Nông phẩm, lương thực Việt Nam
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 9 của 9
    1. #1
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,626
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Nông phẩm, lương thực Việt Nam



      [h3]"Khóc"... vì h-eo rớt giá (24/07/2008)

      [/h3]









      Người
      chăn nuôi h-eo chưa hết khốn khổ vì giá thức ăn chăn nuôi (TACN) liên
      tục tăng thì nay họ phải đối mặt với giá *** rớt thê thảm do thông tin
      từ dịch *** tai xanh. Mặc dù không trong vùng dịch nhưng một tuần qua,
      giá *** hơi ở khu vực Đông Nam bộ từ 40.000-42.000 đồng/kg nay chỉ còn
      33.000 đồng/kg.






      Theo
      tính toán của nhiều người dân, với mức giá trên, trung bình mỗi con ***
      đến tuổi xuất chuồng người chăn nuôi đang lỗ trên 1 triệu đồng.Giá TACN tăng, giá h-eo giảm Mấy
      ngày qua, ông Nguyễn Văn Lượng (khu phố 3, P.Long Bình, TP Biên Hòa,
      Đồng Nai) - một chủ trại nuôi lớn ở vùng này - đứng ngồi không yên vì
      giá *** hơi đang xuống từng ngày. "Hiện chỉ còn 33.000 đồng/kg *** hơi,
      vậy mà thương lái cũng không thèm mua, họ ép lên ép xuống chịu không
      thấu".Hiện đàn *** của ông Lượng có 500 con, trong đó 150 con ở
      tuổi xuất chuồng nhưng giá mua quá thấp nên chỉ bán cầm chừng. Ông
      Lượng cho hay 23 năm nuôi *** nhưng chưa bao giờ chứng kiến giá TACN
      tăng khủng khiếp như năm nay. Cụ thể cám viên cho *** con ăn, đầu năm
      giá 162.000 đồng/bao 25kg, nay đã là 311.000 đồng/bao.

      TP.HCM: thịt *** giảm thêm 1.000 đồng/kg Từ
      ngày 22-7, giá thịt *** của Vissan, Sagrifood tại cửa hàng, siêu thị,
      chợ... tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg. Đây là đợt giảm thứ ba từ đầu
      tháng bảy đến nay của các đơn vị này, tổng cộng mức giảm là 3.000
      đồng/kg. Theo đại diện Vissan, hiện giá *** hơi công ty mua vào
      còn 37.500 đồng/kg. Tại hệ thống Saigon Co.op, thịt *** đóng vỉ của Nhà
      máy chế biến thực phẩm Đồng Nai (Donafood) có giá bán thấp hơn Vissan
      và Sagrifood 3.000 đồng/kg, thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Tại
      các chợ đầu mối, giá thịt *** vẫn ổn định từ 53.000-62.000 đồng/kg.Với mức giảm này, người kinh doanh và người tiêu dùng đều được lợi nhưng là gánh nặng đối với người chăn nuôi.

      Theo
      chị Định (khu phố 2, P.Trảng Dài, TP Biên Hòa), với chi phí đầu vào
      hiện nay gồm: con giống, thức ăn, thuốc thú y... giá 1kg *** hơi đã lên
      43.000-45.000 đồng, nhưng hiện chỉ bán được khoảng 33.000-34.000 đồng.
      Bình quân mỗi tạ *** hơi người chăn nuôi lỗ trên 1 triệu đồng. Giá
      đã thấp như vậy nhưng bán cũng không có người mua dù *** đã đến tuổi
      xuất chuồng. Không chỉ bị lỗ, bị ép giá, người nuôi hiện đang đối mặt
      với chuyện phải cầm cự nuôi đàn *** đến tuổi xuất chuồng. Không
      chỉ các hộ chăn nuôi nhỏ, Công ty cổ phần chăn nuôi *** Phú Sơn (Đồng
      Nai) - một đơn vị chăn nuôi *** lớn ở tỉnh - cũng lâm vào tình cảnh
      tương tự. Ông Lê Văn Mẽ, giám đốc công ty, cho biết: "Giá *** thịt loại
      tốt do công ty cung cấp chỉ còn mức 35.000-37.000 đồng/kg, còn loại hai
      ở mức 32.000-33.000 đồng/kg". *** hơi rớt giá nên giá *** giống cũng
      tụt thê thảm. Trước đây giá *** giống từ 95.000 đồng/kg, nay còn
      75.000-78.000 đồng/kg. Phập phồng...nghề nuôi ***Theo
      một số chuyên gia trong ngành chăn nuôi, ngoài những thông tin về dịch
      *** tai xanh làm người tiêu dùng dè dặt, thương lái thừa cơ ép giá,
      nhiều người phải bán tháo vì giá TACN tăng cao, người chăn nuôi bị thua
      lỗ nặng. Ông Lê Văn Mẽ bức xúc: "Tôi cảm giác như ngành chăn nuôi đang
      bị bỏ rơi. Đã nhiều năm nay, hàng loạt giải pháp như qui hoạch vùng,
      trang thiết bị thí nghiệm xác định kháng sinh mới, dịch bệnh... đã được
      bàn thảo nhưng đến nay các ngành chức năng vẫn còn loay hoay". Theo
      giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Giàu, giá TACN tăng
      liên tục, dịch bệnh xảy ra liên miên kéo theo *** rớt giá... như một
      vòng luẩn quẩn mà nông dân phải đối mặt. Vì vậy Bộ NN&PTNT phải có
      chiến lược về địa điểm chăn nuôi, về nguyên liệu để người nuôi an tâm,
      chứ hiện nay quá nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng đến đời sống của người
      chăn nuôi. "Dịch bệnh cứ xảy ra lác đác ở các tỉnh khác nhưng người
      nuôi *** ở những tỉnh không có dịch vẫn bị ảnh hưởng" - ông Giàu nói.Trong
      khi đó, anh H. - một chủ trang trại chăn nuôi lớn ở Xuân Lộc (Đồng Nai)
      - cho rằng chính sự thiếu phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý ngành
      chăn nuôi hiện nay nên thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Cụ thể, ngành
      chăn nuôi kiểm soát con giống và thức ăn, còn ngành thú y thì kiểm tra
      dịch tễ. Cũng theo anh H., dịch bệnh *** tai xanh xảy ra cũng có nguyên
      nhân là do thú y ở một số địa phương buông lỏng nên *** bệnh được vận
      chuyển từ địa phương này qua địa phương khác làm lây lan bệnh trên diện
      rộng. Bài toán này đến nay vẫn chưa chữa trị tận gốc, vì vậy người chăn
      nuôi ở những vùng an toàn đang phải gánh chịu hậu quả là giá *** hơi
      đang rớt từng ngày.



