Chuyên gia DaivuongCk em có nhận định thế này:

Hiệu ứng domino trên thị trường quốc tế tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính quốc tế khi các nước có liên thông về tài chính, ở các nước này giao dịch trên cán cân thương mại, cán cân vốn là cực lớn, CÁN CÂN VỐN được tự do hóa (thường là các nước phát triển và khu vực đồng tiền chung). Khi cán cân vốn được tự do hóa, dòng tiền thay đổi nhanh, bất ngờ sẽ tạo cơ chế khủng hoảng : Trường hợp Thái lan là năm 1997 là một ví dụ điển hình, khủng hoảng xuất phát từ Thái lan sau đó lan rộng ra Đông nam á và Châu Á.

Đối với Việt nam, Việt nam ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiệu ứng domino do:


1- CÁN CÂN VỐN của Việt nam chưa được tự do hóa, dòng tiền ngoại muốn rút khỏi Việt nam sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Dòng vốn ngoại vẫn bị kiểm soát mạnh khi vào và ra nên các tổ chức đầu cơ tiền tệ cũng không mặn mà, không có động lực, không có khả năng để phá tiền Việt.

2- Các định chế tài chính của Việt nam chưa hội nhập mạnh với quốc tế, hầu hết các Ngân hàng chưa thực hiện đầu tư trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn (một vài ngân hàng lớn có thể có các giao dịch tiền tệ nhưng khối lượng rất hạn chế) chỉ tham gia thực hiện các dịch vụ thanh toán là chính.

3- Nguồn lực của NHNN chưa nhiều nhưng quy mô Ngân hàng chưa lớn, NHNN vẫn thừa lực để hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nước khi bị khó khăn thanh khoản (vai trò người cứu cánh cuối cùng.

4- Việt nam có những dấu hiệu khó khăn về tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế trong 6 tháng đầu năm nhưng đã dần được giải quyết do chúng ta có chuyển tiền ròng lớn và thặng dư tài khoản vốn, tuy nhiên chính phủ cần có chính sách tỷ giá hợp lý để giải quyết bài toán ngoại tệ trong dài hạn (cái này là một chủ đề riêng).

5- Các tổ chức quốc tế chưa có dấu hiệu muốn rời khỏi Việt nam, mặt khác lượng tiền đầu tư gián tiếp chỉ khoản trên 10 tỷ, nếu chạy khỏi Việt nam thì Việt nam vẫn có thể giải quyết được do dự trữ ngoại tệ cao hơn nhiều (khoảng 20 tỷ). Tuy nhiên nếu dòng FII (Foreign Indirect Investment) rút vốn mạnh sẽ phần nào gây khó khăn cho Việt nam và thị trường chứng khoán (nhưng điều này không xảy ra do kinh tế Việt nam quá tốt, cổ phiếu giá hấp dẫn, nếu các quỹ rút vốn sẽ phải trả giá khá đắt, tiếp tục đầu tư ở VN sẽ hiệu quả hơn).

Từ một vài điểm sơ bộ trên có thể thấy thị trường tài chính của VN không bị ảnh hưởng mạnh, trực tiếp từ khủng hoảng quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của cơn bão tiền tệ nhưng xẩy ra nhưng không trực tiếp, ảnh hưởng trong trung hạn do:


1- Xuất khẩu bị hận chế do ảnh hưởng cầu thế giới, nhưng mặt hàng xuất của việt nam chủ yếu là mặt hàng sơ chế nên ít bị ảnh hưởng hơn so với hàng công nghiệp.

2- Luồng vốn gián tiếp vào VN từ các nước phương tây sẽ bị giảm đi do chính công ty mẹ, Ngân hàng mẹ tại chính quốc còn đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

3- Không loại trừ trường hợp một vài quỹ bị suy yếu có thể phải rút vốn về nước nhưng số này không nhiều và sẽ được bù đắp bởi luồng vốn từ Châu Á.

4- Tác động TÂM LÝ rất lớn, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn.


Việt nam có một vài lợi thế từ khủng hoảng tài chính quốc tế:

1- Giá nguyên liệu chủ lực trên thị trường quốc tế giảm, VN nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu công nghiệp : phôi thép, kim loại, dầu mỏ, hạt nhựa, chế phẩm từ dầu mỏ ... trên thị trường QT

2- Dòng thặng dư thương mại từ các nước OPEC, Trung quốc, Nga ... sẽ đổ vào các nước đang phát triển trong đó có VN.

3- Sư ổn định chính trị, kinh tế của VN sẽ hấp dẫn luồng vốn FDI vào VN.

4- USD bị yếu đi làm giảm căng thẳng tỷ giá, giúp tỷ giá VN đỡ bị định giá cao khi tiền đồng bị neo vào USD có lợi cho khu vực xuất khẩu.

Tóm lại: Việt nam vẫn bị ảnh hưởng tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều, nếu giá dầu, giá kim loại trên thị trường thế giới ổn định nền kinh tế VN sẽ ổn định trong cơn bão tiền tệ diễn ra ở Phương tây.

Điều quan trọng cốt yếu của VN hiện nay là kiềm chế lạm phát và có chính sách tỷ giá hợp lý để tăng cường sức mạnh cán cân thương mại, giảm thâm hụt, hỗ trợ khu vực xuất khảuvaf nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Làm được điều này kinh tế VN sẽ ổn định và thị trường CK sẽ đi lên.

Vài lời trao đổi trong chủ đề này với các bác

Cảm ơn các bác đọc phân tích của em[]

Ngày 1/10/2008