Bài 4: Đại cương về chỉ số
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      30
      Được cám ơn 24 lần trong 10 bài gởi

      Mặc định Bài 4: Đại cương về chỉ số

      CÁC PHƯƠNG PHÁP PTKT:
      ·Trong PTKT thường dùng hai phương pháp:
      -Phân tích mô hình
      -Phân tích chỉ sô
      · Việc sử dụng độc lập hay phối hợp hai phương pháp trên phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và đặc điểm thị trường
      ·Hai phương pháp trên giúp chúng ta nghiên cứu các đồ thị giá cổ phiếu, nhằm đánh giá được tâm lý thị trường, theo dõi được các biến động tâm lý của nhà đầu tư.
      ·Trong cùng mục đích nhưng hai phương pháp trên có những đặc điểm khác nhau
      1. Phương pháp phân tích mô hình:
      ·Đặc điểm:
      -Độ chính xác cao
      -Phân thành hai nhóm: khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống
      ·Gồm có:
      Mô hình tam giác, chữ nhật, hai đỉnh, hai đáy, đầu – vai, ...
      2. Phương pháp phân tích chỉ số:
      ·Đặc điểm:
      -Sử dụng các công cụ tóan học để dựng nên một bức tranh toàn cảnh về diễn biến giá, về mối quan hệ của giá cả giữa hiện tại với quá khứ
      ·Gồm có:
      Chỉ số trung bình động (MA), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) chỉ số trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD) chỉ số lưu lượng tiền (MFI), ...

      PHÂN LOẠI CÁC CHỈ SỐ:
      Khi áp dụng phương pháp phân tích chỉ số cần hiểu rõ tác dụng và đối tượng phục vụ của chúng. Vì vậy, công việc cần thiết ban đầu là phân loại.
      1.Phân loại theo sự biến động giá:
      i.Nhóm chỉ số xu hướng giá:
      -Đặc điểm:
      ·Đường biểu diễn chỉ số cùng chiều với đường giá (nên thường vẽ trên cùng đồ thị giá)
      ·Các chỉ số thuộc nhóm này phản ứng chậm chạp hơn các chỉ số thuộc nhóm giao động giá.
      -Gồm có:
      Đường trung bình động (MA) chỉ số biên độ biến động giá (dải Bollinger) chỉ số báo tín hiệu đảo chiều (DSAR) ...


      ii.Nhóm chỉ số giao động giá:
      -Đặc điểm:
      ·Thường không di chuyển cùng chiều với đường giá (vẽ trên hoặc dưới đồ thị giá)
      ·Rất nhạy cảm với sự thay đổi giá trong ngắn hạn
      -Gồm có:
      Trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), chỉ số lưu lượng tiền (MFI) ...

      2.Phân loại theo chức năng cơ bản:
      ·Chỉ số về giao động:
      -Đường trung bình động (MA)
      -Dải Bollinger
      -Chỉ số của giá mua và giá bán (CCI)
      -Chỉ số giao động trung bình thực tế (ATR)
      ·Chỉ số về xung lượng:
      -Trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD)
      -Chỉ số xung lượng (Momentum)
      -Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
      -Chỉ số giá mua – Giá bán (William%R)
      ·Chỉ số về cường độ thị trường:
      -Chỉ số lưu lượng tiền (MFI)
      -Chỉ số cân bằng khối lượng (OBV)
      ·Chỉ số về xu hướng:
      -Trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD)
      -Chỉ số tín hiệu đảo chiều (P.SAR)
      -Các chỉ số Aroon
      ·Chỉ số về chu kỳ:
      -Dãy số Fibonacci

      Tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta thấy rằng các cách phân loại kể trên, tuy tỷ mỉ và chi tiết nhưng vẫn còn tồn tại vài điểm không thống nhất. Không hề gì vì mục đích cuối cùng là nắm được bản chất và sử dụng. Các bài sau, khi khảo sát “đồ thị giá” và “phân tích các chỉ số” chúng ta sẽ hiểu được cách sử dụng chúng một cách kỹ càng hơn

      SỬ DỤNG:
      ·Chúng ta không nên và cũng không thể sử dụng đồng loạt tất cả các chỉ số kể trên
      Căn cứ vào nhu cầu bản thân, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, tình hình cụ thể của từng thị trường hiện tại, chỉ nên sử dụng vài ba chỉ số phổ biến, thông dụng và chuyên dùng nhất.
      Trong thực tế, việc lạm dụng quá nhiều các chỉ số dễ cho ta một kết quả không đồng nhất, ít nhiều ảnh hưởng tới chiến lược đầu tư.
      ·Công việc quan trọng hàng đầu của nhà đầu tư là phân tích giá, với phương châm: “Theo dõi giá để kiếm lời và dùng các chỉ số đề xác định hay phủ định khuynh hướng giá, qua đó lựa chọn một chiến lược đầu tư hợp lý, phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại”
      ·Đồng thời, luôn lưu ý: “Các tín hiệu giao dịch trên thị trường đều dựa vào giá cả và các chỉ số sẽ cung cấp thêm thông tin cho sự biến động giá cả”
      Vì vậy, có thể coi các chỉ số là kim chỉ nam bổ ích cho các công việc:
      -Nhận định xu hướng thị trường
      -Phân tích sự biến động và đường đi giá cả
      -Tìm thời điểm giao dịch tối ưu( mua, bán, chốt lời, cắt lỗ)
      -Nhận biết các tín hiệu cảnh báo( tăng , giảm, đảo chiều, thoát khỏi thị trường)
      ·Tuy nhiên, đừng quên rằng: “Chỉ số bao giờ cũng chỉ là những công cụ giúp chúng ta:
      -Phân biệt được sự khác nhau trong từng thời điểm của thị trường
      -Phát hiện được những biến cố trong từng giai đoạn khác nhau của thị trường.
      Nếu chúng không cung cấp thêm các thông tin gì hoặc có khá nhiều mâu thuẫn không lý giải được (các chuyên gia PTKT gọi là: tín hiệu không rõ ràng). Dứt khoát từ bỏ ngay để chuyển sang các phương pháp PTKT khác.

      Chu Xuân Lượng
      Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock
      Last edited by nguyenquangminh; 30-09-2009 at 02:47 PM.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình