#1. Đặt Stop loss quá gần
Việc lựa chọn cách đặt Stop loss gần giúp tôi thua lỗ ít hơn trong mỗi giao dịch, nhưng nó khiến tôi dính Stop loss nhiều hơn bình thường.

Không ít lần tôi lâm vào tình cảnh “oái oăm”, giá vừa chạy qua Stop loss là quay đầu chạy thẳng đến Take profit luôn, tôi tự nhủ “Chuyện quái quỷ gì vậy? Chả lẽ thị trường có mắt?”.

Chúng ta biết rằng thị trường luôn luôn chuyển động lên xuống liên tục tạo thành những con sóng. Việc xác định đúng xu hướng thị trường nhưng đặt Stop loss quá gần khiến bạn chịu một thua lỗ trước khi thị trường mang lại lợi nhuận cho bạn.

Vì vậy, chúng ta cần đặt Stop loss đủ để tạo “không gian” cho những con sóng nhỏ dao động trước khi giá chạy đến điểm chốt lời.

#2. Đặt Stop loss quá xa
Việc đặt Stop loss quá xa mang lại cho tôi cảm giác an tâm rằng khó dính Stop loss hơn. Điều này đúng, tuy nhiên việc đặt Stop loss quá xa làm tài khoản tôi thua lỗ nhiều hơn mỗi lần dính Stop loss.

Sau này, tôi nhận ra một điều:

“khi chiến lược đã sai thì Stop loss xa bao nhiêu cũng không đủ”.

Một điều nữa, việc đặt Stop loss quá xa sẽ khiến cho bạn rất khó để có một tỷ lệ Risk:Reward( tỉ lệ lãi lỗ) tốt bởi nó sẽ cần đến một hệ thống giao dịch tốt và sự kiên nhẫn khủng khiếp từ bạn.

Và khi “tỷ lệ Risk:Reward không đủ tốt, lẽ dĩ nhiên bạn sẽ rất khó kiếm được lợi nhuận trong dài hạn.

#3. Dời và Thả Stop loss
Thời điểm đầu sử dụng Stoploss, mỗi khi thị trường chạy ngược hướng với giao dịch của mình, tôi vẫn thường dở một thói xấu đó là DỜI Stop loss ra xa và đôi lúc là THẢ luôn Stop loss.

Hành động thả Stop loss này chẳng khác gì việc giao dịch không có Stop loss như đã nói phía trên. Hậu quả của việc không đặt Stop loss là gì thì đối với việc thả stop loss cũng y như vậy.

Nếu bạn đã giao dịch và thường xuyên dời Stop loss như tôi trước đây, chắc bạn cũng nhiều lần cảm thấy hoang mang vì “dời Stop loss bao nhiêu thì giá chạy theo Stop loss bấy nhiêu, cho đến tận lúc cháy tài khoản”.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này??

Giả sử bạn đang có 1 lệnh BUY tại điểm A và đặt Stop loss tại điểm B. Hiện tại, giá đang di chuyển mạnh về điểm B và gần chạm Stop loss của bạn.

Câu hỏi dành cho bạn là:

“Nếu bạn chưa có lệnh BUY tại điểm A đó thì bạn có quyết định BUY khi giá về tại điểm B mà bạn đã đặt Stop loss không?”.

Nếu câu trả lời là KHÔNG thì nguyên do gì bạn lại hy vọng việc dời hoặc thả Stop loss sẽ mang lại kết quả khả quan cho bạn?

Rõ ràng khi giá về qua điểm Stop loss mà bạn đã đặt thì mọi phân tích cho kịch bản thị trường ban đầu đã bị phá hủy, vì vậy không có lý do gì để bạn tiếp tục giữ kịch bản này cho một tập phim khác.

Những hành động sai đối với việc đặt Stop loss xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân #1: Chưa có chiến lược giao dịch tốt nên chưa xác định được điểm vào lệnh và Stop loss tối ưu. Bạn cần rèn luyện thêm kỹ năng giao dịch, kỹ năng phân tích và tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch tốt hơn.

Nguyên nhân #2: Bạn chưa có kỹ năng kiểm soát được tâm lý giao dịch của mình.

Bài viết sau mình sẽ nói về cách đặt Stoploss đúng chuẩn nhé.

Thanks all,