Các anh chị nghỉ thử xem!!!


Khi các tập đoàn lớn thành lập ngân hàng


Tập đoàn cần vốn thì huy động nhờ vào ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay với lãi suất thấp. Lợi nhuận đem về nhờ ngân hàng tư vấn đầu tư.


Ngân hàng dựa vào thương hiệu của tập đoàn mà huy động vốn dể dàng..........


Với mô hình như vậy giữa nền kinh tế sản xuất và nền kinh tếtài chính có sự hỗ trợ cả hai chiều, mô hình này cho thấy sự bền vững của nó, với mô hình này được nhân rộng thì ===>...........==>TTCK có thể phát triển bền vững!


Các bác và em cùng quay ngược thời gian!!!


Chắc hẳn mấy bác không quên sự kiện khủng hoảng châu Á năm 1997, chính sách tiền tệđa số các quốc gia châu Áhầu như bị tê liệt, ở đây em chỉ nói nguyên nhân: tăng trưởng đi đôi với lạm phát và với hệ thống tỷ giá cố định của các QG châu Á, Ngoài ra còn một lý do mà chắc hẳn các bác quan tâm: đó là ===> các nhà đầu cơ.


Họ nhìn thấy được sự tiềm ẩn tính bất ổn đằng sau tăng trưởng kinh tế nóng, họ liên tục đi vay các đồng tiền ở châu Á như: Baht, Rup, JPY,... sau đó, chuyển đổi sang USD gởi vào Ngân hàng Trung ương Mỹ. Các hành động như thế cứ tiếp tục.... Áp lực thị trường quá mạnh làm cho ngân hàng không cầm cự nổi với hệ thống tỷ giá cố định khi đồng Baht và các đồng tiền khác liên tục tăng giá===> cuối cùng, Ngân hàng trung ương củacác quốc gia đành phải thả nổi đồng tiền,........chuyện gì xảy ra sau đó???


Các nhà đầu tư họ ồ ạt rút vốn ra khỏi Thái Lan, cung đồng BAht tràn ngập trên thị trường,Baht giảm liên tục và thêm vào đó+ thời điểm mà lạm phát bùng nố, đồng tiền các quốc gia châu Á giảm từ 30 - 50%, lúc này các nhà đầu cơ họ lại rút tiền từ ngân hàng Trung ương Mỹ đổi ra đồng Baht, kết quả các nhà đầu cơ mang về cho mình một mức lợinhuận khổng lồ.


Trong các quốc gia chịu khủng hoảng tài chính năm 1997, Nhật Bản là một trong những nước hồi phục nhanh nhất. Các bác cá biết tại sao hông? Tại sao mà một nhà đầu cơ số một SOROS lại từ bỏ hơn 15 triệu USD vậy?


Hệ thống ngân hàng Nhật Bản được sự hậu thuẩn rất lớn từ phía sau đó là các tập đoàn với thương hiệu toàn cầu như Mitsubishi...Với tiềm lực tài chính của mình các tập đoàn này đã bình ổn được tổn thất của các ngân hàng, ===> Nhật Bản nhanh chóng phục hồi. Soros thừa nhần rằng đây là một sai làm của ông trong lần đầu cơ này và ông đã quay đầu vì nhận ra rằng mình có thể đánh thắng nền kinh tế tài chính nhưng mình không thể đánh thắng nền kinh tế sản xuất.


Nhìn lại, TTCK hiện nay có thể là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà đầu tư, một thị trường mới như VN chúng ta thì các nhà đầu cơ hàng đầu trên thế giới chắc không bỏ qua cơ hội khi mà những nhà đầu tư của chúng ta hoặc là đầu tư với quy mô nhỏ hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, đương nhiên VN cũng có những nhà đầu tư chuyên nghiệp.


Sắp tới đây một loạt các ngân hàng chuẩn bị IPO, trước mắt VCB. Hệ thống ngân hàng của VN là nơi tập trung tiềm lực tài chính của QG.


Ý em muốn nói ở đây, Ngân hàng cần có một hệ thốnglàm Mạnh Thường Quân, hiện nay nếu ngân hàng trung ương gặp điều gì bất trắc thì NHNN đứng đằng sau "cứu trợ" nhưng liệu có tốt hay không???


Nảy giờ em chỉ muốn nói: Tập đoàn đứng đằng sau làm mạnh thường quân cho các ngân hàng thì cho dù biến động như thế nào của nền kinh tế thì các ngân hàng vẫn có thể đứng vững và phát triển! Ngân hàng Phát triển thì TTCK VN cũng phát triển, đúng hông các Bác!!??


Vậy thì Tập Đoàn có nên thành lập ngân hàng hay không???


Xin các Bác chỉ giáo tí nha!!!