Ngày mai, VN-Index bị kháng cự mạnh bởi MA14, MA20 tại mức 455, tuy nhiên trước đó VN-Index cần phải vượt qua Fibonacci 38,2 tại mức 450.


Phân tích kỹ thuật: Đóng vai trò quan trọng cho VN-Index đóng cửa tăng 3,4 điểm cuối phiên là sự tăng giá trở lại của nhóm penny có lịch sử tăng nóng và hai mã blue-chip MSNVIC. Hiện tại VN-Index vẫn nằm trong kênh đi ngang được hình thành từ đầu tháng 9 (440-465), đây là một kênh khá vững khó phá vỡ. Ba phiên tăng điểm nhẹ vừa rồi là sự hoàn bù giá trị cho quá trình giảm từ 460 đến 440 và sự hoàn bù này có thể sẽ kết thúc vào phiên ngày mai. Hiện tại thì mô hình ba đáy đang tác động vào vận động của VN-Index, tuy nhiên do đợt giảm giá từ 460-440 không nhiều nên sức bật của VN-Index chỉ có thể đến 450, vậy để VN-Index tiếp tục đi lên thì cần có sự khơi thông của dòng tiền, làm được điều này thì cần có các tín hiệu tích cực từ thông tin vĩ mô. Ngày mai, VN-Index bị kháng cự mạnh bởi MA14, MA20 tại mức 455, tuy nhiên trước đó VN-Index cần phải vượt qua Fibonacci 38,2 tại mức 450. Vũng 440-445 vẫn là vùng hỗ trợ mạnh cho phiên ngày mai.



Nhận định xu hướng: Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầu tuần thành công với sự tăng điểm của cả hai chỉ số. Cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục thúc đẩy sự tăng điểm của thị trường ở giữa phiên nhưng nhìn vào số cổ phiếu tăng có thể thấy có tới trên 60% cổ phiếu tại sàn HOSE tăng điểm tại thời điểm đóng cửa. Như vậy đã có sự khác biệt về động lực tăng điểm của thị trường so với các phiên trong tuần trước và đây là tín hiệu rất tích cực của thị trường. Tuy nhiên, thanh khoản chưa cải thiện nên nhà đầu tư vẫn cần theo dõi hiện tượng này ở những phiên giao dịch tiếp theo. Xác suất thị trường biến động trong biên độ hẹp ở phiên giao dịch ngày mai khá cao. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng việc đầu tư lướt sóng ngắn hạn trong giai đoạn hiện nay vẫn khá rủi ro. Do đó nhà đầu tư chỉ nên lựa chọn các cổ phiếu có chỉ tiêu tài chính tốt để lựa chọn đầu tư trong trung đến dài hạn.