Trung Quốc đang “khuếch trương” quyền lực[table] Sau bảy năm, các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu dần bước sang một giai đoạn mới, Trung Quốc đang nổi lên trở thành nhân vật chính và chịu nhiều chỉ trích từ phía Mỹ và những nước khác vì đường lối phát triển của nước đông dân nhất thế giới này.

Một điều không có gì là ngạc nhiên khi ai cũng nhận ra Bộ trưởng thương mại Trung Quốc, Ông Chen Deming. Năm 2004, Ông Chen học tại trường John F. Kennedy của Chính phủ tại Harvard. Ông nói rằng ông đã học tất cả các kỹ năng đàm phán tại Mỹ.

Hiện các cuộc đàm phán thương mại đang đi vào tuần thứ hai, Trung Quốc đang đấu tranh cho những nhượng bộ phút cuối, trong đó bao gồm quyền bảo vệ các mặt hàng nông sản không bị cạnh tranh và quyền trì hoãn cắt giảm một số khoản thuế trong vài năm tới.

Joe Guinan, một chuyên gia thương mại cho tập đoàn chính sách công cộng - German Marshall Fund- phát biểu: “Những gì chúng ta nhận thấy là tính khẩn cấp về một “trụ cột” quyền lực mới. Điều đó được cảm nhận rõ nhất trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trung quốc đang khuếch trương quyền lực.”

Hôm qua (28/7) tại Geneva, Washington buộc tội Trung Quốc và Ấn độ đã đẩy các cuộc đàm phán thương mại vào tình thế nguy hiểm nhất trong gần 7 năm phát triển của nó.

Susan C. Schwab, Đại diện thương mại Mỹ phát biểu: “ Tôi rất quan tâm đến hướng đi của hai quốc gia này và muốn biết xem hai nước này sẽ hủy hoại thành quả của cuộc đàm phán này như thế nào.”

Trước đó, Các nhà ngoại giao Mỹ và Châu Âu cũng cảnh báo các cuộc đàm phán này có nguy cơ đổ vỡ.

Tuy nhiên, Đại sứ quán của Bắc Kinh tại WTO, Sun Zhenyu, phản ứng lại trước những lời chỉ trích đó, ông cho biết nước ông đã rất cố gắng để góp vào thành công chung của cuộc đàm phán.

Tuần trước Ông Lamy có mời Trung quốc gia nhập vào nhóm tổ chức 7 nước công nghiệp hóa. Sáu nước trước đó là: Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Brazil, Australia và Nhật Bản.

Trước đó không lâu, Mỹ, Châu Âu, Canada và Nhật Bản là những nước chi phối chính các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu.

Kết quả của cuộc thảo luận tại Geneva đều khẳng định tính cân bằng về quyền lực hiện thực sự đã nghiêng hẳn sang Trung quốc.

Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, hơn nữa, tầng lớp trung lưu của nước này đang ngày càng tăng cộng với việc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ khiến các nhà xuất khẩu của Mỹ và Châu Âu đều nhận thấy đây là thị trường tiềm năng để đầu tư vào.

Tuy nhiên tính cạnh tranh lớn trong thị trường xuất khẩu của Bắc Kinh là lý do chính khiến các các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Brazil lưỡng lự, không muốn mở rộng thị trường sang nước này.

Đây cũng là một lý do mà Trung Quốc khó có thể nắm quyền lãnh đạo các nước đang phát triển như dự kiến.

Theo NYTimes |




| |


| |
[/table]