Trong tháng 9 này thị trường sẽ đón nhận kỳ Review tiếp theo của 2 quỹ ETF ngoại là FTSE Việt Nam và Vanneck. Với quy mô thị trường và thanh khoản lớn hơn trong những năm gần đây, hoạt động review của các quỹ này đã không còn có những tác động quá lớn đến thị trường .
Tuy nhiên, những biến động sau các đợt review này luôn là 1 ẩn số thú vị. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin đưa 1 góc nhìn cụ thể hơn cho những tác động này cũng như phân tích thêm các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thị trường.

1. Lịch Review của các quỹ ETF ngoại trong tháng 9
Vaneck Vectors Vietnam (VNM): Tuần thứ 3 của tháng 3, 6, 9, 12
FTSE Vietnam: Thứ 6 của tuần thứ 3 của tháng 3, 6, 9, 12

2. Ảnh hưởng của kỳ review ETF đến thị trường Việt Nam
Từ trước năm 2016, khi vốn hóa và thanh khoản thị trường thấp (dưới 1000 tỷ/ngày). Hoạt động review danh mục của các quỹ ETF ngoại, thường có những tác động lớn đến thị trường tạo ra những nhịp điều chỉnh chung khi lực cung quá lớn và lực cầu chung từ thị trường không đủ lớn để cân bằng. Dẫn đến những tác mạnh lên từng cổ phiếu nằm trong mục được review.

Tuy vậy, từ sau năm 2016 đến những năm gần đây, khi quy mô vốn hóa thị trường tăng lên. AUM (Asset Under Management) của riêng từng quỹ tại thời điểm hiện tại đã không còn đủ lớn để chiếm tỷ trọng quá chênh lệch. Giúp cán cân cung cầu trở nên cân bằng hơn trong các đợt rieview, khi có sự tham gia từ các nhà đâu tư tổ chức và cá nhân khác trên thị trường. Vì vậy, thị trường đã ít bị biến động mạnh trong các kỳ review của Vaneck và FTSE trong các năm gần đây.

Ở một diễn biến khác, thị trường đang cho thấy những bằng chứng về việc tiếp tục duy trì xu hướng chính của mình sau các đợt review của ETF. Cụ thể khi chúng ta nhìn vào các đợt review ETF gần đây đang cho thấy những diễn biến tiếp tục cùng pha với xu hướng hiện tại của chính nó.

3. Các yếu tố cùng tác động đến thị trường, bên cạnh đợt review ETF
Nền tảng kỹ thuật: Hiện tại thị trường đã cho những tín hiệu phục hồi trở lại hướng về mốc MA200 sau chuỗi giảm điểm kéo dài và tạo mô hình 2 đáy, với nền thanh khoản tốt hơn rất nhiều thể lực dòng tiền đang quay trở lại. Các tín hiệu phân kỳ dương của MACD với nền giá cao hơn, vẫn đang củng cố xu hướng phục hồi bền vững.

Ẩn số dòng vốn ngoại: Tầm quan trọng của dòng vốn ngoại cho thị trường Việt Nam là điều không cần tranh cãi. Vì vậy, diễn biến hoạt động của dòng vốn này, luôn có những tác động lan tỏa tích cực cũng như tạo ra nền tâm lý hứng khởi cho thị trường. Với diễn biến hiện nay của dòng tiền ngoại, đang cho thấy những tín hiệu khởi sắc hơn sau chuỗi bán ròng mạnh mẽ trước đây. Khi áp lực bán đã giảm mạnh qua 2 tháng 7,8. Tích cực hơn, trong nửa đầu tháng 9/2018, đã ghi nhận xu hướng mua ròng xuất hiện sau chuỗi bán ròng vừa qua.

Ở 1 góc nhìn khác, xu hướng mua ròng của quỹ nội ETF VFVN30 liên tiếp được ghi nhận qua các tháng 7,8,9 và đang có xu hướng tăng dần. Một phần nào đó đã tạo ra mốc tham chiếu hữu ích cho các nhà đầu tư nội.

Kết quả chiến tranh thương mai sẽ có tác động lớn đến diễn biến chung của thị trường. Tuy nhiên, khả năng kịch bản, chiến tranh trong dài hạn là không cao, do thiệt hại về kinh tế cho cả hai bên là rất lớn và không có được lợi ích thực tế.

Fed nâng lãi suất: sẽ có những tác động nhất định lên diễn biến của đồng Đô La Mỹ, gây tác động lên tỷ giá. Tuy nhiên, hoạt động nâng lãi suất đã được dự báo từ trước và điều hành của ngân hàng nhà nước đang tạo bướt đệm ổn định cho tỷ giá.

4. Nhận định
Nhìn chung, các đợt review ETF ngoại gần đây đang cho thấy tác động là không quá lớn khi lực cầu nội đang khá là cân xứng. Ngoài ra, diễn biến xu hướng chung của thị trường thường sẽ tiếp tục xu hướng chính của mình sau các đợt review này. Vì vây, các yếu tố khác nên cần được xem xét thêm trường trong đợt review này. Đây sẽ là những biến sô ẩn, có tác động mạnh hơn lên chỉ số.

Với kịch bản tích cực. Kịch bản Mỹ - Trung có thỏa thuận thương mại tốt, việc nâng lãi suất sẽ không có tác động quá lớn, vì đã được dự báo trước. Thị trường sẽ tiếp tục chinh phục trở lại mốc 1,045 điểm trong tháng 9,10. Ở đây, chúng ta có thể sẽ có chiến lược giao dịch:
• Theo chiến lược đà tăng trưởng của HSC
• Nhóm ngành được hưởng lời từ chu kỳ kinh tế: Ngân hàng (VCB, ACB, MBB..) bán lẻ (MWG, PNJ..), chứng khoán (SSI, HCM, VCI…)
• Hưởng lợi từ chiến tranh thương mại giảm .
• Nhóm ngành thoái vốn.

Trong kịch bản xấu hơn, Mỹ - Trung không tìm được tiếng nói chung và việc Fed nâng lãi sẽ đưa tác động lan tỏa xấu hơn cho thị trường. Thi trường có thể rơi trở lại xu hướng giảm điểm. Chiến lược giao dịch phù hợp nhất là giảm tỷ trọng các cổ phiếu trong kịch bản này.

Nguồn: https://online.hsc.com.vn/tin-tuc/t...an-viet-nam-va-nhung-an-so-tac-dong-khac.html