, nếu dưới 30, RSI tình trạng đồng tiền bị bán ra quá nhiều và rớt giá.
Ø PCE deflator:[/B] là một chỉ số đo lường tình trạng lạm phát dựa trên sự thay đổi trong tiêu dùng cá nhân. Không giống như chỉ số CPI được tính toán dựa trên một rổ các hàng hoá nhất định, chỉ số này được tính dựa trên số gia tăng trung bình của tất cả các hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng cá nhân. PCE deflator đã chứng tỏ là một trong những căn cứ đáng tin cậy để đánh giá lạm phát ở Mỹ trong thời gian vừa qua.
Ø ETFs( Exchange Trade Fund): [/B]một dạng quỹ đầu tư
Ø IMF (International Monetary Fund): [/B]Tổ chức tiền tệ thế giới.
Ø FOMC (Federal Open Market Committee): [/B]Ủy ban tiền tệ, một bộ phận của Fed.
Ø OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): [/B]Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế. Tổ chức này bao gồm 30 nước thành viên. Hoạt động của tổ chức này nhằm thảo luận và phát triển các chính sách kinh tế và xã hội. [/B]Ø BRC (The British Retail Consortium): Hiệp hội bán lẻ của Anh. Đây là đại điện của ngành công nghiệp bán lẻ trên toàn nước Anh.[/B]Ø Alt-A: [/B]Thị trường cho vay cầm cố phi chính thức của Mỹ. Thị trường này hấp dẫn người cho vay bởi lãi suất cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi thiếu các giấy tờ cần thiết như chứng minh thu nhập của người đi vay.[/B]Ø Carry Trade:[/B] là một chiến lược đầu tư theo đó, nhà đầu tư bán ra đồng tiền có lãi suất thấp và dùng số tiền thu được để mua một loại đồng tiền khác có lãi suất sinh lợi cao hơn. Thông thường các nhà kinh doanh theo chiến lược này sẽ vay vốn của quốc gia có lãi suất thấp và sử dụng số tiền vay này như là đòn bẩy tài chính để thu lợi nhuận khi dùng số tiền vay đầu tư vào các tài sản tài chính có suất sinh lời cao hơn như: các chứng khoán có tỷ suất sinh lời cao hay các đồng tiền có lãi suất cao. Những nhà đầu tư theo chiến lược này thường nắm bắt thời cơ thực hiện chiến lược kinh doanh của mình ngay khi có sự chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền.Tùy thuộc vào khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được càng cao. [/B]
Ø Cách yết giá vàng quốc tế: USD/ounce.
Ø Cách yết giá vàng trên thị trường Việt Nam: VND/lượng hoặc VND/chỉ.
Ø Tỷ lệ quy đổi giữa các đơn vị tính của vàng:
1 kg = 26.6666 lượng
1 ounce = 0.8294 lượng
1 kg = 32.148 ounce
**ounce[/B] được viết tắt là Oz[/B]
Thêm:forexfactory. Đây là danh sách các báo cáo của vài thị trường nhạy cảm đang dẫn đầu ở Mỹ:
Sự tăng trưởng lao động
Quyết định tỷ lệ lợi tức
Cán cân thương mại
Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
Doanh thu bán lẻ
Hàng hoá lâu bền (Durable Goods)
Báo cáo về lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá Producer Price Index)
Báo cáo thương mại nước ngoài (dữ liệu từ TIC)
[/table]
[/table]Chuyên phân tích thị trường vàng và ngoại tệ,thị trường hàng hóa
yahoo:trinhalonenbk
trinhalone
DD:0908151285-0909519092
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks