Ai cũng biết là khi vùng đỉnh kháng cự ngang bị phá vỡ từ dưới lên thì ta nên mua vì giá sẽ có khả năng tăng tiếp, nhưng để giao dịch được 1 cách chuẩn xác và vào lệnh sao cho có xác suất cao nhất thì không hề đơn giản. Sẽ có nhiều trường hợp giá sau khi phá vỡ rồi quay ngược trở lại dưới kháng cự, hay phá vỡ nhanh quá không vào kịp.

Nhận diện vùng đỉnh kháng cự ngang
Vùng đỉnh kháng cự ngang là 1 vùng kháng cự mà tại đó giá bị mắc kẹt ngay bên dưới, nó cho thấy phe mua và phe bán đang tạm thời đồng thuận với nhau tại cùng một mức giá. Một khi phe mua chấp nhận mua tại mức giá cao hơn mức kháng cự đó và đẩy giá vượt lên trên, ta coi đó là 1 cú phá vỡ.


Giao dịch vùng đỉnh kháng cự ngang được sử dụng rất nhiều bởi các breakout trader, hoặc các trader vào lệnh dài hạn khi 1 vùng đỉnh kéo dài bị phá vỡ. Một vài day trader cũng tận dụng cú phá vỡ này để ăn các con sóng ngắn hạn trong ngày, nhưng bối cảnh phù hợp hơn vẫn là các swing hoặc position trader vào lệnh khi 1 kháng cự dài hạn bị phá vỡ.

Vùng đỉnh kháng cự ngang có thể trông rất giống cạnh trên của 1 vùng đi ngang tích luỹ kéo dài, tuy nhiên bối cảnh là hoàn toàn khác biệt: vùng đỉnh kháng cự ngang sẽ tạo ra cú phá vỡ tạo ra đỉnh mới (thậm chí đỉnh cao nhất mọi thời đại), trong khi cú phá vỡ khỏi vùng tích luỹ thường chỉ khiến đảo chiều xu hướng sang tăng.

Một cú phá vỡ tạo ra 1 đỉnh cao mới có thể khiến giá tăng rất nhanh và mạnh, đặc biệt với những cổ phiếu tăng trưởng. Với dạng phá vỡ đặc biệt này, phe mua và bán đã đồng thuận chấp nhận giao dịch ở 1 mức giá cao mới sau 1 thời gian (dài) giao dịch tại cùng 1 mức giá. Khi đó mức giá giao dịch có thể được đẩy lên rất cao, bởi nguồn cung tại các mức cao đó rất thấp hoặc dường như không có.

Trong mô hình này, vùng đỉnh kháng cự này trở thành 1 hỗ trợ mới, bởi những người chưa mua được trước đó có thể mua lại với cơ hội thứ hai. Khi phần lớn những người mua trước đó đã có lợi nhuận và có ít áp lực bán phía trên, giá sẽ tăng tiếp.


Một cú phá vỡ tạo ra 1 đỉnh cao mới có thể khiến giá tăng rất nhanh và mạnh, đặc biệt với những cổ phiếu tăng trưởng. Với dạng phá vỡ đặc biệt này, phe mua và bán đã đồng thuận chấp nhận giao dịch ở 1 mức giá cao mới sau 1 thời gian (dài) giao dịch tại cùng 1 mức giá. Khi đó mức giá giao dịch có thể được đẩy lên rất cao, bởi nguồn cung tại các mức cao đó rất thấp hoặc dường như không có.

Trong mô hình này, vùng đỉnh kháng cự này trở thành 1 hỗ trợ mới, bởi những người chưa mua được trước đó có thể mua lại với cơ hội thứ hai. Khi phần lớn những người mua trước đó đã có lợi nhuận và có ít áp lực bán phía trên, giá sẽ tăng tiếp.


Giao dịch vùng đỉnh kháng cự ngang – Cách vào lệnh
tuyet-chieu-giao-dich-khi-gia-pha-vo-vung-dinh-khang-cu-ngang-4

Mô hình đỉnh kháng cự ngang hình thành 1 range giá hẹp như trên biểu đồ $GLD. Giá nằm tại vùng 165-157 trong vòng khoảng 2 tháng, và vùng đỉnh kháng cự ngang nằm tại 165, được giá chạm rất nhiều lần nhưng chưa bị phá vỡ. Khi giá phá vỡ và đóng cửa phía trên 165, ta xác nhận có tín hiệu mua.

Mô hình có thể kéo dài và phải có ít nhất 3 lần chạm bật của giá mới được gọi là 1 đỉnh kháng cự ngang. Cú phá vỡ phải đóng cửa và GIỮ ĐƯỢC phía trên kháng cự mới gọi là hợp lệ.

Cách vào lệnh: sau phá vỡ, ta chờ xem giá có giữ được tại mức đó hay không, nếu được thì entry buy. Chốt lời quanh các vùng số tròn phía trên hoặc bằng cách đo mục tiêu.

Xem thêm:

Các Sai Lầm Trong Quản Lý Vốn Giao Dịch