-
04-05-2011 11:49 AM #1
Nới rộng “chiếc áo cũ” trong quản lý chứng khoán
Nới rộng “chiếc áo cũ” trong quản lý chứng khoán
Hiện nay có tình trạng văn bản chưa ban hành nhưng toàn bộ các công ty chứng khoán đều áp dụng với nhau. Nếu công cụ quản lý đã đi sau thị trường thì phần thiệt thòi sẽ thuộc về phía nhà đầu tư.
Hiện nay giá cổ phiếu rẻ như bèo, giao dịch rất yếu. Vốn hóa ở kênh chứng khoán chỉ còn khoảng 35 tỉ USD. So ra toàn bộ số vốn này của thị trường chứng khoán chỉ bằng vốn của một đến hai ngân hàng hạng trung bình của nước ngoài. Điều đáng lo ngại là trong khoảng 700 doanh nghiệp niêm yết trên sàn có rất nhiều tập đoàn, ngân hàng. Qua 10 năm hoạt động, các quy định ban đầu đã quá cũ, không bắt kịp với tình hình thực tế.
Tạo cơ chế rõ ràng cho chứng khoán
Lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường chứng khoán. Vì lẽ đó, giá chứng khoán hiện nay đã xuống tới mức thấp nhất so với giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng của năm 2008. Trên thế giới khi nền kinh tế rơi vào lạm phát thì chứng khoán của họ vẫn tiếp tục đi lên nhờ sự hỗ trợ kịp thời của chính phủ. Vì vậy Chính phủ nước ta phải nhanh chóng nâng đỡ thị trường chứng khoán đứng dậy.
Nếu thị trường chứng khoán phát triển tốt đẹp, chúng ta còn có thể biến thị trường này trở thành một công cụ hữu ích để giảm lạm phát. Bởi thực tế, những nhà đầu tư, doanh nghiệp đều hiểu rằng chức năng chính của thị trường chứng khoán là kênh thu hút dòng vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Chính thị trường chứng khoán là nơi các doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn ra vào linh hoạt nhất. Tạo ra thị trường mua đi bán lại trong những biến động phù hợp. Dòng tiền sẽ điều tiết đi vào đúng nơi, đúng chỗ. Doanh nghiệp sẽ bớt khó khăn trong việc huy động vốn để sản xuất. Khó khăn này được giải quyết, sẽ giảm bớt áp lực cho những doanh nghiệp đi vay từ ngân hàng.
Cổ phiếu rẻ, các sàn chứng khoán hoạt động yếu ớt. Ảnh: HTDNhư vậy, các doanh nghiệp nhờ thị trường chứng khoán sẽ có sức mạnh hơn. Nhưng theo tôi, muốn làm được điều đó thị trường chứng khoán phải lành mạnh, nhà đầu tư phải cảm thấy có lời. Một khi môi trường lành mạnh và ít rủi ro thì tự khắc dòng tiền sẽ đi vào. Vì thế phải tạo cho thị trường chứng khoán một cơ chế rõ ràng để hạn chế được những rủi ro không đáng có.
Quy định rối rắm, nhà đầu tư lách luật
Việc cần phải làm trước mắt theo tôi là phải thay chiếc áo mới để vực chứng khoán dậy. Chúng ta cũng đã nói nhiều về vấn đề này, thậm chí lấy ý kiến của các nhà đầu tư, chuyên gia kinh tế, đã tốn biết bao nhiêu giấy mực trong hai năm qua nhưng vẫn chưa làm được gì.
Một số văn bản chúng ta đã hứa ban hành cho các nhà đầu tư trong việc mua bán trên thị trường chứng khoán nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Như chu kỳ thanh toán đang áp dụng tại các sàn giao dịch chứng khoán dài một cách vô lý nhưng vẫn chưa rút ngắn lại. Trong khi nếu rút ngắn sẽ hạn chế được rủi ro, giúp nhà đầu tư cắt lỗ sớm, kích thích thêm các giao dịch khác.
Chúng ta vẫn giữ quan điểm mua và bán trên cùng một tài khoản trong cùng một ngày nên khi nhà đầu tư muốn mua và bán phải phải mở thêm tài khoản mang tên người khác. Như vậy chỉ tạo thêm những rắc rối không cần thiết. Bằng cách này, cách khác họ sẽ lách luật. Nên khi gặp vấn đề phát sinh sẽ không giải quyết thỏa đáng được. Như thế, tài sản của nhà đầu tư sẽ không được đảm bảo.
Chủ trương không bơm tiền vào chứng khoán là đúng nhưng chúng ta nên xem xét để có những chính sách hỗ trợ khác cho thị trường này. Chẳng hạn giảm đóng thuế thu nhập cá nhân cho những doanh nghiệp chứng khoán. Nếu cứ để như tình trạng hiện nay, văn bản chưa ban hành nhưng toàn bộ các công ty chứng khoán đều áp dụng với nhau. Như vậy công cụ quản lý đã đi sau thị trường, phần thiệt thòi sẽ thuộc về phía nhà đầu tư.
Chúng ta cần nới rộng chiếc áo cũ kỹ suốt 10 năm mà chứng khoán đang mặc để đáp ứng những nhu cầu của thị trường. Việc thay đổi này phải sao cho có lợi cho nhà đầu tư và chứng khoán phải thực sự có lợi cho nền kinh tế.
Chứng khoán không phải là lĩnh vực phi sản xuất
Chứng khoán có cần cho sản xuất không? Câu trả lời là có. Vì thế không thể coi ngành này và ngành bất động sản là phi sản xuất được. Bởi vì chúng đang hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động của sản xuất. Danh nghiệp nhờ vào đây để huy động vốn, xây dựng ra những sản phẩm có ích cho thị trường, tạo công ăn việc làm cho xã hội thì tại sao gọi là phi sản xuất.
Còn nạn đầu cơ thì bất cứ lĩnh vực nào cũng có. Điều quan trọng hơn cả là phải hướng nó đến mục đích khác nhau, mua bán, chuyển nhượng… nhưng là hợp pháp và phải chịu thuế. Chẳng hạn, nếu không có tiền mà đi vay để đầu cơ thì còn ngăn chặn. Nhưng nếu có tiền thì mua bao nhiêu cũng được. Hành vi của nhà đầu tư cũng là đòn bẩy kích thích thị trường mới sôi động và phát triển.
TS NGUYỄN NGỌC HUYYÊN TRANG ghi
-
18-05-2011 06:57 AM #2
- Ngày tham gia
- Jan 2011
- Bài viết
- 19
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tính thanh khoản trong chứng khoán
By luckman in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 27-09-2009, 12:24 PM
Bookmarks