(ĐTCK-online)
Cũng bắt đầu như bao chỉ số thị trường khác, VN-Index đã khởi đầu với
100 điểm vào ngày 28/7/2000, một số năm khai sinh rất đẹp. Với sự lạ
lẫm và nhiệt huyết, chỉ chưa đầy 1 năm sau, nó đã tăng lên tới đỉnh tại
571 điểm (gấp gần 6 lần!). Lúc này, với 1 vài cú phanh gấp, VN-Index đã
bị dội 1 gáo nước lạnh, để rồi sau đó bước vào 1 thời kỳ suy thoái kéo
dài hơn 2 năm sau, giảm xuống còn 130,9 điểm, chỉ cách điểm khởi đầu
hơn 30 điểm!






Vào
những tháng cuối cùng của năm 2003, VNI-Index đã mở ra 1 đợt tăng mạnh
lên 279,7 điểm (100%) vào ngày 1/4/2004. Sau sự phát triển ngoan mục
đó, 1 số nhà đầu tư kinh nghiệm đã mơ hồ mường tượng về 1 thời kỳ mới
của VN-Index. Mặc dù họ đã đúng, nhưng đã phải đợi khá lâu (cho tới tận
tháng 8/2005) để thấy được điều đó. Từ đỉnh ngắn hạn 279,7 điểm,
VN-Index đã rơi trở về mức 213,7 điểm vào ngày 9/8 cùng năm đó, một sự
hiệu chỉnh vừa phải (hơn 40%), sau đó bước vào quá trình hình thành nên
1 cái đáy lòng máng, tiền đề báo hiệu cho 1 đợt tăng vô cùng dữ dội sau
này, trong phân tích kỹ thuật, người ta gọi là “rounding-bottom”.



điều gì đến đã phải đến, vào tháng 9/2005, VN-Index đã vượt qua cái
đỉnh ngắn hạn cũ 279,7 điểm để rồi đạt tới 1 cái đỉnh ngắn hạn mới
322,5 điểm vào ngày 3/11/2005. Từ đây, những người theo học thuyết Dow
đã có cơ sở để nói đến 1 thị trường tăng giá mới “bull market”. Từ ngày
3/11/2005 cho đến ngày 6/2/2006, VN-Index lại bước vào 1 giai đoạn củng
cố ngắn hạn, tạo nên 1 mô hình tam giác “cờ đuôi nheo” đặc trưng, và đã
break-out ra khỏi mô hình đó vào ngày 7/2/2006, đánh dấu cho đợt tăng
phi mã lịch sử sau Tết Bính Tuất, 1 đợt tăng gây sự chú ý nhiều nhất
đối với xã hội từ trước đến nay. Và vào ngày 25/4/2006, VN-Index đã
đóng cửa tại 632,69 điểm, vượt qua đỉnh 571 điểm của năm 2001; cũng tại
mốc này, những người theo thuyết Dow lại có cơ sở để nói đến 1 thị
trường tăng giá “bull market” trong dài hạn.


Từ
ngày 26/4/2006, VN-Index đi vào 1 đợt hiệu chỉnh sâu không thể tránh
khỏi với thời gian gần 3 tháng, để vào ngày 2/8/2006 đóng cửa tại 399,8
điểm. Nếu tính gốc trend tại 247,35 điểm vào ngày 18/8/2005, tới đỉnh
tại 632,69, thì 399,8 điểm xấp xỉ mức Fibonaci 61,8%. Ở đây, VNI cũng
đã gặp được đường hỗ trợ trendline số 2, tạo ra 1 cái đáy hình chữ V
kinh điển. Một sự hiệu chỉnh ngoạn mục nhưng hoàn toàn có thể lường
trước được! Bắt đầu 1 giai đoạn tăng giá mới cho đến đầu năm 2007, thời
kỳ mà rất nhiều người trong số các bạn đã tham gia, đã được nếm thử cái
dư vị ngọt ngào và cay đắng của nó cho đến tận bây giờ.


Đợt
tăng này bắt đầu kể từ sự bật lên của VN-Index khi chạm vào đường
trendline số 2, có 1 đợt hiệu chỉnh ngắn trong tháng 10. Đầu tháng
11/2006, dựa vào tin Việt Nam gia nhập WTO, VN-Index đã nhanh chóng lấy
lại uptrend cũ, tăng liên tục trong 5 tháng để đạt tới đỉnh tăng trưởng
kỷ lục, đóng cửa tại 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, một cái đỉnh sẽ
còn được nhắc tới rất nhiều.


