Ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương – hay còn gọi là mùng 10 tháng 3 là ngày lễ để giáo dục về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Vì đây là ngày lễ để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao lập nước của các vị vua Hùng. Cùng tìm hiểu sâu xa về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ truyền thống này nhé!


Nguồn gốc xa xưa và ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương
Ngày giỗ tổ hùng vương là gì?

Tại sao giỗ tổ hùng vương vào ngày 10/3? nó bắt nguồn từ rất xa xưa; Theo truyền thuyết lâu đời từ xa xưa và được sổ sách ghi chép thì nước ta đã trải qua 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua là mỗi triều đại khác nhau. Ngày giỗ tổ hùng vương là ngày được lập ra để kỷ niệm, thể hiện lòng thành kính; biết ơn những vị vua này đã khai sinh lập nước lúc bấy giờ. Qua đó, thể hiện được lòng biết ơn; chuẩn truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Truyền thống này được lưu giữ đến tận ngày hôm nay để thể hiện sự biết ơn lớn lao của các vị vua này.

Lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã rất được chú trọng trong tâm thức của người Việt. Theo Bản ngọc phả viết từ thời Trần còn lưu lại vào (1470); qua đến đời vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông (1601) cũng đã sao chép; được đóng dấu còn tồn tại Đền Hùng lưu rằng: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi”.

Như vậy, ta có thể hiểu rằng, truyền thống thờ phụng, chăm sóc đền Hùng đã có từ thời Hậu Lê trở về trước. Sau ngày được giao thẳng cho dân sở tại có nghĩa vụ lưu giữ và trông nom; cúng bái, tân trang, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Bù lại cho việc này, họ sẽ được miễn nộp thuế, sưu 500 mẫu ruộng, miễn đi phu đi lính.

Mãi đến sau này đã trải qua nhiều đời vua, nhiều thời kỳ cho đến sau cách mạng tháng Tám (1945) ****, Nhà nước ta vẫn còn rất quan tâm tới Đền Hùng. Trong đó có chủ tịch Hồ Chí Minh; cùng các đồng chí lãnh đạo của ****, Nhà nước đều giữ nguyên truyền thống; thường xuyên đến thăm viếng tại đền Hùng.

Kế tục truyền thống của ông cha ta của chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay
Sau khi cuộc CMT8 được diễn ra thành công; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL – CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho tất cả công chức được nghỉ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động nhằm kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – thể hiện lòng biết ơn, và nghĩa cử hướng về cội nguồn của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng rất trọng ngày giỗ tổ Hùng Vương và cũng thường xuyên đến thăm Đền Hùng vào dịp này. Người cũng đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Vào năm 1995, ngày Giỗ Tổ vua Hùng đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm. Ngành Văn hóa thông tin, thể thao phải phối hợp với các cơ quan; ngành chức năng tổ chức lễ hội lịch sử ngày giỗ tổ hùng vương trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).

Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – mùng 10/3
Ngày Giỗ Tổ cũng chính là ngày lên ngôi của nhà vua đầu tiên của quốc gia. Cũng là ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất; và ngày bắt đầu của Lịch sử dân tộc.

Ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương là ngày là thời điểm cho những người con trở về gia đình; nguồn cội. Bên cạnh đó là sẽ tổ chức lễ hội để ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các vua Hùng; Cũng đồng nghĩa với việc thể hiện niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam anh dũng, bất khuất. Vậy, vào dịp lễ lớn này thì giỗ tổ hùng vương được tổ chức ở đâu là chủ yếu? Cùng xem địa điểm ngay đây nhé!

Ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương – Ngày lễ giỗ tổ hùng vương được tổ chức ở đâu?
Hàng năm đến dịp giỗ tổ, người dân ở khắp mọi miền đất nước trải dài từ Nam ra Bắc lại tụ họp lại trẩy hội tại đền Hùng – Phú Thọ. Đây được xem là nét văn hóa và truyền thống của dân Phú Thọ nói riêng và toàn thể người dân cả nước nói chung.

Lễ hội diễn ra tại đền vua Hùng thường gồm hai phần chính: Phần lễ và phần hội.

Chương trình được thực hiện một cách trang trọng; và đúng nghi thức với sự tham gia của nhiều người giữ vai trò quan trọng trong làng cũng như ở Trung ương về tham dự. Lễ hội sẽ có những yếu tố chính như:

Lễ vật thường thấy: Bánh chưng, bánh dày, lợn, dê, hay bò…
Phần đọc lời nguyện cầu phước trước ngai thờ các vị vua Hùng.
Những hồi trống linh thiêng và chiêng hiệu.
Những đoàn kiệu với cờ hoa, ô lọng được trang trí bắt mắt; rực rỡ, tô điểm với màu sơn son thiếp vàng được chính các nam thanh nữ tú trong làng rước.
Các lễ phục quan triều đình thời phong kiến xa xưa như: quần ống thụng, áo quan, mũ cánh chuồn…
Hãy cùng nhau ghi nhớ ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương; dù có trải qua bao nhiêu thời gian đi nữa. Hãy lưu truyền và nối tiếp công ơn của vua cha đời đời; cũng như nhớ về cội nguồn dân tộc, quốc gia.