      Nguồn: kinhte24h.com




    2. #2
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,626
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Nông phẩm, lương thực Việt Nam






      Một số tin vắn đáng chú ý về diễn biến giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới ngày 24/7.


      * AFP 24/7, Hiệp hội các nhà quay sợi Bangladesh
      (BJSA) cho biết, giá thành sợi đay ở nước này tăng mạnh tới 45% trong
      vòng 1 năm qua. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu từ hoạt động
      xuất khẩu đay của Bangladesh.


      Một số nhà máy quay sợi ở Bangladesh có thể rơi vào
      tình trạng hoạt động đình trệ do chi phí sản xuất tăng cao. Giá dầu
      nhờn, dầu diesel, dầu bôi đay và chi phí vận tải đã tăng lần lượt 46%,
      40%, 35% và 45% trong năm qua. Bangladesh hiện là nước sản xuất đay lớn
      thứ 2 thế giới sau Ấn Độ, song là nước xuất khẩu đay nguyên liệu và sản
      phẩm làm từ sợi đay lớn nhất thế giới. Hiện có 60 nhà máy quay sợi ở
      Bangladesh với sản lượng gần 350.000 tấn sợi đay/năm, trong đó xuất
      khẩu 290.000 tấn.


      * Reuters 24/7, phiên đấu giá tại Bangladesh, giá
      trung bình các loại chè giảm 11,26 Taka (8,59%) so với tuần trước,
      xuống còn 119,78 Taka/kg (1,75 USD/kg). Nguyên nhân là do nhu cầu nội
      địa giảm. Phiên đấu giá này có sự tham gia của khách hàng đến từ
      Pakistan, Afghanistan và các nước thuộc Liên bang Nga trước đây.


      Trong phiên, đã có khoảng 1,32 triệu kg chè được chào
      bán, với tỷ lệ thu hồi là 7,49%. Các loại chè khác nhau được bán với
      giá dao động từ 95-147 Taka/kg. Đạt mức giá cao nhất là loại chè
      Churamoni Dust 105- 147 Taka/kg. Mức giá thấp nhất là loại Plain
      Brokens, chỉ có 95-104 Taka/kg. Phiên đấu giá tuần sau dự kiến vào ngày
      29/7, với khối lượng chè chào bán ước đạt 1,45 triệu kg.


      * Reuters 24/7, urê Yuzhny đã tăng lên 770 USD/tấn
      FOB so với 740 USD/tấn FOB tuần trước. Ấn Độ đang có nhu cầu mua
      600.000-700.000 tấn, giao hàng tháng 8, 9/07 và cộng với lượng đặt mua
      trước đó.


      Giá urê granular tại Mỹ đã tăng thêm 50 USD/tấn trong
      1 tuần, lên 830 USD/tấn FOB, Nola, do lo ngại nguồn cung hạn chế cho
      đến hết quý 3/2008, trước thời kỳ đóng cửa các dòng sông ở Mỹ và chưa
      dự đoán được giá nguồn hàng từ Trung Quốc trong quý 4/2008 là nguyên
      nhân đẩy giá tại Mỹ tăng cao. Giá urê mạnh lên còn do ảnh hưởng của giá
      các loại phân bón hữu cơ khác tăng. Khách tìm mua phân hữu cơ giá rẻ ở
      mọi nơi, khiến giá bị đẩy lên cao. Giá phân hữu cơ UAN lần đầu tiên tại
      Biển Đen lên tới trên 500 USD/tấn, FOB.


      * Reuters 24/7, giá đường thô kỳ hạn đã giảm xuống
      mức thấp nhất trong gần 4 tuần qua, do hoạt động bán ra của các quỹ,
      bắt nguồn từ sự giảm giá của dầu thô và các hàng hoá khác. Tại New
      York, giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2008 giảm 0,47 UScent (3,76%) so
      với hôm trước, xuống 12,01 UScent/Lb.


      Các nhân tố thúc đẩy thị trường đường hiện nay vẫn là
      khả năng giảm sản lượng mía của Brazil, giảm sản lượng đường của Ấn Độ,
      tăng xuất khẩu ethanol của Brazil và nhu cầu đường tăng vững. Tuy
      nhiên, thị trường đường vẫn đối mặt với khó khăn do dư cung, những diễn
      biến của USD và tình trạng không chắc chắn của các quỹ đầu tư. Giá
      đường trắng tháng 10/2008 cùng giảm 7,4 USD xuống 351 USD/tấn.


      * ANTARA 24/7, giá đinh hương Indonesia đã tăng từ
      5.000 USD/tấn lên 7.200-7.600 USD/tấn CIF, chỉ trong vài ngày. Theo
      Chính phủ Indonesia, sản lượng đinh hương năm nay chắc chắn đạt khoảng
      55.000-60.000 tấn so với 100.000 tấn năm 2007, nhưng các thương gia cho
      rằng chỉ là 35.000 tấn, bằng 10% mức bình thường, giá sẽ sớm lên
      8.000-10.000 USD/tấn.


      Sản lượng của Sri Lanka khoảng 3.500 tấn, được tiêu
      thụ hết với giá 6.600 USD/tấn. Dự trữ đinh hương tại Ấn Độ giảm mạnh,
      giá đinh hương tại đây khoảng 210-360 Rupi/kg, trong khi giá NK khoảng
      450 Rupi/kg. Với tình hình hiện nay, giá có thể sớm đạt 500 Rupi/kg.
      Giá đinh hương Ấn Độ trên thị trường quốc tế hiện là 5.500-5.600
      USD/tấn.
      Theo TBKTVN


    3. #3
      Ngày tham gia
      Mar 2007
      Bài viết
      142
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Lúa rớt giá vẫn không có người mua



      Lúa rớt giá vẫn không có người mua


      Cập nhật ngày (30/07/2008)







      Hiện
      có khoảng 8 triệu tấn lúa thu hoạch vụ hè thu không tiêu thụ được. Điều
      lo ngại là dù giá lúa giảm mạnh nhưng các doanh nghiệp vẫn không thu
      mua vì sợ lỗ.




      [table]






      Lúa đã phơi khô chờ thương lái đến mua.


      [/table]Theo
      Hiệp hội Lương thực VN: Giá gạo thế giới trong tháng 7 đột ngột giảm
      mạnh, chỉ còn từ 600 USD- 700 USD/tấn, giảm gần một nửa so với giá gạo
      của tháng 4 và 5 là 1.100 USD - 1.200 USD/tấn.


      Phơi đầy đồng, chất đầy bồ


      Vụ lúa hè thu năm nay cơ bản đã hoàn tất giai đoạn
      thu hoạch. Thế nhưng khác với năm trước, mùa thu hoạch đông và vui như
      ngày hội, lúa thu hoạch đến đâu là được thu mua đến đó; còn hiện nay,
      dù giá đã giảm mạnh nhưng các hộ nông dân đang phải đối mặt với tình
      trạng lúa không tiêu thụ được. Thời điểm này, hình ảnh dễ thấy nhất tại
      các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là lúa phơi đầy ở hai bên đồng, chưa
      kể một lượng lớn lúa đã chuyển về nhà các hộ dân và được chất đầy bồ.
      Ông Nguyễn Văn Thành (Vĩnh Thành, TP Cần Thơ) than thở: Gia đình của
      ông còn “ôm” gần 50 tấn lúa nhưng gần nửa tháng nay vẫn không bán được.
      Bà Bùi Thị Hạnh (Cái Bè, Tiền Giang) vừa thu hoạch xong 2 ha lúa song
      đã kêu năm lần bảy lượt mà vẫn không thấy thương lái đến thu mua. “Chủ
      các đại lý kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu kêu réo liên tục nên tôi
      phải vay tiền lãi để trả nợ. Không bán được lúa thì tôi chẳng biết lấy
      tiền ở đâu để trả lãi. Tương tự, các hộ nông dân ở An Giang, Kiên
      Giang, Đồng Tháp... cũng đang mòn mỏi chờ thương lái đến thu mua lúa.


      Hiện nay, giá lúa giảm từ 600 đồng – 1.000 đồng/kg.
      Chẳng hạn, lúa hạt dài dao động từ 4.600 đồng - 4.700 đồng/kg, lúa loại
      thường từ 4.200 đồng - 4.300 đồng/kg, lúa thơm từ 5.300 đồng - 5.800
      đồng/kg. Theo dự báo của giới kinh doanh, giá lúa sẽ tiếp tục giảm do
      thương lái lợi dụng cơ hội để ép giá thu mua. Mặt khác, lúa vụ 3 ở các
      tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang chuẩn bị xuống giống nên chỉ 2 - 3
      tháng tới lúa sẽ vàng đồng; nông dân phải tiếp tục “ôm” lúa.


      DN không trữ hàng


      Dù Chính phủ đã cho phép nối lại việc ký hợp đồng
      xuất khẩu nhưng những diễn biến của giá gạo thế giới khiến việc thu mua
      lúa trong nước bị ách tắc. Đầu tháng 7 giá gạo thế giới bất ngờ giảm
      mạnh, loại gạo 5% tấm còn từ 650 USD - 670 USD/tấn (giảm trên 300
      USD/tấn so với tháng 4, 5) và hiện chỉ còn từ 600 USD - 620 USD/tấn.
      Trước tình hình này, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo không dám thu
      mua lúa gạo vì lo ngại giá sẽ tiếp tục giảm thêm.


      Ông Lê Việt Hải, Giám đốc Công ty Mekong Cần Thơ, cho
      rằng: Gần một tháng qua, công ty của ông cũng như nhiều công ty khác
      không dám thu mua lúa gạo, chỉ có một số DN có sẵn hợp đồng xuất khẩu
      thì mới tổ chức thu mua với số lượng giới hạn. Hiện các DN kinh doanh
      gạo đang nghe ngóng tình hình, nếu giá gạo thế giới tăng trở lại thì
      mới tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu và tiến hành thu mua. Theo ông Phạm Văn
      Bảy, Giám đốc Công ty XNK Nông sản Thực phẩm An Giang, đầu ra của nhiều
      DN rất khó khăn vì các nước có nhu cầu tiêu thụ gạo với số lượng lớn đã
      nhập đủ chỉ tiêu cách đây 2, 3 tháng - thời điểm mà VN hạn chế ký hợp
      đồng mới. Hiện chỉ còn thị trường châu Phi là tiếp tục nhập khẩu gạo,
      nhưng khu vực này không thể mua được giá cao nên các DN đều không mặn
      mà. Một nguyên nhân khác khiến các DN phải cân nhắc thu mua lúa gạo
      phục vụ xuất khẩu là vừa qua Chính phủ đã tính thuế xuất khẩu gạo 5%
      tấm là 10%. Như vậy, với giá xuất khẩu từ 600 USD - 620 USD/tấn thì DN
      phải chịu thuế là 30 USD/tấn. Đây là con số không nhỏ buộc họ phải tính
      toán.


      Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực VN, bà Nguyễn Thị
      Nguyệt, cho biết: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm các DN
      xuất khẩu cân nhắc thu mua là chất lượng lúa hè thu thấp, độ ẩm cao nên
      khó dự trữ lâu. Mặt khác, để đối phó với giá lương thực tăng cao trong
      thời gian vừa qua, nhiều nước trên thế giới đã tăng diện tích trồng lúa
      nên nguồn cung dồi dào hơn trước và giá lương thực toàn cầu đã giảm
      xuống đáng kể.

      (Theo NLĐ)


    4. #4
      Ngày tham gia
      Aug 2008
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Lúa rớt giá vẫn không có người mua



      Thu nhập người dân thì thấp, hàng hóa cứ ngày càng tăng ------> chết

    5. #5
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,626
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Lúa rớt giá vẫn không có người mua



      [quote user="amdpcvn"]

      Thu nhập người dân thì thấp, hàng hóa cứ ngày càng tăng ------> chết [/quote] Giá cả mà giảm cũng chỉ áp lực lên nông dân nghèo! Nghèo thì càng nghèo hơn...

    6. #6
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,626
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Giá lương thực đe dọa lạm phát





      [table] [table] [img]http://quacauvang.com.vn/Portals/0/PortalImages/gialungthucdedoalp.jpg" width="130">
      [/table]Giá lương thực đe dọa lạm phátGiá
      lương thực ở các nước đang phát triển đang phải đối mặt với tình trạng
      lạm phát tăng cao do giá bán buôn các mặt hàng lương thực truyền thống
      tăng mạnh mẽ trước nhu cầu cao khác thường.





      Quan
      chức thuộc Tổ chức Cứu trợ Nông lương Liên Hiệp Quốc đã cho biết mức
      giá kỷ lục của lương thực nhập khẩu đã tạo ra một hiệu quả thay thế,
      nâng nhu cầu sử dụng và giá của các mặt hàng lương thực bản xứ chính
      như khoai lang, khoai tây ngọt, lúa miến, sắn, kê, và teff ở Châu Phi,
      Châu Mỹ Latin và một phần Châu Á.



      Đợt tăng giá lương thực tại địa phương này là một ảnh hưởng mới của
      khủng hoảng lương thực. Ông Adam Prakash, chuyên gia kinh tế của Tổ
      chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc tại Rome, đã nói rằng giá của các mặt
      hàng lương thực bản xứ chính đã không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng từ
      vài tháng trước. Ông nói: “Đã có một sự chậm trễ, tuy nhiên nhu cầu về
      các mặt hàng lương thực bản xứ đã tăng cao hơn”.



      Ví như như giá của lúa miến đã tăng đến 60% kể từ tháng 1 tại nhiều
      nước Châu Phi, trong khi giá kê vừa mới tăng thêm 30% ở các thị trường
      khác và teff – một loại ngũ cốc bản xứ được người Ethiopia dùng để làm
      bánh mỳ phẳng – đã tăng đến 25% tại thị trường nước này.



      Theo thống kê của Chương trình Lương thực Thế giới và tổ chức Lương
      Nông FAO, tại thị trường các quốc gia đang phát triển, giá của các mặt
      hàng khác như khoai lang, sắn, khoai lang, lúa gạo, ngô, và đậu cũng
      tăng.



      Do nhu cầu về lương thực lớn, xu hướng hạ giá lương thực theo mùa
      thường diễn ra ngay lập tức sau kỳ thu hoạch và mang lại chút khuây
      khỏa cho các gia đình đã không còn tiếp diễn như trong vài năm trước.
      Các vụ mùa thất thu do hạn hán ở Châu Phi và một số nước khác cũng đẩy
      giá lương thực tại địa phương lên cao.



      Tuy nhiên, các quan chức cứu trợ cho biết, việc tăng giá gần đây của
      các mặt hàng lương thực này đã được bù đắp bởi một đợt giảm giá nhập
      khẩu các mặt hàng lúa mì, ngô và gạo, và các mức chi phí vận chuyển
      thấp hơn. Việc tăng giá các mặt hàng lương thực truyền thống xuất hiện
      chỉ vài tuần sau khi Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF đưa ra khuyến cáo rằng các
      nước nghèo đang ở đỉnh điểm của tình trạng lạm phát giá nhiên liệu và
      lương thực.
      Theo Financial Times
      [/table]

    7. #7
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,626
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Ôm lúa chờ giá



      [quote user="stockpro"]

      [quote user="amdpcvn"]

      Thu nhập người dân thì thấp, hàng hóa cứ ngày càng tăng ------> chết [/quote] Giá cả mà giảm cũng chỉ áp lực lên nông dân nghèo! Nghèo thì càng nghèo hơn...
      [/quote]

      [table] [table] [img]http://quacauvang.com.vn/Portals/0/PortalImages/omluachogia.jpeg" width="130">
      [/table]Ôm lúa chờ giáGiá
      lúa vừa tăng cao bà con nông dân còn chưa kịp mừng thì hiện nay giá lại
      giảm mạnh. Hiện người nông dân đang trong tình trạng lúa phơi đầy đồng
      chất đầy nhà mà vẫn không bán được. Theo ước tính , hiện có khoảng 8
      triệu tấn lúa thu hoạch vụ hè thu không tiêu thụ được.





      Theo
      Hiệp hội Lương thực VN, nguyên nhân khiến giá lúa trong thị trường nội
      địa giảm mạnh là giá lương thực trên thị trường thế giới sau cơn khủng
      hoảng giảm dần. Giá gạo thế giới trong tháng 7 đột ngột giảm mạnh, chỉ
      còn từ 600 USD- 700 USD/tấn, giảm gần một nửa so với giá gạo của tháng
      4 và 5 là 1.100 USD - 1.200 USD/tấn.



      Nông dân phải “ôm” lúa chờ giá



      Thời điểm này, hình ảnh phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
      là lúa phơi đầy ở hai bên đồng, chưa kể một lượng lớn lúa đã chuyển về
      nhà các hộ dân và được chất đầy bồ. Hiện nay, giá lúa giảm từ 600 đồng
      – 1.000 đồng/kg. Chẳng hạn, lúa hạt dài dao động từ 4.600 đồng - 4.700
      đồng/kg, lúa loại thường từ 4.200 đồng - 4.300 đồng/kg, lúa thơm từ
      5.300 đồng - 5.800 đồng/kg.



      Theo dự báo của giới kinh doanh, bà con nông dân sẽ còn chịu thiệt khi
      giá lúa sẽ tiếp tục giảm do thương lái lợi dụng cơ hội để ép giá thu
      mua. Mặt khác, lúa vụ 3 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang chuẩn
      bị xuống giống nên chỉ 2 - 3 tháng tới lúa sẽ vàng đồng; nông dân phải
      tiếp tục “ôm” lúa.



      Doanh nghiệp hờ hững với thị trường




      Điều đáng chú ý đến ở đây là giá lúa tuy đã giảm đáng kể nhưng các doanh nghiệp vẫn không mặn mà với thị trường vì sợ lỗ.



      Dù Chính phủ đã cho phép nối lại việc ký hợp đồng xuất khẩu nhưng những
      diễn biến của giá gạo thế giới khiến việc thu mua lúa trong nước bị ách
      tắc. Đầu tháng 7 giá gạo thế giới bất ngờ giảm mạnh, loại gạo 5% tấm
      còn từ 650 USD - 670 USD/tấn (giảm trên 300 USD/tấn so với tháng 4, 5)
      và hiện chỉ còn từ 600 USD - 620 USD/tấn. Trước tình hình này, các
      doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo không dám thu mua lúa gạo vì lo ngại
      giá sẽ tiếp tục giảm thêm.



      Theo các chủ doanh nghiệp, hầu hết các nhà buôn đang chờ nghe ngóng
      tình hình nếu giá gạo trên thị trường thế giới nhích dần lên họ sẽ bắt
      đầu thu mua lúa với lượng lớn trở lại.



      Theo ông Phạm Văn Bảy, Giám đốc Công ty XNK Nông sản Thực phẩm An
      Giang, đầu ra của nhiều DN rất khó khăn vì các nước có nhu cầu tiêu thụ
      gạo với số lượng lớn đã nhập đủ chỉ tiêu cách đây 2, 3 tháng - thời
      điểm mà VN hạn chế ký hợp đồng mới. Mặt khác, hiện nay chỉ còn thị
      trường châu Phi là tiếp tục nhập khẩu gạo, nhưng khu vực này không thể
      mua được giá cao nên các DN đều không mặn mà. Một nguyên nhân khác
      khiến các DN phải cân nhắc thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu là vừa qua
      Chính phủ đã tính thuế xuất khẩu gạo 5% tấm là 10%. Như vậy, với giá
      xuất khẩu từ 600 USD - 620 USD/tấn thì DN phải chịu thuế là 30 USD/tấn.
      Đây là con số không nhỏ buộc các doanh nghiệp phải tính toán.



      Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực VN, bà Nguyễn Thị Nguyệt, cho biết:
      “Một trong những nguyên nhân quan trọng làm các DN xuất khẩu cân nhắc
      thu mua là chất lượng lúa hè thu thấp, độ ẩm cao nên khó dự trữ lâu.
      Mặt khác, để đối phó với giá lương thực tăng cao trong thời gian vừa
      qua, nhiều nước trên thế giới đã tăng diện tích trồng lúa nên nguồn
      cung dồi dào hơn trước và giá lương thực toàn cầu đã giảm xuống đáng
      kể”.
      Theo VIT
      [/table]

    8. #8
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,626
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Thị trường phân bón vẫn nhiều biến động bất lợi cho nông dân





      [table] [table] [img]http://quacauvang.com.vn/Portals/0/PortalImages/ttphanbonvannhieubiendong.jpeg" width="130">
      [/table]Thị trường phân bón vẫn nhiều biến động bất lợi cho nông dânTừ
      tháng 8/2007 đến nay, giá nhập khẩu một số loại phân bón chủ lực như
      urê, DAP tăng gấp 2-3 lần. Trong điều kiện giá dầu trên thế giới tăng
      thì sẽ không có hy vọng phân bón giảm giá.





      Hàng
      năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn urê; 500 nghìn tấn DAP
      và một lượng tương đương như vậy các loại phân bón khác.



      Vẫn thật giả lẫn lộn



      Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và
      Phát triển Nông thôn, do giá dầu thế giới liên tục tăng thời gian qua
      kéo giá phân bón đầu vào cũng tăng theo nên một số doanh nghiệp đã lạm
      dụng đưa ra thị trường sản phẩm phân bón kém chất lượng. Qua kiểm tra
      trên toàn quốc, Cục Trồng trọt đã xác định một số sản phẩm trong nước
      và nhập khẩu kém chất lượng. “Chúng tôi sẽ cố gắng trong thời gian sớm
      nhất để công bố cụ thể những sản phẩm của những doanh nghiệp không đảm
      bảo chất lượng trên các phương tiện truyền thông để bà con biết”.



      Ông Ngọc cho biết, nhiều loại phân bón thiếu hàm lượng, thành phần như
      đã đăng ký, trong đó có cả sản phẩm trong nước sản xuất và sản phẩm
      nhập khẩu.



      Ông Bùi Huy Hiền, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Bộ Nông nghiệp
      và Phát triển Nông thôn, cho biết trong 7 đầu năm 2008, chúng ta đã
      nhập khẩu tổng cộng 2,377 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó urê
      nhập 575.000 tấn (223 triệu USD), Sufat nhập 474.000 tấn (125 triệu
      USD), DAP nhập 346.000 tấn (309 triệu USD), các loại phân hỗn hợp NPK
      là 151.000 tấn (83 triệu USD). Riêng Kali và các chế phẩm phân khác
      chúng ta phải nhập 832.000 tấn (398 triệu USD). Trong đó, nhập từ Trung
      Quốc là thị trường nhập khẩu chính với 53,7% tổng lượng phân bón nhập
      khẩu. Kế đến là Liên bang Nga với 10,9%, Hàn Quốc 5,3%... Đó là chưa
      tính đến số tiền gần 200 triệu USD khác phải bỏ ra để nhập khẩu thuốc
      bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác.



      Đây là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến đời sống sản xuất của nông dân,
      vốn chiếm trên 70% dân số. Trong khi nhiều loại phân bón vẫn phải nhập
      khẩu nhưng các văn bản pháp lý về quản lý mặt hàng phân bón còn rất
      mỏng. Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
      cho rằng, văn bản quản lý xuất, nhập khẩu phân bón phải được nâng lên
      thành Pháp lệnh. “Với 300 nhà máy sản xuất phân bón, hơn 20 văn phòng
      đại diện và hơn 30 nhà nhập khẩu hiện nay, về mặt văn bản pháp quy
      chúng tôi cho rằng vẫn chưa đủ mạnh để quản lý”- ông Bộ bày tỏ ý kiến
      của mình.



      Hiệu suất sử dụng phân bón chưa cao



      Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho
      biết, tổng lượng phân bón sử dụng ở Việt Nam trung bình khoảng 7,7
      triệu tấn/năm. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy trung bình hiệu
      suất sử dụng phân bón chỉ được trên 40%. Ở một số vùng còn thấp hơn.
      Điều này gây lãng phí rất lớn. Bởi chúng ta phải tốn tiền để nhập khẩu
      phân bón đồng thời lại gây ra những ảnh hưởng đến môi trường do phân
      bón bị rửa trôi, tích tụ ở nguồn nước ngầm, nước mặt ảnh hưởng đến nuôi
      trồng thủy sản và nguồn nước sinh họat. Một trong những giải pháp hiện
      nay cần tiến hành đó là nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi
      phí cho người sản xuất đồng thời giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.



      Theo ông Bộ, năm 2008 có nhiều biến động vô cùng bất lợi cho người sản
      xuất nông nghiệp. Vì chi phí phân bón trong cơ cấu giá thành tuỳ theo
      loại cây trồng có thể biến động từ 30-70% trong chi phí vật chất. Giá
      phân bón một số loại chủ lực như urê, DAP tăng gấp 2-3 lần. Điều này
      dẫn đến giá thành sản phẩm cao, trong khi năng lực tăng cường cho sản
      xuất, đầu tư của người nông dân lại không lớn.



      Hiện sản xuất phân bón hàng năm của Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng
      45% nhu cầu trong nước, còn lại nước ta phải nhập khẩu phân bón khoảng
      2 triệu tấn/năm với giá trị 1,4 -1,5 tỉ USD. Một số loại phân bón như
      Kali và DAP nước ta phải nhập khẩu hoàn toàn. Theo tính toán, từ nay
      đến năm 2010, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mỗi năm trên 500.000 tấn phân
      bón các loại. Việc nhập khẩu này sẽ tiếp diễn đến 2015 và thậm chí cả
      đến năm 2020.



      Cần các sản phẩm thay thế



      Ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng: “Trong tình hình hiện nay, để kiềm chế
      lạm phát tăng hiệu quả sử dụng phân bón, người nông dân có thể dùng
      nhiều loại phân bón sản xuất trong nước như NEB 26 để tăng năng suất
      cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất”.



      Qua kết quả nghiên cứu và thử nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc
      Giang, Hải Phòng, Tuyên Quang… các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp và
      Phát triển Nông thôn đã đưa ra kết luận: NEB 26 có những tính năng vượt
      trội như: NEB làm giảm 50% đạm urê bón cho cây trồng; tăng năng suất
      cây trồng và chất lượng nông sản; giảm mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật
      đến mức 80%; không gây bạc màu đất…
      Theo VOV News
      [/table]

    9. #9
      Ngày tham gia
      Apr 2007
      Bài viết
      1,797
      Được cám ơn 6 lần trong 6 bài gởi

      Mặc định Re: Thị trường phân bón vẫn nhiều biến động bất lợi cho nông dân

      [quote user="stockpro"]






      [table]



      [table]







      [/table]Thị trường phân bón vẫn nhiều biến động bất lợi cho nông dân
      Từ tháng 8/2007 đến nay, giá nhập khẩu một số loại phân bón chủ lực như urê, DAP tăng gấp 2-3 lần. Trong điều kiện giá dầu trên thế giới tăng thì sẽ không có hy vọng phân bón giảm giá.




      Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn urê; 500 nghìn tấn DAP và một lượng tương đương như vậy các loại phân bón khác.

      Vẫn thật giả lẫn lộn

      Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do giá dầu thế giới liên tục tăng thời gian qua kéo giá phân bón đầu vào cũng tăng theo nên một số doanh nghiệp đã lạm dụng đưa ra thị trường sản phẩm phân bón kém chất lượng. Qua kiểm tra trên toàn quốc, Cục Trồng trọt đã xác định một số sản phẩm trong nước và nhập khẩu kém chất lượng. “Chúng tôi sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất để công bố cụ thể những sản phẩm của những doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng trên các phương tiện truyền thông để bà con biết”.

      Ông Ngọc cho biết, nhiều loại phân bón thiếu hàm lượng, thành phần như đã đăng ký, trong đó có cả sản phẩm trong nước sản xuất và sản phẩm nhập khẩu.

      Ông Bùi Huy Hiền, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết trong 7 đầu năm 2008, chúng ta đã nhập khẩu tổng cộng 2,377 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó urê nhập 575.000 tấn (223 triệu USD), Sufat nhập 474.000 tấn (125 triệu USD), DAP nhập 346.000 tấn (309 triệu USD), các loại phân hỗn hợp NPK là 151.000 tấn (83 triệu USD). Riêng Kali và các chế phẩm phân khác chúng ta phải nhập 832.000 tấn (398 triệu USD). Trong đó, nhập từ Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính với 53,7% tổng lượng phân bón nhập khẩu. Kế đến là Liên bang Nga với 10,9%, Hàn Quốc 5,3%... Đó là chưa tính đến số tiền gần 200 triệu USD khác phải bỏ ra để nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp khác.

      Đây là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến đời sống sản xuất của nông dân, vốn chiếm trên 70% dân số. Trong khi nhiều loại phân bón vẫn phải nhập khẩu nhưng các văn bản pháp lý về quản lý mặt hàng phân bón còn rất mỏng. Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, văn bản quản lý xuất, nhập khẩu phân bón phải được nâng lên thành Pháp lệnh. “Với 300 nhà máy sản xuất phân bón, hơn 20 văn phòng đại diện và hơn 30 nhà nhập khẩu hiện nay, về mặt văn bản pháp quy chúng tôi cho rằng vẫn chưa đủ mạnh để quản lý”- ông Bộ bày tỏ ý kiến của mình.

      Hiệu suất sử dụng phân bón chưa cao

      Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, tổng lượng phân bón sử dụng ở Việt Nam trung bình khoảng 7,7 triệu tấn/năm. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy trung bình hiệu suất sử dụng phân bón chỉ được trên 40%. Ở một số vùng còn thấp hơn. Điều này gây lãng phí rất lớn. Bởi chúng ta phải tốn tiền để nhập khẩu phân bón đồng thời lại gây ra những ảnh hưởng đến môi trường do phân bón bị rửa trôi, tích tụ ở nguồn nước ngầm, nước mặt ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và nguồn nước sinh họat. Một trong những giải pháp hiện nay cần tiến hành đó là nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí cho người sản xuất đồng thời giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

      Theo ông Bộ, năm 2008 có nhiều biến động vô cùng bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp. Vì chi phí phân bón trong cơ cấu giá thành tuỳ theo loại cây trồng có thể biến động từ 30-70% trong chi phí vật chất. Giá phân bón một số loại chủ lực như urê, DAP tăng gấp 2-3 lần. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm cao, trong khi năng lực tăng cường cho sản xuất, đầu tư của người nông dân lại không lớn.

      Hiện sản xuất phân bón hàng năm của Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu trong nước, còn lại nước ta phải nhập khẩu phân bón khoảng 2 triệu tấn/năm với giá trị 1,4 -1,5 tỉ USD. Một số loại phân bón như Kali và DAP nước ta phải nhập khẩu hoàn toàn. Theo tính toán, từ nay đến năm 2010, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu mỗi năm trên 500.000 tấn phân bón các loại. Việc nhập khẩu này sẽ tiếp diễn đến 2015 và thậm chí cả đến năm 2020.

      Cần các sản phẩm thay thế

      Ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng: “Trong tình hình hiện nay, để kiềm chế lạm phát tăng hiệu quả sử dụng phân bón, người nông dân có thể dùng nhiều loại phân bón sản xuất trong nước như NEB 26 để tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất”.

      Qua kết quả nghiên cứu và thử nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Tuyên Quang… các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra kết luận: NEB 26 có những tính năng vượt trội như: NEB làm giảm 50% đạm urê bón cho cây trồng; tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản; giảm mức đầu tư thuốc bảo vệ thực vật đến mức 80%; không gây bạc màu đất…





      Theo VOV News
      [/table]


      [/quote]


      Giá phân bón đã được ổn định. CP điều hành DPM rồi.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 447
      Bài viết cuối: 07-07-2009, 02:28 PM
    2. JAVIFOOD - THỰC PHẨM NHẬT VIỆT
      By goldenrain in forum SÀN OTC CỔ PHIẾU
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 04-01-2008, 10:27 PM
    3. Cty che bien hai san va luong thuc XK Cholimex
      By hoalan in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-04-2006, 02:08 PM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-04-2006, 02:19 PM
    5. Cty lương thực VĨNH HÀ
      By dzunggiangle in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 29-03-2006, 11:16 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình