Bài viết này chúng ta cùng thảo luận về FED
( Cục dự trữ liên bang Mỹ )
Như bao Ngân Hàng Trung Ương khác. Nhiêm vụ của Fed là đưa ra các chính sách giúp ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm, đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế như đã hứa với Quốc Hội.
Để đạt được mục tiêu đó Fed luôn tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát. Lạm phát luôn là kẻ thù số một của the Fed.
Hai công cụ mà Fed thường dùng để điều chỉnh Lạm Phát là:
- Thị trường mở (Open Market Operations)
- Lãi suất (Fed Fund Rate)
NHƯNG Điều đặc biệt là các Central bank trên thế giới đều phải chịu sự quản lý của chính phủ. Nhưng Fed lại hoạt động như một cơ quan độc lập, KHÔNG CHỊU GIÁM SÁT CỦA CHÍNH PHỦ
Do đó mọi quyết định, quyết sách do The Fed ban hành đều không chịu bất kỳ tác đ ộng chính trị nào bên ngoài, nếu có thì cũng rất ít
"Vì không chịu sự kiểm soát của Chính Phủ nên về bản chất Fed chẳng khác gì một Ngân Hàng tư nhân. Nhưng lại mang cái mác của một Ngân hàng Trung Ương "
Nhưng Nếu gọi Là Ngân Hàng Tư Nhân thì chỉ phục vụ cho số ít Tài Phiệt ngân hàng , làm sao đại diện cho Nhân Dân Mỹ ????
Chúng ta cùng xem FED nắm quyền gì lớn ?
IN TIỀN . Đơn giản vậy. IN TIỀN mà Không chịu sự kiểm soát của chính phủ
Vậy chính phủ Mỹ muốn Vay tiền thì vay ai ( vì chả có quyền in tiền ) => FED .
Vậy Thế Lấy gì thế chấp cho FED ???
ở đây chính phủ Mỹ có một tài sản thế chấp tuyệt vời, một tài sản đảm bảo an toàn cao nhất – tiền thu thuế trong tương lai của người dân Mỹ. Dù cho nó có là khoản tiền thu về trong tương lai thì nó vẫn được đảm bảo chắc chắn bằng quyền thu thuế của người dân. Nếu nước Mỹ tồn tài vĩnh viễn thì chẳng bao giờ có chuyện chính phủ Mỹ lại vỡ nợ! Trong khi đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã biến không thành có, một quy trình tài tình! Ngay khi chính phủ tiêu tiền, lượng tiền này được người nhận tiền gửi vào hệ thống các ngân hàng thương mại, lúc này tiền đôla thể hiện vai trò kép của mình. Thứ nhất nó đóng vai trò là tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng, quyền sở hữu của nó thuộc về người gửi, họ có thể rút ra bất cứ lúc nào. Còn vai trò thứ hai mới là điều quan trọng, giờ đây nó là vốn của ngân hàng và ngân hàng có toàn quyền sử dụng chúng để đem cho vay.
Chính phủ Mỹ có quyền thu thuế nhưng không có quyền đem tiền thuế của dân để thế chấp mà vay với lãi suất cao như vậy. Nó có nghĩa là của cải của người dân, sức lực lao động và cả tương lai thế hệ người dân Mỹ đã bị đem ra làm vật thế chấp cho một số ít người. Sự vô lý càng thể hiện rõ ở chỗ họ phải bỏ ra mồ hôi, nước mắt, thành quả lao động của mình cho một số ít người – những người hầu như không cần làm gì mà lại có khoản tiền lãi khổng lồ để hưởng. Mỹ – quốc gia vốn rất tự hào cho mình là quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới lại có sự bất công lớn đến như vậy tồn tại gần 100 năm. Có thể khẳng định chắc chắn rằng không thể xem nhẹ việc Chính phủ trực tiếp phát hành tiền với việc để ngân hàng phát hành tiền. Chính phủ không thể hoàn trả các khoản nợ đã vay nếu như họ không xóa bỏ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Năm 2006, tổng vay của chính phủ Mỹ lên đến 860 nghìn tỷ đôla, vậy thì bao giờ chính phủ mới trả được hết nợ gốc chứ chưa nói gì đến lãi.
Cái vòng vay, nợ, vay, nợ rồi lại vay, nợ … đó cứ liên tục tiếp diễn và gánh nặng lên người dân càng ngày càng nhiều hơn, và song song với cái vòng vay nợ đó thì người dân Mỹ vẫn cứ nai lưng ra làm, sau vài chục năm nữa thôi, chắc con cháu họ đời đời không thể trả hết được nợ. Nói quả không sai chút nào