ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 24/02/2020

PMI sản xuất và dịch vụ trong tháng Hai của Mỹ giảm. Báo cáo sơ bộ về PMI dịch vụ của Mỹ giảm 49.6 và đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm dưới 50 điểm; kết quả này đã phản ánh về triển vọng bất ổn của ngành dịch vụ ở Mỹ. Chỉ số Dow giảm nhưng vàng tăng cao khi niềm tin nhà đầu tư lung lay.

Nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn khi dịch bệnh virus corona chưa kết thúc. Tại cuộc họp G20 vào cuối tuần qua, hầu hết các nhà lãnh đạo đã kêu gọi các ngân hàng trung ương trên thế giới bảo vệ nền kinh tế. Tuy nhiên, lo ngại rủi ro trong tâm lý đầu tư tiếp tục gia tăng khiến thị trường vàng trở thành một trong những công cụ bảo hiểm rủi ro quan trọng. Giá vàng tăng mạnh lên mức cao nhất trong bảy năm trong phiên Á hôm nay còn giá dầu giảm.

Hôm nay, Chủ tịch ECB phát biểu sau khi có kết quả chỉ số môi trường kinh doanh IFO trong tháng Hai của Đức. Các nhà đầu tư đang hy vọng chính sách tiền tệ tích cực đối vời tiền tệ châu Âu. Trong phiên Mỹ tối nay, cần để mắt đến doanh số bán sỉ của Canada và chỉ số hoạt động doanh nghiệp của Fed Dallas. Giá vàng có cơ hội tăng nhưng dầu thì ngược lại do tiền tệ đổ về thị trường vàng trước khi Đức công bố GDP quý IV vào ngày mai. Bên canh đó, doanh số bán lẻ trong tháng Hai của Anh và bài phát biểu của chủ tịch Ngân hàng Anh cũng như chính sách tiền tệ sẽ hạn chế tiền tệ châu Âu tăng.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng
- Thị trường chứng khoán Tokyo đóng cửa
- 15:20 Chủ tịch ECB phát biểu ***
- 16:00 Chỉ số môi trường kinh doanh IFO của Đức ***
- 20:30 Doanh số bán sỉ của Canada **
- 22:30 Chỉ số hoạt động kinh doanh của Fed Dallas ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0850/1.0860
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0800/1.0790

Đức và khu vực châu Âu nhận được kết quả bất ngờ từ PMI sản xuất trong tháng Hai, đồng EUR có thể tăng. Ngoài ra, PMI sản xuất và dịch vụ của Mỹ và chỉ số USD index giảm, đồng EUR tăng so với đồng USD. Thị trường đang theo dõi xem liệu đồng EUR có thể tăng trong chiều nay hay không khi chủ tịch ECB phát biểu và Đức công bố chỉ số môi trường kinh doanh IFO. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự quan trọng là 1.0860.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.29701.2980
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2890/1.2880

PMI sản xuất trong tháng Hai của Anh đánh bại kỳ vọng, PMI sản xuất và dịch vụ giảm, đồng GBP phục hồi. Hiện tại, dữ liệu kinh tế của Mỹ có khả năng yếu kém, chính phủ Anh sẽ chính thức đàm phán thỏa thuận với EU. Nếu EU chấp nhận thỏa thuận Brexit thì đồng GBP tăng.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6630/0.6640
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6590/0.6580

RBA đã công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ và cân nhắc cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Dữ liệu lao động yếu kém của Úc khiến đồng AUD sụt giảm. Cần để mắt đến dữ liệu của Mỹ trong tuần này. Nếu dữ liệu Mỹ tiếp tục yếu thì đồng USD giảm so với đồng AUD.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 111.85/112.05
Ngưỡng hỗ trợ: 111.25/111.15

PMI sản xuất và dịch vụ trong tháng Hai của Mỹ giảm, niềm tin đầu tư lung lay, chỉ số Dow và Nikkei tương lai giảm. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần chú ý đến năm tài khóa của Nhật Bản và để mắt đến rủi ro sụt giảm của đồng USD so với đồng JPY.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3280/1.3290
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3230/1.3220

Giá dầu thô và đồng CAD tăng. Bên cạnh đó, đồng USD phục hồi so với đồng CAD sau khi Canada công bố dữ liệu doanh số bán lẻ yếu kém trong tháng Một. USDCAD có thể kiểm tra mức kháng cự 1.3280 hoặc 1.3290 một lần nữa. Trước đó, thông báo cắt giảm sản lượng của OPEC có thể thúc đẩy giá dầu và đồng CAD. Đồng USD có thể kiểm tra mức 1.3220 so với đồng CAD.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 52.40/52.65
Ngưỡng hỗ trợ: 50.15/49.90

PMI sản xuất của Mỹ giảm đã ảnh hưởng đến giá dầu thô. Giá dầu thô có thể ổn định nếu OPEC cắt giảm lãi suất và tham dự cuộc họp vào ngày 6 tháng Ba. Về mặt kỹ thuật, dầu đã phá vỡ mức hỗ trợ 52.55 USD và có khả năng kiểm tra mức 50 USD, mức kháng cự hiện tại là 52.65 USD.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1679/1681
Ngưỡng hỗ trợ: 1651/1649

Mức lãi suất thấp và nới lỏng chính sách tiền tệ bởi ngân hàng trung ương trên thế giới đã thúc đẩy nhu cầu vàng. Hơn nữa, PMI sản xuất và dịch vụ của Mỹ cũng như chỉ số Dow giảm khi tiền tệ đổ về thị trường vàng. Tuy nhiên, thị trường dự kiến doanh số nhà mới và GDP quý IV của Mỹ có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Mỹ và hạn chế vàng tăng giá. Các nhà đầu tư cần lưu ý đến biến động của giá vàng.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28880/29050
Ngưỡng hỗ trợ: 28545/28380

Chỉ số Dow giảm vì PMI sản xuất và dịch vụ của Mỹ và nền kinh tế toàn cầu sụt giảm. Hiện tại, dữ liệu của Mỹ trong tháng Hai và tâm lý toàn cầu đang tác động đến thị trường. Nếu chỉ số Dow phá vỡ mức kháng cự 28880 thì có thể tăng lên mức kháng cự 29059. Còn nếu chỉ số này phá vỡ mức hỗ trợ 28790 thì cần theo dõi mức hỗ trợ 28545 hoặc 28380.

Theo ông Martin Lam - Chief Analyst of Asia Pacific