Ngày 14 Tháng 12, khi Fed chỉ tăng lãi suất (fed funds rate) 50 điểm căn bản (0,50%) thay vì ba đợt 75 điểm trước đó. Cho nên, sau mùa Xuân, chậm lắm là mùa Hè, có thể còn hạ lãi suất vì kinh tế đình trệ và lạm phát sẽ rơi vào mức chờ đợi của Fed, là chỉ 2%.

Nhưng điều này vẫn đang có vẻ quá lạc quan !

Hoa Kỳ có 333,50 triệu dân, hàng năm sản xuất ra hơn 28,813 ngàn tỷ đô la, số một của thế giới. Nhưng gánh công trái (món nợ của quốc gia, U.S. National Debt) đang vượt 31,451 ngàn tỷ.
Ngân sách Liên bang bị bội chi (chi nhiều hơn số thuế liên bang thu vào) gần 1100 tỷ

Vì gánh công trái được tính trên mệnh giá (nominal rate), nên nếu lạm phát rơi vào khoảng 4% thì gánh nợ sẽ giảm phân nửa trong 18 năm. Nhưng, tài sản và lợi tức của dân Mỹ cũng… mất phân nửa

Nếu sợ tiêu chí lạm phát của Fed là 4% thì ta nghĩ sao về giấc mơ lạm phát 2%? Cực khó vì nhiều yếu tố. Vẫn biết phí tổn hàng hóa có giảm nhờ chuỗi cung ứng đã được cải thiện nhưng lương bổng và phí tổn về dịch vụ đều tăng. Thống đốc Powell không thể không biết thực tế ê chề đó nên bằng mọi cách thì phải giảm mức lạm phát vì lương bổng tăng mà sản xuất giảm có nghĩa là năng suất (productivity) sụt!

Như ông Paul Volcker, làm Thống đốc từ 1979 đến 1987, với thành tích kinh hoàng là dẹp lạm phát với bàn tay sắt: từ 14,8% đầu năm 1980 xuống 3% năm 1983. Bằng cách nâng lãi suất căn bản (fed funds rate) từ 11,2% vào năm 1979 lên 20% giữa năm 1981.

Cái giá phải trả là nạn suy trầm kinh tế trong sáu tháng đầu năm 1980! Nhưng sau đó là một thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục

Khác với hai người tiền nhiệm (Ben Bernake và Janet Yellen), riêng ông Jerome Powell có kinh nghiệm quản trị ngân hàng chứ không là kinh tế gia về lý thuyết. Hai nhiệm vụ chính yếu của Fed vốn là
1/ ổn định vật giá (chặn lạm phát)
2/ toàn dụng (full employment) là thất nghiệp tối thiểu

Vậy mà ông phát biểu rằng ông chấp nhận rủi ro thất nghiệp cao. Ông Powell dự đoán lạm phát sẽ còn cao và kéo dài! (Mức lạm phát tính đến cuối Tháng 11 là 7,1%. Ngày 12 Tháng 1, 2023, bộ Lao Động sẽ cho biết mức lạm phát là bao nhiêu).

Nhìn đến tình hình thế giới

Thế giới ngày nay gồm có hai khối. Các nước Tây phương, do Mỹ dẫn đầu và các nước do Trung Quốc dẫn đầu. Tình hình đó sẽ chi phối - có thể là mãi mãi – chuỗi cung ứng toàn cầu và lại có tác dụng lạm phát trong trường kỳ!

Vì vậy, thực tế phũ phàng là chúng ta đang ở trong hệ thống kinh tế thời chiến! Nghĩa là nhu cầu hàng hóa nhiều khi chẳng được đáp ứng và người ta phải tìm ra sản phẩm điền thế. Vốn được nuông chiều, giới tiêu thụ Mỹ chưa quen với sự thể đó, chứ cả thế giới đang xoay trở với những đổi thay đồng loạt của cấu trúc kinh tế.

Cục diện 2023 của thế giới là Mỹ sẽ bị suy trầm nhẹ, Anh quốc và Liên Âu sẽ bị suy trầm nặng hơn. Còn Trung Quốc thì đã bị suy trầm rồi, và sẽ bị suy thoái (depression).

Nếu muốn nhìn xa hơn, trong một vòng chân trời 10 năm thì các thị trường cổ phiếu sẽ như đi trên tầu lượn siêu tốc, cùng những mâu thuẫn, và thậm chí xung đột, giữa các khối.

Tổng hợp: US National Debt

Link bài viết



---------------------------------------
Liên Hệ hợp tác - Tư vấn đầu tư
Đầu tư hàng hoá thông qua Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam
Hợp pháp - Minh Bạch - Thanh khoản cao tiêu chuẩn quốc tế
- Mua bán 2 chiều LONG SHORT - Giao dịch T0 - Đòn bẩy 20 lần không lãi vay Margin - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ z.a.lo: 033 796 8866
FB: https://www.facebook.com/namhanghoaphaisinh