Thống kê của Agriseco Research, lạm phát dưới 10% chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp trong khi các kênh đầu tư như Bitcoin và các tiền điện tử mang tính chất đầu cơ và chưa có khung pháp lý hoàn thiện và mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp.
18-06-2022 Kinh tế trưởng MBS: Lạm phát có thể đạt đỉnh trong vài tháng tới, chứng khoán...
TIN MỚI
Lạm phát tăng cao, những nhóm cổ phiếu nào bị ảnh hưởng nhất?
Lạm phát tăng cao, những nhóm cổ phiếu nào bị ảnh hưởng nhất?
VNSmallcap giảm mạnh nhất trong các chỉ số quan trọng, cổ phiếu vốn hóa nhỏ chịu áp lực lớn
VNSmallcap giảm mạnh nhất trong các chỉ số quan trọng, cổ phiếu vốn hóa nhỏ chịu áp lực lớn
Hết thời tiền rẻ: Cổ phiếu công nghệ Việt càng thêm hấp dẫn
Hết thời tiền rẻ: Cổ phiếu công nghệ Việt càng thêm hấp dẫn
Lạm phát đang là tâm điểm của kinh tế thế giới và giới đầu tư toàn cầu do lo ngại những ảnh hưởng lớn đến chính sách điều hành của mỗi quốc gia, về suy thoái kinh tế và dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Các số liệu gần đây cho thấy chỉ số CPI tại Mỹ và các quốc gia EU đang ở mức cao nhất trong 30 năm.

Tại Việt Nam, lạm phát đang có những dấu hiệu gia tăng. Với nền kinh tế mở và chịu tác động từ những yếu tố "chi phí đẩy" và "cầu kéo" thì áp lực lạm phát giai đoạn tới có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Trong báo cáo Tác động của lạm phát tới thị trường chứng khoán, Agriseco Research đưa ra cái nhìn tổng quan trên bình diện quốc tế và Việt Nam.

Mức lạm phát Việt Nam dưới 10% chưa đáng lo ngại

Dưới góc nhìn tác động của lạm phát đến thị trường quốc tế, dựa trên nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lạm phát tăng cao sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trên sàn giảm đi. Tuy nhiên, lạm phát duy trì ở mức vừa phải lại là dấu hiệu tốt cho cổ phiếu vì nó có xu hướng gắn liền với tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận tăng và giá cổ phiếu cũng mang lại tỷ suất cao. Agriseco Research đưa ra dẫn chứng từ nghiên cứu của Schroders và Investopedia, chỉ ra các chỉ số chứng khoán của Mỹ như MSCI Mỹ và S&P500 mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất khi lạm phát từ 2% đến 3%.

Agriseco Research: Thống kê từ năm 2000, lạm phát dưới 10% thì chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp nhất - Ảnh 1.
Theo thống kê của Agriseco Research từ diễn biến trong quá khứ, lạm phát tăng chưa chắc đã làm giảm giá chứng khoán mà lạm phát tăng mức độ vừa phải lại là điều tốt cho nền kinh tế. Cụ thể, thống kê chỉ số S&P500 trong 50 năm trở lại đây, chỉ số S&P500 tăng trưởng với tỷ suất cao khi lạm phát ở mức 2-3%. Ngược lại, lạm phát tăng sốc từ 3% trở lên, chỉ số S&P500 ghi nhận mức giảm mạnh trung bình 10%/năm. Điển hình là giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 khiến lạm phát vượt ngưỡng 10%, chỉ số S&P500 đã sụp đổ với mức giảm lần lượt 17,3% và 29,7% trong 2 năm 1973 và 1974.

Agriseco Research: Thống kê từ năm 2000, lạm phát dưới 10% thì chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp nhất - Ảnh 2.
Tại Việt Nam, đội ngũ phân tích cho rằng mức lạm phát dưới 10% vẫn chưa đáng lo ngại. Theo Agriseco Research thống kê trong 22 năm kể từ năm 2000, trong môi trường lạm phát dưới 5%, chỉ số VN-Index ghi nhận mức sinh lời 1,8%/tháng. Lạm phát từ 5 - 10% sẽ mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất. Cụ thể, kinh tế Việt Nam đã trải qua 81 tháng có mức CPI từ 5- 10%, trong các tháng này VN–Index tăng trưởng trung bình 2,71%/tháng – cao nhất so với các mức độ lạm phát khác.

Agriseco Research: Thống kê từ năm 2000, lạm phát dưới 10% thì chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp nhất - Ảnh 3.
Chuyên gia phân tích đánh giá thị trường chứng khoán vẫn có thể tăng trưởng trong điều kiện lạm phát tăng cao. Cụ thể, mức lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp so với giai đoạn 2017 – 2020, CPI tháng 5/2022 tăng 2,86% so với cùng kỳ. Hiện có nhiều lo ngại về giá xăng dầu và nhu cầu hồi phục sau đại dịch sẽ gia tăng áp lực lạm phát trong nửa cuối năm.

"Chúng tôi đánh giá lạm phát có thể tăng vượt mục tiêu 4% của Chính phủ trong thời gian tới, tuy nhiên nếu lạm phát tăng ở ngưỡng cho phép dưới 10% thì chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hợp lý, nhất là trong bối cảnh GDP vẫn tiếp tục tăng trưởng. Quan sát dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2022 – 2023 của các tổ chức lớn như ADB, IMF, WorldBank đều nhận định đều cho rằng GDP Việt Nam tăng trưởng trong khoảng 6 – 7%, lạm phát quanh ngưỡng 3 - 5%. Điều này là động lực quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới", báo cáo phân tích Agriseco Research chỉ rõ.

Agriseco Research: Thống kê từ năm 2000, lạm phát dưới 10% thì chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp nhất - Ảnh 4.
Tuy nhiên, đơn vị phân tích cũng nhấn mạnh rủi ro cao với thị trường chứng khoán nếu lạm phát vượt quá 10%. Bởi khi lạm phát tăng tốc vọt lên trên vùng 2 chữ số, chứng khoán thường lao dốc rất mạnh và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Thống kê cho thấy VNIndex đã trải qua 37 tháng có mức lạm phát cao hơn 10%. Tỷ suất thị trường giai đoạn này sụt giảm tới 2,83%/tháng. Đặc biệt hơn có những tháng giảm rất mạnh trên 20%/tháng như các tháng trong giai đoạn 2008-2009.

Cổ phiếu vẫn là kênh đầu tư phù hợp trong chu kỳ lạm phát

Trong suốt chiều dài lịch sử, cổ phiếu vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hàng đầu để phòng tránh lạm phát. Theo cuộc khảo sát của JP Morgan, cổ phiếu là nhóm chống lạm phát hiệu quả thứ hai, sau nhóm hàng hóa. Nhiều tổ chức nghiên cứu lớn khác cũng có các kết quả tương tự. Bloomberg thống kê Vàng không phải là kênh đầu tư hấp dẫn trong môi trường lạm phát khi tỷ suất sinh lời của kênh tài sản này thấp hơn nhiều so với chỉ số S&P500 và giá cả hàng hóa cơ bản như Dầu, Kim loại, mặt hàng nông sản.

Thống kê của Agriseco Research, lạm phát dưới 10% chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp. Lạm phát xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong đà tăng trưởng thường vẫn là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. Các kênh đầu tư như Bitcoin và các tiền điện tử mang tính chất đầu cơ và chưa có khung pháp lý hoàn thiện; trong khi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp.