Làm sao có thể hiểu và phân tích chỉ số tài chính cho đúng??
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2013
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 16 lần trong 6 bài gởi

      Post Làm sao có thể hiểu và phân tích chỉ số tài chính cho đúng??

      Các hệ số tài chính là một nội dung quan trọng trong phân tích đầu tư chứng khoán, dựa vào đó sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

      Trên thị trường tiền tệ các ngân hàng, tổ chức cho vay sẽ phân tích dựa vào các hệ số tài chính để ra quyết định cho vay, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

      Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty.

      Bốn nhóm hệ số tài chính này, trong các sách tài chính này thì tìm đâu cũng có nhưng để hiểu thấu đáo và áp dụng được thì cũng phải có kiến thức chuyên sâu về kế toán, đặc biệt là các nhà đầu tư không chuyên về kế toán thì cần phải tìm hiểu thật kỹ vì tôi thấy rằng nhiều lúc trên thị trường một công ty làm ăn thua lỗ, sắp phá sản đến nơi mà bà con nhà ta vẫn lao vào mua điều đó thật nguy hiểm. Sau đây tôi đưa ra và giải thích hệ số tài chính một cách đơn giản nhất để cho các nhà đầu tư dễ tham khảo.


      1. Nhóm các hệ số có khả năng thanh toán

      Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít).

      Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

      Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn.

      Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

      Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn.

      Ví dụ: Ta xem xét tính thanh khoản của 2 công ty dưới đây để có cái nhìn rõ nhất.

      Công ty cổ phần sữa Vinamilk theo BCTC mới nhất quý 4/2012 ta thấy: TSLĐ=10.927.532.817.529,

      hàng tồn kho=3.357.506.580.186, Nợ ngắn hạn=4.298.764.836.709

      như vậy Hệ số khả năng thanh toán hiện tại =TSLĐ/Nợ ngắn hạn=2,54>1 như vậy công ty đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện tại.

      Hệ số khả năng thanh toán nhanh =( TSLĐ-HTK)/Nợ ngắn hạn=1,76>1 như vậy công ty đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.

      một ví dụ nữa, công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí mã PXT là một công ty đang mất dần khả năng thanh toán, gần như là phá sản giá cổ phiếu ngày 4/2/2013 là 4.300đ thế mà trên diễn đàn nhiều các tay mồi vẫn khuyến nghị mua đúng là nếu ta ko hiểu phân tích tài chính sẽ dẫn đến sai lầm mất tiền khi mua cp này.

      theo BCTC quý 4 năm 2012: TSLĐ=670,568 tỷ, hàng tồn kho=192,054 tỷ, Nợ ngắn hạn=543,616

      như vậy Hệ số khả năng thanh toán hiện tại =TSLĐ/Nợ ngắn hạn=TSLĐ/Nợ ngắn hạn=1,23>1 như vậy công ty đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn một chút.

      Hệ số khả năng thanh toán nhanh =( TSLĐ-HTK)/Nợ ngắn hạn=0,88<1 nên công ty không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, đặc biệt công ty chỉ có hơn 8 tỷ tiền mặt trong tài khoản, trong khi đó nợ ngân hàng 128 tỷ như vậy công ty sẽ không đảm bảo trả nợ ngay cả đến lãi vay cũng khó trả đủ, để trả nợ được thì chỉ có phụ thuộc vào việc thu hồi nợ từ các công ty khác, hay bán được hàng tồ kho ( toàn là BĐS khó có thể bán được), vì vậy công ty đang mất dần khả năng thanh toán nên có nguy cơ phá sản vỡ nợ, vì thế thị trường định giá cp trên thị trường là 4.300đ/cp với 1 cái giá rất thấp cho 1 cổ phiếu sắp trở thành giấy lộn.

      2.Nhóm hệ số hoạt động

      Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.

      Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

      Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ngày).

      Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.

      Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày).

      Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

      Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình.

      3. Nhóm hệ số nợ công ty

      Đây là hệ số rất quan trọng, phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. các công ty vay nợ càng nhiều thì càng phải trả lãi nhiều, làm giảm tính thanh khoản của tài sản, tăng rủi ro tài chính.

      Nợ của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn, nợ tốt và nợ xấu, các công ty hoạt động chủ yếu dựa trên tài sản, các công ty sản xuất truyền thống thì có hệ số nợ cao hơn so với các công ty khác. Hệ số nợ phụ thuộc vào các nhóm ngành hàng kinh doanh.

      Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.

      Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

      Hệ số nợ trên vốn cổ phần cho biết công ty vay nợ bao nhiêu cho mỗi đồng vốn của cổ đông bỏ ra.

      Hệ số nợ trên vốn cổ phần= Tổng số nợ/vốn cổ phần

      Ví dụ: Công ty cp sữa Vinamilk có hệ số nợ=20%, Tổng nợ/VCP=25% như vậy tài sản của công ty chỉ có 20% là đi vay còn lại 80% là vốn tự có

      Công ty PXT có hệ số nợ=90%, Tổng nợ/VCP=3,5 như vậy 90% tài sản của PXT là đi vay, 10% là vốn tự có của cổ đông, công ty có rủi ro tài chính cao, vì toàn bộ thu nhập cũng như tiền lãi của công ty đều phải chi trả cho các khoản vay, nếu tình hình lãi suất tăng cao thì công ty sẽ có nguy cơ không trả được nơ.

      4. Nhóm hệ số có khả năng sinh lời.

      Hệ số khả năng sinh lời là hệ số quan trọng đánh giá khả năng sử dụng đồng vốn mà công ty bỏ ra có hiệu quả hay không. Hệ số khả năng sinh lời bao gồm

      Hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)=Lợi nhuân thuần/Tổng tài sản

      Hệ số lợi nhuân trên vốn cổ phần (ROE)=Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần

      Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Vinamilk có ROA=32%, ROE=44%

      Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí PXT có ROA=2%, ROE=5%

      Rõ ràng công ty Vinamilk sử dụng đồng vốn hiệu quả, làm ra nhiều lợi nhuận hơn cho cổ đông so với PXT, nếu 1 đồng vốn bỏ ra VNM thu được 44% lợi nhuận rất cao, còn PXT chỉ thu được 5% lợi nhuận thấp hơn cả so với lãi suất ngân hàng.
      Để đọc được các bài phân tích đầy đủ mời bạn vào trang choichungkhoan.vn
      Last edited by lientcv; 04-02-2013 at 04:35 PM.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 5
      Bài viết cuối: 04-02-2019, 03:03 PM
    2. Chỉ thị 01: Hiểu thế nào cho đúng?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 15-02-2012, 08:07 AM
    3. Lạm phát: Cần hiểu đúng và có những phản ứng phù hợp
      By nhuma in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-03-2011, 09:26 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình