Bao giờ sửa đổi Thông Tư 13/2006 /TT-BTC ngày 27/2/2006(TT 13) về trích dự phòng giảm giá chứng khoán ?





Để hiểu rõ hơn về Thông Tư này xin kể một câu chuyện về đôi vợ chồng mới cưới nọ . Sau ngày cưới người chồng , vốn thích làm ăn , nghe bạn bè chỉ bảo đã đề xuất với vợ lấy hai mươi triệu đi đầu tư vào 2 chứng khoán A và B . Chị vợ chỉ đồng ý khi có lời cam kết của chồng là lỗ khoản nào thì phải tự bỏ tiền túi ra mà bù . Anh chàng nghe bạn đầu tư đầu tư vào cổ phiếu trên mỗi nơi mười triệu đồng . Một năm sau Cổ phiếu của công ty A tăng giá lên 1, 5 lần , còn Cổ phiếu của công ty B đã mất đi 20% giá trị . Người vợ theo cam kết ban đầu mà đòi anh chồng bù ngay cho mình 2 triệu . Anh chồng vò đầu bứt tai than rằng mình đầu tư đang có lời đấy chứ (15 +8-20=3 ) , nhưng chị vợ vẫn cương quyết thu tiền với lý do rằng luật chơi là vậy , ai bảo , có chơi có chịu . Không biết hồi sau của câu chuyện này ra sao ?





Giờ xin quay về với TT 13 ,thông tư này quy định trích dự phòng trong nhiều trường hợp trong đó có tổn thất cho các khoản đầu tư tài chính .Trong đó quy định doanh nghiệp phải trích dự phòng cho các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn ,và dài hạn . Đối với ngắn hạn oanh nghiệp phải bù lỗ ngay nếu có chênh lệch âm giữa giá mua và giá hiện hành .Đối với dài hạn thì công thức tính có vẻ phức tạp hơn và theo cách tính này nếu có chênh lệch âm giữa giá mua và giá hiện hành thì doanh nghiệp cũng không phải trích bao nhiêu . Và Thông Tư 13 cũng không cho phép bù chéo những khoản đầu tư tài chính mà doanh nghiệp đang có lời . . Đặc biệt TT này vẫn áp dụng cho cả loại chứng khoán là trái phiếu ( nếu trích dự phòng đầy đủ về trái phiếu thì tôi tin rằng quý 2 /2008 không một ngân hàng nào có thể báo cáo lãi nổi khi rất nhiều loại trái phiếu trong thời gian này đã được chiết khấu ở mức 70 đến 80% mệnh giá )





Vậy Thông Tư 13 đã tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào ?





Thứ nhất : Đang làm méo mó tình hình tài chính doanh nghiệp . Xét thực tế một vài doanh nghiệp niêm yết có đầu tư tài chính nhiều như REE , SSI . Theo những số liệu họ công bố của quý 2 , các nhà đầu tư có thể hiểu rằng họ đang lỗ do đầu tư tài chính ,nhưng thực tế họ đang gặp phải tình trạng như anh chồng trong câu chuyện ban đầu , họ vẫn đang có lời , có lợi nhuận thực dương nếu bán hết chứng khoán mà họ đang nắm giữ với giá giao dịch tại thời điểm báo cáo . REE đang có khoản lợi nhuận khoản 400 tỷ khi nắm giữ 28 triệu CP STB ( số liệu đầu năm ) . SSI cũng vậy , có khoản lợi nhuận khổng lồ với các CP mình có ở giá thấp ( PVD , PPC, VSH ….).Méo mó ở chỗ nó đẩy công ty vào tình trạng “Lỗ giả lãi thật “.





Thứ hai : thông tư này đã tạo một nguồn cung khá lớn cho thị trường . Do không được bù chéo trong báo cáo tài chính nên đã có hiện tượng một loạt doanh nghiệp bán tháo những CP mình đã mua đượcở giá thấp . Cụ thể SSI bán hết PVD , giờ đang bán VSH . REE bán 1 số lượng lớn STB và có khả năng đang bán ra một lượng lớn HPG do đã có lời ở mã này .





Thứ ba : Hạn chế nguồn cầu trên TTCK . Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp biết cổ phiếu giờ có giá rất rẻ , nhiều cổ phiếu được giao dịch dưới giá trị sổ sách nhưng họ vẫn không đầu tư vì bài học của các doanh nghiệp khác vẫn còn sờ sờ ra đó . Thực ra đầu tư tài chính vẫn sẽ là một lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp , nhà nước nên khuyến khích nó và đây cũng là một biện pháp tạo cầu cho TTCK .





Thứ tư :Tạo môi trường không tốt cho doanh nghiệp . Do sự khác biệt giữa cách tính dự phòng giảm giá của đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn . Một số doanh nghiệp sẽ lợi dụng kẽ hở này để đẩy những khoản đầu tư bị thua lỗ nhiều sang đầu tư dài hạn để bớt phải trích dự phòng giảm giá.





Vậy nên sửa đổi phần trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính trong Thông Tư này như thế nào cho hợp lý :





Một là : Gom chung các khoản đầu tư dài hạn và ngắn hạn vào làm một .





Hai là : Cộng toàn bộ các khoản đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp ( quy theo giá tại thời điểm báo cáo so với giá gốc ) nếu là con số âm thì doanh nghiệp sẽ trích dự phòng trên đó , nếu là dương thì thôi .





Ba là : Quy định rõ chỉ trích dự phòng cho chứng khoán là cổ phiếu , còn trái phiếu thì không .





Làm được việc này ngay trong quý 3 thì Báo cáo của một loạt các doanh nghiệp sẽ trở về hiện trạng thực của mình (SSI , REE và một loạt các doanh nghiệp khác sẽ lời rất nhiều ) lúc đó TTCK VN sẽ càng có đà đi lên .





XÉT CHO CÙNG THÔNG TƯ 13 RA ĐỜI ĐỂ NHẰM ĐẢM BẢO TÍNH MINH BẠCH , CHÍNH XÁC, HỢP LÝ TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY , GIỜ SỬA ĐỔI NÓ ĐỂ CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÓ CÁI NHÌN CÔNG BẰNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CŨNG LÀ ĐIỀU NÊN LÀM !