Các thị trường mới nổi trong nền kinh tế toàn cầu

Bài phân tích này dựa
trên những nhận định của Peter Elston, chiến lược gia của Alberdeen
Asset Management Asia có văn phòng tại Singapo. Các nền kinh tế mới nổi
được đề cập đến dưới đây bao gồm Châu Á, Đông Âu và Mỹ La tinh.




Vai trò của các nền kinh tế mới nổi trong nền kinh tế toàn cầu



Cả 3 khu vực Châu Á, Đông Âu và Châu Mỹ La tinh đều đóng vai trò quan
trọng khác nhau trong phát triển kinh tế toàn cầu. Sự khác biệt chủ yếu
do yếu tố địa lý và nhân chủng học tại từng khu vực quy định. Những nơi
có nguồn dự trữ dầu khí, khoáng sản lớn hay đất đai màu mỡ thì ít phải
phụ thuộc vào ngành công nghiệp sản xuất nhằm trang trải cho nguồn nhập
khẩu cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước. Chính vì thế,
Đông Âu và Mỹ La tinh mà đại diện là Nga và Brazil đều trở thành những
quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản và các loại hàng mềm như ca cao,
thóc lúa, khoai tây…(soft commodities).



Khác với 2 khu vực trên, Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ lại
không có nguồn khoáng sản hay nông nghiệp dồi dào để xuất khẩu nên họ
phải tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp như may mặc, điện tử
cơ bản, dược phẩm hay các loại hình dịch vụ như phần mềm và trung tâm
tổng đài. Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Krugman đã từng nhấn mạnh rằng
xuất khẩu không phải là mục tiêu mà chỉ là cách thức để thu về tài
chính trang trải cho các khoản nhập khẩu.



Những yếu tố trên sẽ khó thay đổi được trong tương lai gần nhưng về lâu
dài những yếu tố này cũng sẽ bị ảnh hưởng khi các nước mới nổi nâng cao
yêu cầu về hàng hóa để hướng tới sự phát triển hoặc trong trường hợp họ
không còn muốn những thứ tương tự từ bên ngoài. Trung Quốc là minh
chứng điển hình cho quan điểm trên. Quốc gia này không chỉ đòi hỏi
những sản phẩm hàng hóa chủ chốt mà còn tập trung đầu tư phát triển
khoa học công nghệ phục vụ cho đất nước.



Những nhân tố chủ yếu định hướng các thị trường mới nổi trong nửa cuối năm 2009?




Một yếu tố ảnh hưởng giúp định hướng sự phát triển mỗi khu vực trong
nửa cuối năm 2009 chính là sức mạnh của nền kinh tế thế giới. Yếu tố
này vẫn giữ vai trò chi phối trong cả nửa đầu và cuối năm vừa qua. Thế
giới vẫn đang trong những chuỗi ngày u ám của cuộc khủng hoảng nên rất
khó đoán trước khi nào tình hình sẽ được cải thiện. Bản chất của cuộc
suy thoái được thể hiện rõ trong hệ số tương quan của các chỉ số lợi
nhuận đầu tư trên thị trường chứng khoán.



Lấy ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2009, tỷ lệ lợi nhuận đầu tư theo tuần
giữa chỉ số MSCI Đông Âu với MSCI Châu Á đạt con số khá cao là 73%. Mặc
dù con số này vẫn thấp hơn so với con số 82% của nửa cuối năm ngoái,
nhưng vẫn còn cao hơn mức 51% của năm 2005. Dự đoán các hệ số tương
quan sẽ còn duy trì ở mức cao trong nửa cuối năm 2009.



Một điều dễ dàng nhận thấy hồi năm ngoái là thị trường các nước mới nổi
vẫn chưa thể hoàn toàn tách rời với phương Tây. Không chỉ phụ thuộc vào
nền kinh tế phương Tây, thị trường vốn ở các khu vực mới nổi còn bị chi
phối đáng kể bởi các dòng tiền đầu tư vào. Điều này chứng tỏ các quốc
gia mới nổi dù đang cố gắng nỗ lực vượt qua khỏi giai đoạn khó khăn của
cơn bão suy thoái chung tòan cầu do nhu cầu cho các sản phẩm xuất khẩu
bị đóng băng nhưng cũng không thoát khỏi vấn đề mang tính chu kỳ tất
yếu đó.



Các quốc gia mới nổi, đặc biệtlà Châu Á không gặp phải vấn đề cơ cấu
giống như đối tác phương Tây của mình với các khoản nợ vượt mức và lãi
suất tiết kiệm thấp. Vì thế, một khi nhu cầu xuất khẩu được bình ổn,
các quốc gia mới nổi sẽ tìm cách tiếp cận thị trường trong nước nhằm
tạo thêm đà tăng trưởng. Còn sự bất cân bằng liên quan tới các khoản nợ
vượt mức sẽ khiến phương Tây phải mất hàng năm ròng để giải quyết.



Một yếu tố riêng biệt nữa định hướng tại mỗi khu vực sẽ là sự biến động
về giá cả các mặt hàng, các vấn đề trong hệ thống ngân hàng Đông Âu
cùng những mối đe dọa chính trị quốc gia có thể khiến dòng tiền đầu tư
vào bị ảnh hưởng.



Những ngành nghề sẽ chiếm ưu thế trong từng khu vực



Nếu xem xét về dài hạn, lĩnh vực nào có lợi thế cạnh tranh rõ rệt sẽ
chiếm ưu thế tại khu vực đó. Ví dụ, Nga có lợi thế cạnh tranh về dầu mỏ
và khí đốt. Nhu cầu năng lượng luôn ở mức cao và việc chuyển hướng sang
nguồn năng lượng tái tạo thì lại nhanh chóng nên ngành dầu mỏ và khí
đốt tại Nga sẽ chiếm vị thế cao. Mặc dù vậy, trước mắt tình hình dầu mỏ
và khí đốt lại phụ thuộc vào biến động giá nên rất khó dự báo trước
được điều gì.



Khu vực Mỹ La tinh thì lại chủ yếu chú trọng vào các mặt hàng hóa cơ
bản. Brazil có lượng dự trữ đáng kể dầu mỏ và khí đốt ngoài bờ. Ngoài
ra nước này còn giàu quặng sắt và các sản phẩm như cà phê và đường.



Tại Châu Á, các quốc gia như Indonesia, Philippin và Malaysia đều phụ
thuộc chính vào các mặt hàng hóa cơ bản. Tuy nhiên, hai quốc gia mới
nổi rộng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ thì lại hoàn toàn khác. Nguồn hàng
hóa cơ bản của hai quốc gia này không được dồi dào nên họ phải nhờ vào
việc xuất khẩu các loại hình dịch vụ và hàng hóa sản xuất công nghiệp
để trang trải cho các khoản nhập khẩu máy móc trang thiết bị, máy bay
và các mặt hàng cơ bản khác. Do đó, có thể kết luận rằng lợi thế cạnh
tranh của khu vực Châu Á chính là ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ.



Thứ tự ưu tiên giữa các thị trường mới nổi



Ngành sản xuất đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn là các mặt hàng nhu
yếu vì nó khuyến khích các công ty và quốc gia tạo dựng thương hiệu
riêng của mình. Các công ty như Samsung Electronics, Acer, Asus và HTC
đều là những công ty xây dựng thương hiệu ngay tại chính quốc gia quê
nhà và là minh chứng cho sự tiên bộ của Châu Á.



Ngoài ra, các quốc gia dồi dào về hàng hóa thường tỏ ra tự mãn và không
cần tìm ra phương cách nhập khẩu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối
quan hệ trái chiều giữa tốc độ tăng trưởng dài hạn với mức độ dồi dào
của hàng hóa. Nhật Bản và Nam Triều Tiên là ví dụ điển hình cho quốc
gia có ít mặt hàng nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng cao trong 4 thập kỷ
trở lại đây. Và do đó, thứ tự xếp hạng đầu tiên chính là Châu Á.



Mỹ La tinh sẽ ở vị trí thứ 2 vì khu vực này có nguồn hàng hóa đa dạng
trong khi những nước như Nga lại giống như “ngựa non háu đá”, phụ thuộc
chủ yếu vào nguồn dầu và khí đốt. Thêm vào đó, các chính sách doanh
nghiệp của chính phủ ở Mỹ La tinh ưu ái hơn rất nhiều.



Các nhà đầu tư đang thu lời liệu có rút khỏi khu vực mới nổi hay vẫn
tiếp tục đầu tư tại đây? Liệu đã quá muộn cho các nhà đầu tư mới nhảy
vào thị trường tiềm năng này?



Thế giới hoàn toàn lạc quan với những cơ hội tăng trưởng lâu dài ở các
thị trường mới nổi trên. Và đương nhiên, các nhà đầu tư nên xem xét lâu
dài. Tất nhiên cũng rất khó dự báo diễn biến thị trường trong khuôn khổ
ngắn hạn, nhất là vào giai đoạn này khi cuộc khủng hỏang tòan cầu đang
xảy ra.



Với những nhà đầu tư mới, lời gợi ý đưa ra là hãy bắt đầu với kế hoạch
đầu tư theo tháng. Như vậy, trong trường hợp thị trường sụt giảm, họ sẽ
không bị ảnh hưởng quá mức. Ngược lại, nếu thị trường tăng, họ sẽ lại
thu lợi được từ việc tăng giá.


Nguồn: http://vfinance.vn/




Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e189/kin...e_toan_cau.htm