Từ
đỉnh thị trường đầu năm Đinh Hợi, những nhà kỹ thuật lại chờ đợi 1 đợt
hiệu chỉnh mà ban đầu họ cho là sẽ bình thường, nhưng mọi chuyện đã
khác. Kể từ mốc 1.170 điểm, VN-Index rơi xuống mức điểm 905,5, gặp
đường trendline số 4, mở ra 1 đợt tăng mới vào tháng 5/2007. Đợt tăng
đã dừng lại tại 1.113,19, ngay dưới đáy của mô hình phân phối nhỏ đầu
năm 2007. Một hành động làm chán nản các nhà đầu tư nhiều mơ mộng,
nhưng không bất ngờ đối với những trader kỹ thuật. Một “bear market”
nhỏ đã kéo dài cho đến tháng 8/2007; tại đây, VN-Index đã test đáy
thành công và tạo ra 1 cái đáy nhỏ, đi lên 1 lần nữa để gặp trở lại
đường trendline số 4, hình thành nên 1 cái “đỉnh tròn” nhỏ, mà nhiều
trader lầm tưởng nó là 1 cái “cờ bull”, họ hy vọng và gọi nó với 1 cái
tên khá kêu: “lá cờ tung bay”. Cái được gọi là “lá cờ tung bay” đó đã
gẫy, break-down vào ngày 29/10/2007, đánh dấu cho 1 đợt bán tháo kèm
theo sự hoảng loạn, cộng hưởng với đợt sell-off của thị trường Mỹ cùng
thời điểm đó với những vấn đề của thị trường tài chính, và kéo dài cho
đến tận ngày hôm nay. Trong mô hình “cờ” đó, khối lượng giao dịch đã
duy trì ở mức kỷ lục trong gần 1 tháng, báo hiệu những đặc điểm của 1
giai đoạn phân phối cuối cùng cho những trader, và những trader gan lỳ
nhất cũng phải lui quân khi cái ngày break-down xảy ra; và như để an
ủi, 3 ngày sau VNI pull-back nhẹ lại cái “cờ” đó, cung cấp những cơ hội
rút lui cuối cùng cho các trader lão luyện, để lại ở đó những người mà
cho đến nay, có khi cũng chưa hiểu điều gì đã xảy ra, họ bị tê liệt
trong niềm hy vọng “vô bờ”, trong sự uốn lượn tuyệt đẹp của VN-Index
xung quanh đường trendline số 4!


Kể
từ đỉnh tăng trưởng đầu năm 2007 cho tới ngày 14/1/08, VN-Index đã hình
thành nên một mô hình củng cố dạng “cờ lớn - big flag”, nói chính xác
hơn là 1 mô hình đáy chữ W “thất bại”. Vào ngày 15/1/08, VN-Index đã
break-down nhẹ ra khỏi đáy của “big flag” đó, giật lại nhẹ kỹ thuật
trong 1 vài ngày sau, và chính thức xác nhận mô hình tạo đỉnh vào ngày
22/1/08, khi rơi mạnh xuống 1 lần nữa. Vào lúc này, những nhà “kỹ
thuật” đã nhận ra rõ ràng rằng, 1 thị trường giảm giá mới (bear market)
đã chính thức bắt đầu. VN-Index đã đạt 1 cái đáy ngắn hạn vào ngày 24/1
tại 764,13 điểm, bẻ gẫy đường trendline số 2. Sau đó từ ngày 25/1/08,
VN-Index đã pull-back khá mạnh và nhanh trở lại mô hình đỉnh “cờ lớn” 1
lần nữa, lên tới 859,62 điểm vào ngày 1/2/08 (gặp đường kháng cự
trendline số 1 trên đồ thị 2), và… nghỉ Tết. Quá trình này đã được
khoanh tròn trên đồ thị bằng 1 vòng tròn đỏ, 1 đợt corection khá mạnh
trong downtrend đã được tiên đoán từ lâu, khi VN-Index đi tới khu vực
của đường trung tuyến số 5, gặp support mạnh, pull-back trở lại đường
trendline số 2, một cơ hội tuyệt vời cho những người chưa cut-loss,
những ai đã cut-loss ở đây trong số các bạn? Đây cũng là 1 cơ hội tuyệt
vời cho những sát thủ lướt T+4, những sát thủ bắt dao suất sắc do cơ
chế của thị trường chứng khoán Việt Nam tạo ra!


Như
dự đoán của những trader dày dạn, sau Tết Nguyên đan là 1 đợt sell-off
dốc đứng bắt đầu và cho đến ngày 3/3/2008, VN-Index đã đóng cửa tại
635,24 điểm, mất hơn 200 điểm, kể từ đỉnh 859,62, bài học cut-loss là
vô cùng cay đắng đối với những ai đã bước vào con đường “trade”.


Vào
thời điểm lúc này, VN-Index hiện đang nằm gần đường hỗ trợ dài hạn
trendline số 1. Cách ngưỡng fibo 50%, và cũng không xa đường trendline
số 3. Cái target-price của mô hình “cờ lớn” cũng đã được hoàn thành.
Ngưỡng cuối cùng để cho người ta nhìn nhận đây vẫn là 1 bull-market
trong dài hạn. Một khi trendline số 1 bị gẫy, VN-Index sẽ hầu như chắc
chắn bật lên từ ngưỡng support 530 điểm, nhưng lúc này cơ hội để
VN-Index lấy lại những gì đã mất là vô cùng khó; nếu thời điểm hiện
tại, những nhà điều hành thị trường Việt Nam biết nhân cơ hội này đưa
ra những hình thức hỗ trợ thì một thị trường tăng giá “bull-market” của
chúng ta sẽ được cứu thoát để tăng trưởng mạnh mẽ 1 lần nữa. Nếu không,
có lẽ phải tính đến khả năng lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn
trong “Bear-market” sẽ gian nan hơn nhiều…!

.Nguyễn Duy Hùng